15 hiện tượng thiên nhiên bí ẩn chưa có lời giải thấu đáo

Thế giới vốn luôn muôn hình muôn vẻ và vô cùng huyền bí. Với con người mà nói, rất nhiều hiện tượng tự nhiên, mặc dù đã có một số lời giải thích mang tính khoa học đã dược đưa ra, nhưng vẫn còn chưa thấu đáo, hay nói cách khác, những hiện tượng đó vẫn còn là một ẩn đố, thần bí.

Dưới đây là 15 trong số hiện tượng hiếm gặp, một số dường như nhiều người không thể tin là chúng tồn tại. Theo bạn, hiện tượng nào là kỳ bí hơn cả?

15. Ảo ảnh

(Ảnh: wikimedia)

Ảo ảnh dường như là một điều gì đó bí ẩn chứ không phải đơn giản chỉ là một “trò đùa của ánh sáng”. Theo khoa học giải thích, hiệu ứng này xảy ra khi có sự chênh lệch đáng kể giữa nhiệt độ và mật độ giữa các lớp không khí khác nhau. Ảo ảnh là một sự phản xạ ánh sáng mà theo một cách nào đó nó bị phóng to và biến dạng. Tuy nhiên, vẫn có thể còn một nguyên nhân siêu thường nào khác tạo nên hiện tượng này.

14. Cầu vồng mặt trăng

(Ảnh: Chris Chabot/flickr)

Cầu vồng mặt trăng (moonbow) là một hiện tượng tự nhiên không thể nhìn thấy bằng mắt thường vì chúng ta không thể phân biệt được các dải màu trong bóng tối. Tuy nhiên, sử dụng kỹ thuật chụp phơi sáng, bạn sẽ nhận ra rằng cầu vồng mặt trăng gần giống hệt với cầu vồng do ánh sáng mặt trời khúc xạ qua những giọt nước mưa tạo thành.

13. Bão sét

Sét núi lửa xuất hiện trong vụ phun trào gây ra bởi sự va chạm giữa khí và tro phát ra từ núi lửa vào không khí. Hiện tượng này thậm chí còn hiếm hơn so với bản thân vụ phun trào, và phải may mắn lắm ống kính máy ảnh của bạn mới có thể bắt được khoảnh khắc này.

12. Đám mây Mammatus

(Ảnh: eastnews)

Hiện tượng này rất khó xảy ra ở tầng trung, mây mammatus thường xuất hiện sau cơn bão mạnh nhất. Nó xảy ra khi không khí di chuyển theo các hướng khác nhau. Mặc dù chúng trông có vẻ đang uy hiếp chúng ta, nhưng thực ra không hề nguy hiểm chút nào.

11. Cầu vồng lửa

(Ảnh: Jessica Carpenter/flickr)

Cũng giống với cầu vồng thông thường, cầu vồng lửa xuất hiện do sự khúc xạ ánh sáng. Tuy nhiên, phải có sự trùng hợp ngẫu nhiên nào đó hoặc một vài điều kiện đặc biệt khác thì mới xem được “kỳ quan thế giới” hiếm hoi này.

10. Mây dạng thấu kính

(Ảnh: Mathesont/flickr )

Mây dạng thấu kính (Lenticular – lens) là một hiện tượng hiếm thấy và độc đáo. Chúng không di chuyển mà đứng yên một chỗ ngay cả khi gió mạnh. Chính vì vậy mà nhiều người tưởng rằng chúng là các vật thể lạ trên bầu trời và cho rằng chúng là UFO.

9. Vòi rồng

(Ảnh: wikimedia)

Vòi rồng không phải là một hiện tượng hiếm hoi, nhưng rất khó để chụp được nó. Tuy nhiên, cơn lốc xoáy có thể dễ dàng nằm trong “danh sách bí ẩn” bởi vì các nhà khoa học vẫn không thể tìm thấy nguồn gốc đầy đủ của nó.

8. Mây Kelvin—Helmholtz

(Ảnh: Brendan Riley/flickr)

Cơ chế hình thành những đám mây như vậy (còn được gọi là “mây cuộn”) gần như giống như sóng biển. Hiện tượng này khá hiếm, và nó xuất hiện rải rác ở nhiều nơi trên thé giới, chính vì vậy bạn sẽ không tìm thấy nhiều hình ảnh và video của chúng.

