Nhiều người không đồng tình với “nhìn mặt mà bắt hình dong”, hay nói cách khác là có khả năng phán đoán và đưa ra nhận xét về tính cách và nhân phẩm của một ai đó, như họ thông minh đến đâu, có đáng tin tưởng hay không… sau vài ba phút gặp mặt.
Trên thực tế, cách “đoán tướng số” này hoàn toàn có cơ sở khoa học. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng các đánh giá ban đầu thông qua ngoại hình có thể lại khá chính xác trong nhiều trường hợp, nhưng cũng có những trường hợp lại sai khác rất nhiều. Dưới đây là 11 nhận định về người khác thông qua ấn tượng ban đầu về ngoại hình mà chúng ta thường hay đưa ra.
Đây là điều mà các nhà tâm lý học xã hội gọi là “hiệu ứng hào quang” (hiệu ứng halo). Chúng ta thường có xu hướng cho rằng những người có diện mạo ưa nhìn, sáng sủa thường đi đôi với việc có những phẩm chất tốt đẹp khác nữa, giả sử như thông minh và giữ chữ tín.
Daniel Hamermesh, nhà tâm lý học của Đại học Texas tại Austin, chuyên nghiên cứu về sắc đẹp nơi công sở, nhận thấy rằng “bắt hình dong” kiểu này là một trong những nguyên nhân khiến những người có ngoại hình ưa nhìn thường được trả nhiều tiền hơn tại nơi làm việc. Hay nói cách khác họ thường được ưu ái hơn nơi công sở.
Tương tự như vậy, một nghiên cứu khác yêu cầu một nhóm sinh viên nam đánh giá một bài luận của một sinh viên nữ khuyết danh. Thử nghiệm xem xét tác động của yếu tố tâm lý tới kết quả đánh giá. Nếu bức ảnh tác giả mà các nhà nghiên cứu cung cấp cho các tình nguyện viên là một cô gái có diện mạo ưa nhìn, thì kết quả đánh giá chất lượng bài luận thường khá tốt; và kết ngược lại khi họ được cho xem ảnh của một nữ sinh có vẻ bề ngoài thiếu hấp dẫn, hay khi họ không được xem ảnh.
Chỉ một bức ảnh chân dung một người, đôi khi chúng ta cũng có thể nhận xét chính xác một cách đáng kinh ngạc về người đó.
Trong một nghiên cứu thực hiện năm 2009, các nhà nghiên cứu đã cho các tình nguyện viên xem ảnh của 123 sinh viên trường Đại học Texas tại Austin. Các sinh viên được yêu cầu thỏa sức thể hiện dáng vẻ và biểu cảm khuôn mặt tùy thích.
Kết quả cho thấy, khoảng 60% người xem có thể nhận xét một cách chính xác về tính cách của người trong ảnh, ví như họ là người hướng nội hay hướng ngoại, lòng tự trọng của họ ra sao, họ có tín ngưỡng hay không, họ có dễ chịu hay không, và họ có chu đáo hay không,…
Năm 2013, một nhóm những nhà tâm lý học, thần kinh học và khoa học gia về máy tính của châu Âu và Hoa Kỳ đã tập hợp một nhóm nhỏ những người tham gia nghiên cứu và cho họ xem chân dung của 47 đàn ông và 83 phụ nữ da trắng, sau đó, trước hết đánh giá về chiều cao, rồi đến đánh giá khả năng lãnh đạo của họ.
Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng những tình nguyện viên dựa vào các đặc điểm trong các bức ảnh như giới tính và chiều dài khuôn mặt để dự đoán về chiều cao của người trong ảnh. Tiếp đó, họ sử dụng lại chính những đặc điểm được suy luận ra đó để đánh giá khả năng lãnh đạo của chủ nhân bức ảnh. Kết quả thú vị là, những người được cho là cao hơn thường được dự đoán là những người có khả năng lãnh đạo tốt hơn.
Một nghiên cứu nhỏ gần đây của các nhà nghiên cứu thuộc Trung tâm Thay đổi Hành vi của Trường Đại học London chỉ ra (không mấy ngạc nhiên) rằng những người đàn ông có lượng testosterone cao có thể mang khuôn mặt rộng và xương gò má lớn hơn. Đàn ông với các đặc điểm này thường được đánh gái là hung hăng hay có tính cách dễ thay đổi theo hoàn cảnh hơn.
Trong một nghiên cứu thực hiện năm 2015, các nhà khoa học đã cho những người tham gia nghiên cứu xem ảnh của 10 người khác nhau với 5 biểu cảm khuôn mặt khác nhau, sau đó yêu cầu họ đánh giá sự thân thiện, độ tin cậy hay sức mạnh của những người trong ảnh.
Không mấy ngạc nhiên, người xem ảnh thường xếp những người có biểu cảm hạnh phúc và thân thiện là đáng tin cậy hơn những người biểu lộ sự tức giận. Họ cũng có xu hướng đánh giá những người có khuôn mặt lớn là tráng kiện hơn.
Không rõ tại sao có những người được đánh giá là đáng tin hơn người khác qua diện mạo của họ. Các nhà nghiên cứu của Isarel và Anh quốc đã cho các tình nguyện viên nhìn những bức ảnh của cả nam lẫn nữ được lựa chọn một cách ngẫu nhiên từ hai nguồn cơ sở dữ liệu, sau đó đánh giá trạng thái cảm xúc, đặc điểm cá nhân, và phong thái giống tội phạm của những người trong ảnh.
