5 hiệu ứng tâm lý giúp bạn giáo dục con cái tốt hơn

Trẻ ở mỗi độ tuổi sẽ có những đặc điểm tâm lý khác nhau, nhưng tựu chung lại vẫn có những hiệu ứng đồng nhất. Nếu nắm bắt được những hiệu ứng tâm lý này, bạn sẽ tìm ra được phương thức để giáo dục và khuyến khích trẻ phát triển tốt hơn.

Hiệu ứng quá giới hạn

Có một câu chuyện kể về nhà văn vĩ đại người Mỹ Mark Twain. Mark Twain nghe bài thuyết giảng của mục sư tại nhà thờ. Ban đầu, ông rất cảm động trước với bài diễn văn, còn dự định sẽ lấy một khoản tiền lớn để quyên tặng nhà thờ.

Nhưng sau vài phút, vị mục sư vẫn tiếp tục nói, còn Mark Twain cảm thấy bắt đầu nhàm chán, và quyết định giảm số tiền này xuống một nửa. Sau 10 phút, khi vị mục sư trên bục vẫn đang huyên thuyên không ngừng, Mark Twain cảm thấy không chịu nổi nữa, ông quyết định sẽ không quyên tặng tiền nữa.

Trong tâm lý, hiện tượng này gọi là “hiệu ứng quá giới hạn”, nghĩa là khi bị kích thích quá nhiều, quá mạnh và thời gian tác dụng quá lâu sẽ dẫn đến tâm lý cực kỳ khó chịu và phản tác dụng.

(Ảnh: Pixabay)

Hiệu ứng này cũng thường hay xảy ra trong việc giáo dục con cái ở các gia đình. Chẳng hạn như, khi trẻ mắc lỗi, cha mẹ thường hay nhắc đi nhắc lại chuyện đó, kèm theo những lời chỉ trích nhiếc móc. Điều này vô hình trung sẽ khiến trẻ từ buồn bã, lo lắng chuyển sang trạng thái mất kiên nhẫn, chán ghét và thể hiện thái độ không hợp tác.

Chính vì vậy, khi giáo dục con cái, việc khiển trách và đánh giá của cha mẹ với con cái nên giữ trong một giới hạn nhất định. Khi trẻ phạm lỗi, chỉ nên phạt một lần, sau này nếu muốn nhắc lại chuyện đó, cũng nên thay đổi cách tiếp cận và nhìn nhận, tránh việc lặp đi lặp lại những lời giống nhau. Có như vậy, trẻ mới không sinh ra tâm lý chán ghét và thậm chí là bất cần, khiến việc giáo dục trở nên khó khăn hơn.

Hiệu ứng “Westerners”

Có một câu chuyện ngụ ngôn như sau: Một đám trẻ con chơi đùa huyên náo suốt ngày trước cửa nhà một ông lão. Liên tục như vậy vài ngày khiến ông lão cảm thấy như không chịu đựng thêm được nữa. Ông bèn gọi bọn trẻ lại, cho mỗi đứa 10 đồng và nói rằng: “Ta thưởng cho các cháu số tiền này, các cháu náo nhiệt ở đây khiến ta cảm thấy mình trẻ lại rất nhiều.”

Bọn trẻ rất vui vẻ, hôm sau lại tiếp tục đến. Nhưng lần này ông lão chỉ cho mỗi đứa 5 đồng. Ngày tiếp theo, ông chỉ cho mỗi đứa trẻ 2 đồng. Bọn trẻ rất giận, còn nói: “Cả ngày mới được 2 đồng, ông có biết chúng cháu chơi như vậy để ông được vui cũng mệt lắm hay không?” Nói đoạn, bọn trẻ bỏ đi và không đến nhà ông lão chơi nữa.

Nhìn từ câu chuyện này, nhà tâm lý học Westerners nhận định, ông lão đã tìm cách biến động cơ của bọn trẻ, từ chỗ chơi vì niềm vui của chính mình đến chỗ chơi để được tiền. Khi ông lão thao túng được yếu tố bên ngoài này, thì cũng là đã thao túng được hành vi của bọn trẻ.