7. Nhật thực

(Ảnh: J Lippold/flickr)

Nhật thực toàn phần có thể được quan sát khá thường xuyên. Tuy nhiên, nhật thực hình khuyên với một vòng tròn mảnh bao xung quanh mặt trời là một điều hiếm hoi. Hình ảnh cuối cùng được ghi lại vào năm 1827.

6. Hố mây

(Ảnh: wikimedia)

Đây là một ví dụ khác về hiện tượng mà các nhà khoa học vẫn không thể giải thích. Một trong những giả thuyết đã được đưa ra như sau: hiện tượng này xuất hiện khi một chiếc máy bay bay qua đám mây, một số giọt nước trong đám mây biến thành tinh thể nặng và rơi xuống mặt đất.

5. Mặt trăng giả

(Ảnh: Jason Ahrns/flickr)

Mặt Trăng giả là một hiện tượng tự nhiên ít gặp hơn mặt trời giả, nó là một trong những biến thể dạng quầng sáng Mặt Trăng tạo ra 2 “cặp song sinh” ở hai bên. Hiện tượng quang học này hiếm khi được nhìn thấy vì điều kiện cần là Mặt Trăng phải tròn trịa và sáng tối đa.

4. Mây ngọc

(Ảnh: Remi Longva/flickr)

Những đám mây này là một hiện tượng khúc xạ ánh sáng. Chúng xuất hiện ở độ cao trên 15 km và nhiệt độ tối thiểu phải là -78 °C.

3. Quầng sáng xoắn ốc ở Na Uy

(Ảnh: Science Channel/youtube)

Hiện tượng lạ thường này xảy ra ở Na Uy vào năm 2009. Có vô số những lời suy đoán và đồn thổi quanh hiện tượng này. Có người đoán rằng nó là do sự đổ bộ của người ngoài hành tinh và các hố đen gây ra bởi các máy gia tốc. Tuy nhiên có một lời giải thích đơn giản hơn hơn rất nhiều đó là: đây là kết quả của một vụ bắn tên lửa đạn đạo thất bại.

2. Vòi rồng lửa

(Ảnh: Oregon Department of Forestry/flickr)

Lốc xoáy lửa là một trong những hiện tượng có sức tàn phá khủng khiếp nhất. Nguyên nhân của hiện tượng này bắt nguồn từ những ngọn lửa trong các vụ hỏa hoạn. Thường xuất hiện trong các vụ cháy rừng, và nó vô cùng đáng sợ, dường như không ai có thể ngăn cản được cơn bão nhiệt điên cuồng này.

1. Mặt Trời giả

(Ảnh: wikimedia)

Mặt Trời giả là một hiện tượng tương tự như Mặt trăng giả. Hiện tượng này thường xuất hiện vào mùa đông khi ánh sáng do mặt trời phát ra bị các tinh thể băng khúc xạ.

Theo Bright Side
Xuân Lâm

Xem thêm:

Xuân Lâm

Published by
Xuân Lâm

Recent Posts

Một trường tiểu học tồn hơn 185,5 triệu đồng tiền “nước uống” của học sinh

Với mức thu từ 18.000-20.000 đồng/tháng, số tiền thu hộ, chi hộ "nước uống của…

2 phút ago

Tổng thống Zelensky thừa nhận Ukraine không thể giành lại Crimea bằng vũ lực

Tổng thống Ukraine Zelensky đã thừa nhận rằng Kiev không có khả năng thực hiện…

7 phút ago

Nga thông báo mục tiêu tấn công “ưu tiên” mới ở Ba Lan

Moskva đã bổ sung căn cứ phòng thủ tên lửa mới mở của Hoa Kỳ…

29 phút ago

Nhật Bản phát lệnh bắt cậu bé 14 tuổi người Trung Quốc vẽ bậy tại Đền Yasukuni

Cảnh sát Nhật Bản cho biết đã nộp đơn xin lệnh bắt giữ một thiếu…

2 giờ ago

ĐBQH: ‘Không nên áp thuế tiêu thụ đặc biệt với điều hòa’

Các đại biểu đồng thuận cho rằng máy điều hòa không phải mặt hàng xa…

2 giờ ago

Chém người trong ký túc xá một trường đại học ở Hàng Châu

Tối 20/11 một vụ đâm chém người đã xảy ra tại ký túc xá của…

2 giờ ago