Cơ sở dữ liệu ảnh thứ nhất là hình ảnh của những người bị cảnh sát bắt giữ; nguồn thứ hai là những bức ảnh được dàn dựng trước, theo đó các diễn viên được yêu cầu tỏ vẻ hạnh phúc, bình thản hay tức giận. Cho dù là các bức ảnh đến từ nguồn nào, những người bị đánh giá là ít tin cậy và thích lấn át thường bị xem là tội phạm. Trong những bức ảnh được dàn dựng, những người có khuôn mặt tức giận bị xem thường bị cho là tội phạm nhiều nhất.
Hai nhà tâm lý học thuộc trường Đại học Toronto gần đây đã thu thập các bức ảnh của những tù nhân đang bị giam giữ sau khi bị kết án sát nhân cấp độ một. Ước chừng một nửa số này lĩnh án chung thân, phần còn lại phải chịu án tử.
Sau đó các nhà nghiên cứu đã sắp xếp một nhóm người tham gia nhìn các bức ảnh và đánh giá mức độ tin cậy của những khuôn mặt có trong hình từ thang số 1 (không đáng tin một chút nào) đến số 8 (rất đáng tin cậy). Những người bị đánh giá là ít đáng tin cậy hơn có xu hướng bị kết án tử hình nhiều hơn những người trông đáng tin cậy.
Trong phần thứ hai của nghiên cứu, những người tham gia đã quan sát các bức hình của những người trước đây đã bị kết án vì tội giết người, nhưng sau đó được minh oan, chủ yếu là nhờ vào những bằng chứng về DNA. Đáng lo ngại là những người bị đánh giá là kém tin cậy vẫn có nhiều khả năng bị kết án tử hình hơn, kể cả là sau đó họ đã được chứng minh là vô tội.
Da nhăn nheo có thể tiết lộ nhiều điều hơn là tuổi tác – nó có thể nói cho chúng ta một số điều về tình trạng hoạt động của quả tim. Một nghiên cứu trong năm 2012 đã so sánh số nếp nhăn trên khuôn mặt và lòng trong bắp tay của một nhóm 261 người có bố mẹ sống thọ với một nhóm ngẫu nhiên 253 người khác cùng độ tuổi.
Kết quả cho thấy phụ nữ ít nguy cơ về tim mạch hơn được mô tả là trông trẻ hơn 2 tuổi so với tuổi thật của họ khi so sánh với những người có nguy cơ mắc bệnh tim mạch cao hơn.
Các bác sỹ có thể chẩn đoán ra rất nhiều tình trạng bệnh lý chỉ bằng cách nhìn vào đôi mắt bệnh nhân. Những đốm đỏ trên võng mạc, vốn là lớp nhạy sáng trong lòng đen con mắt, có thể là triệu chứng của bệnh tiểu đường. Khi lượng đường trong máu tăng quá cao, nó có thể làm tắc nghẽn những mạch máu trong võng mạc, khiến chúng bị phình lên và vỡ ra.
Các nhà khoa học đã nghiên cứu chiều dài ngón tay của 1.500 bệnh nhân bị ung thư tuyến tiền liệt và 3.000 người đàn ông khỏe mạnh trong thời gian 15 năm. Các bệnh nhân được yêu cầu nhìn vào ảnh chụp những bàn tay và chọn ra bức giống với bàn tay của họ.
Những người đàn ông nói ngón trỏ của họ có chiều dài bằng hoặc dài hơn ngón nhẫn có nguy cơ bị chẩn đoán mắc ung thư tuyến tiền liệt cao hơn 1/3 so với những người có ngón trỏ ngắn hơn, và xu hướng này thậm chí còn rõ nét hơn với những người trên 60 tuổi. Tuy nhiên, điểm đáng chú ý là nghiên cứu này dựa trên chiều dài ngón tay thông qua lời kể của những người tham gia, chứ không phải bằng phép đo thực tế. Vậy nên có lẽ cần phải có những nghiên cứu chuyên sâu hơn để chứng minh phát hiện này.
Các nghiên cứu đưa ra giả thuyết rằng người cao có nguy cơ mắc bệnh về tim thấp hơn, trong khi người lùn có thể có tỷ lệ mắc ung thư thấp hơn. Người ta tin rằng điều này có liên quan đến lượng hoóc môn tăng trưởng sinh ra trong cơ thể, vốn có thể bảo vệ con người trước một số bệnh này những lại làm tăng nguy cơ mắc các bệnh khác. Tuy vậy, phát hiện này không đồng nghĩa với việc cao, hoặc thấp, sẽ giúp bạn tránh khỏi việc bị mắc phải một trong hai chủng bệnh nói trên.
Theo Business Insider
Quốc Hùng
Xem thêm:
Đội hình Phalanx gắn liền với những cuộc chinh phục của Alexander Đại Đế.
Phát biểu của bà Zakharova vào thứ Năm (21/11) mô tả Estonia và các quốc…
Xinh đẹp là một loại phúc báo, nhưng nhan sắc là yếu tố bên ngoài…
Nhà Hậu Trần giằng co cản bước quân Minh nam tiến sau khi Trương Phụ…
Ba vị đồ đệ trong Tây Du Ký có pháp danh lần lượt là Tôn…
Các sợi lông lỏng lẻo trên bề mặt vải có thể dễ dàng được loại…