Áp dụng vào việc nuôi dạy trẻ nhỏ, đôi khi cha mẹ không nên tùy tiện áp dụng các mức khen thưởng để muốn trẻ làm điều gì đó. Chẳng hạn, muốn cho trẻ ăn được nhiều cơm, cha mẹ thường cho trẻ xem hoạt hình, thậm chí là đi ra ngoài chơi. Lâu dần sẽ hình thành một tâm lý cho trẻ, ăn cơm là điều kiện để được xem hoạt hình hoặc đi chơi, nếu khi hai điều kiện này không được đáp ứng, trẻ sẽ biếng ăn và thậm chí là không chịu ăn.

Tương tự, các mức thưởng khi trẻ được điểm cao ở trường, nếu như không thỏa đáng, cũng có thể khiến hứng thú học tập của trẻ dần giảm đi. Do đó, các bậc cha mẹ phải hết sức lưu ý đến vấn đề này.

(Ảnh: Pixabay)

Hiệu ứng tăng giảm

Trong giao tiếp, tâm lý chung của mọi người chính là mong đối phương ngày càng yêu thích mình hơn, sự quan tâm tin tưởng ngày càng tăng lên, chứ không phải là mỗi lúc một giảm đi. Đây chính là hiệu ứng tăng giảm.

Điều này cũng tương tự với trẻ nhỏ. Trẻ luôn muốn được cha mẹ khen ngợi, khích lệ và chú ý đến bản thân mình. Do đó, khi cha mẹ khen trẻ một lần, trẻ thậm chí sẽ ra sức cố gắng thể hiện để được cha mẹ tán dương hơn nữa.

Khi dạy con cái, nhiều bậc cha mẹ hay có quan niệm “khen trước, chê sau”, với mong muốn tránh làm trẻ bị tổn thương, trước tiên phải nói vài câu để trẻ cảm thấy “được an ủi”. Nhưng kỳ thực, đây không phải là một biện pháp tốt về mặt tâm lý. Những lời khen lúc đầu sẽ khiến trẻ muốn được khen nhiều hơn nữa, khi cha mẹ tiếp lời bằng những lời phê bình sẽ khiến trẻ cảm thấy bị hụt hẫng và thất vọng. Do đó, cha mẹ có thể chỉ cho trẻ thấy những lỗi trẻ đã mắc phải một cách ân cần, sau đó mới khích lệ bằng những “thành quả” mà các con đã đạt được. Như thế, trẻ sẽ dễ dàng tiếp nhận và có thiện chí sửa chữa hơn.

Hiệu ứng ám thị​

Nhà tâm lý học nổi tiếng người Mỹ Robert Rosenthal trong một lần làm thí nghiệm đã chia chuột bạch thành 2 nhóm A và B. Ông nói với người nuôi rằng những chú chuột này rất thông minh, đồng thời ông nói với người nuôi dưỡng nhóm B rằng đó chỉ là những chú chuột bình thường. Một thời gian sau, ông tiến hành cho 2 nhóm chuột vượt qua mê cung, và phát hiện nhóm A thực sự thông minh hơn nhóm B, có thể thoát khỏi mê cung tìm thức ăn nhanh hơn.

Ngạc nhiên trước kết quả này, ông lại đến một trường trung học để khảo sát thêm. Ông vào một lớp học bất kỳ và khoanh tròn vài cái tên trong bảng danh sách, sau đó nói với giáo viên lớp đó rằng các em học sinh này thông minh và nổi trội hơn. Vài tháng sau, ông trở lại trường và quả thực kỳ tích đã xảy ra khi những em học sinh được ông khoanh tròn tên thực sự trở nên xuất sắc đứng đầu lớp.

