Dù bạn có thông minh đến đâu, giàu có ra sao, quyền lực thế nào thì khi giao tiếp với người khác mà tức giận, trí thông minh của bạn sẽ là con số 0 và phải cần một khoảng thời gian mới trở lại bình thường được. Và trong lúc đó, bạn sẽ rất dễ mắc sai lầm!
Hãy ghi nhớ rằng: Tuyệt đối không được đưa ra bất cứ quyết định nào khi đang tức giận. Một người mà không biết kiểm soát tâm trạng tốt thì có thể “giật sập cả một tòa thành”.
Điều then chốt trong giao tiếp với mọi người là khả năng kiểm soát tâm trạng của chúng ta, gây tổn thương cho người khác bằng lời nói là việc làm ngốc nghếch nhất.
Dưới đây là 12 nguyên tắc vàng khi giao tiếp với người khác mà chúng ta cần ghi nhớ:
Gặp phải việc gấp đột xuất, nếu có thể bình tĩnh lại để suy nghĩ, sau đó nói rõ mọi chuyện một cách chậm rãi, từ tốn sẽ không gây kích động cho người nghe, thể hiện bạn là một người điềm tĩnh, từ đó tăng mức độ tin tưởng của họ đối với bạn.
Đối với những việc nhỏ nhặt, đặc biệt là những lời nhắc nhở thiện chí, hãy nói một cách vui vẻ, hài hước thì sẽ không khiến người nghe cảm thấy khó chịu, họ sẽ không chỉ thoải mái chấp nhận lời nhắc nhở của bạn, mà giữa hai bên sẽ càng thân thiết hơn.
Đối với những việc là mình không biết rõ, nếu bạn có thể cân nhắc nói ra một cách thận trọng và nghiêm túc thì mọi người sẽ cảm thấy bạn là người đáng tin. Còn như không biết rõ mà nói một cách tùy tiện thì bạn sẽ sớm đánh mất lòng tin của nhiều người.
Giữa người với người luôn cần có một “giới hạn”, bạn không nên dễ dàng bình luận, đánh giá và lan truyền chuyện của người khác, nếu không trong mắt mọi người, bạn giống như một kẻ “ngồi lê đôi mách” và “ăn nói hàm hồ”.
Người ta ghét nhất là những người hay “sinh chuyện”, nếu bạn đồn đoán hoặc nói bừa về những việc chưa xảy ra hay không có thật thì sẽ khiến người khác không tin tưởng bạn và không muốn tiếp xúc với bạn.
Đừng dễ dàng dùng lời nói để làm tổn thương người khác, nhất là với những người thân thiết với chúng ta.
Ông bà ta có câu: “Lời nói không mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau” – tất nhiên, “lựa lời” ở đây không bảo bạn là phải ăn nói một cách “khôn khéo, giả tạo”, mà cần cân nhắc lời nào nên nói, lời nào không nên nói, đừng “xát muối” vào người khác. Tốt nhất là nên “uốn lưỡi 7 lần trước khi nói”.
Đừng dễ dàng hứa hẹn những việc mà mình không làm được, nếu không mọi người sẽ cảm thấy bạn là một người “nói mà không làm được” và họ sẽ mất niềm tin vào bạn. Ngược lại, nếu bạn chỉ hứa những việc mà mình chắc chắn làm được, mọi người sẽ cảm thấy bạn là một người “nói là làm”, và đặt niềm tin vào bạn.
Khi đang đau lòng, chúng ta luôn muốn chia sẻ ra, nhưng nếu gặp ai bạn cũng nói thì sẽ khiến người ta chịu áp lực tâm lý, từ đó hoài nghi và xa lánh bạn. Đồng thời, nếu cứ mãi như vậy, bạn sẽ còn có thể khiến họ cảm thấy bạn là người không biết nghĩ cho người khác, muốn truyền sự đau buồn cho họ.
Hãy lắng nghe ý kiến của người khác nói về mình, một là có thể gây ấn tượng với người khác rằng bạn là người khiêm tốn, hai là sẽ khiến họ cảm thấy bạn là một người hiểu lý lẽ. Và việc “biết lắng nghe” luôn là một điều rất tốt cho tất cả chúng ta, giúp bản thân mỗi người tự hoàn thiện và thành công hơn trong cuộc sống.
>> Kỹ năng giao tiếp: Lợi ích của việc “biết lắng nghe”
Những người lớn tuổi luôn không thích những người trẻ tuổi phát biểu quá nhiều ý kiến về việc của họ, nếu nói quá nhiều, họ sẽ cảm thấy bạn không phải là người biết kính trọng người lớn cũng như không biết khiêm tốn học hỏi. Vì vậy, hãy cân nhắc khi giao tiếp với người lớn tuổi, “kính lão đắc thọ”.
Việc đáng sợ nhất giữa vợ chồng chính là chỉ trích lẫn nhau khi gặp chuyện, khi xảy ra mâu thuẫn. Rất nhiều cuộc hôn nhân bị đổ vỡ là do “ông không chịu bà, bà cũng chẳng chịu ông”, không ai chịu “lùi một bước”, lâu dần mối quan hệ vợ chồng chỉ còn lại đầy áp lực và mất kiên nhẫn.
Hãy giữ một tâm thái nhẹ nhàng, khoan dung để đối diện với khuyết điểm của đối phương và những điều không vui nhất thời, hãy thấu hiểu nhiều hơn và bắt bẻ ít đi.
>> 8 bí quyết để cuộc sống hôn nhân luôn ngọt ngào đến “đầu bạc răng long”
Rất nhiều ông bố bà mẹ thường hay nổi ‘cơn tam bành’ khi con mình làm sai điều gì đó, hoặc không biết nghe lời… nhất là vào giai đoạn thời gian dậy thì, con trẻ rất hay nổi loạn. Tuy nhiên, làm như vậy nhiều khi sẽ phản tác dụng, sẽ chỉ khiến con trẻ cảm thấy bố mẹ là người không hiểu mình.
Hãy dùng thái độ hòa nhã nhưng kiên định để khuyên bảo, giảng giải đạo lý cho các con, để các con nhận ra được lỗi sai của mình và sửa chữa.
Cha mẹ chính là tấm gương lớn để con trẻ học tập và noi theo, nên đạo đức, lối sống, cử chỉ ngôn hành của cha mẹ có ảnh hưởng rất lớn đến sự hình thành nhân cách của trẻ nhỏ. Bởi vậy, cha mẹ cần phải cố gắng tu thân dưỡng tính, hãy thay đổi từ trong nhận thức về phương pháp dạy dỗ con cái để các em nên người và sống có ích.
>> Các bậc cha mẹ nên hành xử ra sao khi con cái cãi lời?
Ngọc Trúc
Mời xem video: 8 nguyên tắc vàng khi giao tiếp ai cũng cần phải biết
Xem thêm:
Putin: Nếu Mỹ muốn chiến thì Nga cũng phải theo, và tên lửa bắn vào…
HĐGSNN vừa công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư năm…
Ông Vương Đình Huệ có sai phạm trong phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; vi…
Ông Musk và ông Ramaswamy đã cùng chấp bút một bài xã luận đăng trên…
Quân đội Ukraine thông báo trong sáng Thứ Năm Nga đã tiến hành không kích…
Hai nước Việt Nam-Malaysia vừa nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược toàn diện,…