(Ảnh: Pixabay)

Đây chính là do kết quả sự “ám thị” của một cá nhân. Khi chúng ta suy nghĩ lạc quan và tích cực thì kết quả thực sự sẽ tốt. Còn khi chúng ta luôn sống với cảm giác tiêu cực, bi quan thì lúc nào cũng sẽ chỉ nhìn thấy một bầu trời u ám và không có được điều gì tốt. Một cá nhân nào chịu sự “ám thị” lâu dài thì kết quả họ có thể trở thành giống như loại ám thị đó.

Tương tự, khi giáo dục trẻ, nếu cha mẹ luôn tin rằng trẻ thông minh và tu dưỡng thì nhất định trẻ sẽ ngoan ngoãn, có tài năng. Còn nếu như lúc nào cha mẹ cũng phàn nàn, đứa con này hư hỏng, bướng bỉnh, hay thậm chí cho rằng nó vô dụng, lớn lên sẽ không đạt được thành tựu gì thì nhất định trẻ sẽ trở thành người như vậy.

Hiệu ứng ngưỡng vào

Trong cuộc sống còn có một hiệu ứng tâm lý như sau: Khi bạn nhờ người khác giúp đỡ, nếu vừa mới bắt đầu đã đưa ra yêu cầu quá cao thì rất dễ bị từ chối. Trái lại, ban đầu nếu bạn đưa ra một lời đề nghị nhỏ, sau đó đồng ý thì gia tăng dần dần, điều đó sẽ dễ đạt được mục tiêu. Chẳng hạn như khi đi mua hàng, người bán hàng ban đầu sẽ không đề nghị bạn mua nhiều quá, nhưng trong lúc cân cứ thêm vào đôi chút, dần dần, bạn cũng dễ dàng chấp thuận mà không biết rằng mình đã mua nhiều hơn so với dự tính ban đầu. Các nhà tâm lý học gọi đây là “hiệu ứng ngưỡng vào”.

Nắm được hiệu ứng này, bạn cũng có thể vận dụng hữu hiệu trong giáo dục trẻ nhỏ. Ban đầu, hãy đưa ra một yêu cầu ở mức thấp cho trẻ. Khi trẻ thực hiện thành thục, hãy khích lệ và khen ngợi trẻ, sau đó dần dần đưa ra yêu cầu dần cao hơn, trẻ sẽ vui vẻ tiếp nhận mà không cảm thấy khó khăn và e ngại.

Bảo Ngọc

Xem thêm:

Bảo Ngọc

Published by
Bảo Ngọc

Recent Posts

Nghiên cứu: Kẽm giúp chống lại tình trạng kháng kháng sinh ở vi khuẩn

Các nhà nghiên cứu từ Đại học Tiểu bang Iowa đã phát hiện ra rằng,…

14 phút ago

Tổng thống Putin cảnh báo sẽ trả đũa các quốc gia cung cấp vũ khí tấn công Nga

Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm thứ Năm (21/11) tuyên bố Moskva có quyền tấn…

40 phút ago

Ông Trump chọn bà Pam Bondi là ứng cử viên mới cho chức tổng chưởng lý Hoa Kỳ

Tổng thống đắc cử Donald Trump vào tối thứ Năm (21/11) đã công bố rằng…

1 giờ ago

Gia Lai: Hiệu trưởng nhiều ngày không đến trường, giáo viên huyện biên giới bị chậm lương

Việc hiệu trưởng trường THCS Lê Văn Tám (xã Ia Piơr, huyện Chư Prông, tỉnh…

1 giờ ago

Tiệm vàng tại Nghệ An mở sổ tiết kiệm như ngân hàng

Một tiệm vàng ở huyện Yên Thành (tỉnh Nghệ An) huy động tiền gửi tiết…

2 giờ ago

Bị phạt 20 tháng tù vì hỗ trợ ĐCSTQ đàn áp Pháp Luân Công tại Mỹ

Ông Trần Quân (John Chen) bị kết án vì cùng đồng phạm hỗ trợ ĐCSTQ…

2 giờ ago