Đời Sống

5 phương pháp giáo dục giúp con bạn phát triển tư duy phản biện

Một vấn đề đang gây tranh cãi trong hệ thống giáo dục Mỹ hiện nay, đặc biệt liên quan đến việc giảm bớt các lớp học danh dự (honors class) dưới cái cớ của “công bằng” xã hội. Nhiều cha mẹ lo ngại rằng việc học trong trường đã trở nên quá dễ dàng, không còn đủ thử thách đối với học sinh. Một số phụ huynh chia sẻ rằng con cái họ, dù học lớp danh dự, cảm thấy chương trình học không còn thách thức và thiếu sự kích thích trí tuệ.

Theo Neil Postman, tác giả cuốn “Xây Dựng Cây Cầu đến Thế Kỷ 18,” kỹ năng đặt câu hỏi là “kỹ năng trí tuệ quan trọng nhất mà con người có được.” (Ảnh: Tyler Olson/Shutterstock)

Bên cạnh đó, việc giảm bớt những khóa học này có thể không phải là “công bằng” hay bình đẳng trong giáo dục, mà là tạo ra một xã hội ít có khả năng phản biện hoặc thách thức đối với chính quyền. Điều này ám chỉ rằng chính phủ và các lực lượng tinh hoa có thể đang tìm cách kiểm soát hệ thống giáo dục để duy trì quyền lực mà không phải đối mặt với sự phản kháng hay tư duy độc lập từ người dân.

Lịch sử giáo dục Mỹ, từ Tổng thống Thomas Jefferson, đã nhấn mạnh tầm quan trọng của việc giáo dục công dân để họ có thể hoài nghi chính quyền, phát triển tư duy phản biện và sẵn sàng chống lại tuyên truyền. Tuy nhiên, hiện nay, các lớp học (dù là danh dự hay không) dường như không còn khuyến khích những kỹ năng này, mà thay vào đó tập trung vào việc giảm thử thách để làm mọi thứ dễ dàng hơn cho học sinh.

Làm thế nào các bậc phụ huynh và người lớn có thể giúp học sinh ngày nay có một nền giáo dục đầy thử thách, giúp các em phát triển khả năng tư duy phản biện và tự do đối kháng với sự kiểm soát của quyền lực? Tác giả Postman đưa ra 5 ý tưởng dưới đây; mà đáng buồn thay, chúng hoàn toàn xa lạ với hệ thống giáo dục thời nay.

1. Dạy học sinh cách đặt câu hỏi

Tác giả Postman viết rằng, kỹ năng đặt câu hỏi “không được dạy ở trường”, một sự thật đáng kinh ngạc vì đây là “kỹ năng trí tuệ quan trọng nhất mà con người có được.” Có một vài lý do khả dĩ cho tình trạng thiếu vắng việc giảng dạy kỹ năng này, bao gồm việc giáo viên không biết cách dạy một môn học như vậy, cũng như họ và các nhà lãnh đạo khác không muốn học sinh hiểu về nghệ thuật đặt câu hỏi, vì “họ muốn học sinh là người đưa ra câu trả lời, mà không phải là người đặt câu hỏi.”

Thất bại trong việc đặt câu hỏi sẽ cản trở sự tò mò. Học sinh chấp nhận thế giới như nó vốn có và biến các em thành một bình chứa thụ động đang chờ được lấp đầy, thay vì một bình chứa tích cực, sẵn sàng rót vào cho người khác, đưa ra những khả năng, và tạo kết nối. Đã đến lúc dạy học sinh đặt câu hỏi và biến các em thành những bình chứa chủ động, chứ không phải bị động

2. Vượt qua giai đoạn ngữ pháp

Nhiều người đã quen thuộc với “trường ngữ pháp,” một thuật ngữ đồng nghĩa với trường tiểu học. Nhưng điều mà nhiều người không nhận ra là trường ngữ pháp chỉ là một trong ba giai đoạn giáo dục, hai giai đoạn còn lại là logic và hùng biện.

Ngày nay, chúng ta phần lớn đã quên hai giai đoạn sau này, nhưng tác giả Postman khuyên rằng ta nên hồi sinh chúng.

Ông viết: “Những môn học này tập trung vào mối quan hệ giữa ngôn ngữ và hiện thực; dạy học sinh về sự khác biệt giữa các dạng biểu đạt, về bản chất của tuyên truyền, về cách chúng ta tìm kiếm sự thật.” Cùng với việc ngôn ngữ và ý nghĩa của từ ngữ liên tục thay đổi và được dùng [tùy tiện] để phục vụ cho bất kỳ nghị trình nào của con người thời nay, thì đây dường như là lúc thích hợp để hồi sinh tư duy logic và kỹ năng hùng biện.

“Nỗ lực nghiêm túc trong việc nghiên cứu ngôn ngữ” là điều mà tác giả Postman tin rằng là chìa khóa để giúp “giới trẻ tự bảo vệ mình trước những tuyên truyền dưới mọi biến thể đầy cám dỗ của nó.”

3. Cho học sinh tiếp xúc với nhiều giả thuyết khoa học khác nhau

Tác giả Postman giải thích, hướng dẫn khoa học ngày nay về bản chất rất giáo điều và độc đoán, chính vì vậy, “nó hoàn toàn trái ngược với niềm tin khoa học”. Do đó, tác giả Postman tin rằng các giả thuyết khoa học trái chiều nhau nên được giảng dạy cùng nhau — ví dụ như thuyết tiến hóa và thuyết sáng tạo, hoặc thuyết hệ địa tâm của nhà bác học Ptolemy và thuyết nhật tâm của nhà bác học Copernic — khiến học sinh phải cân nhắc về bằng chứng cho mỗi giả thuyết “và sau đó giải thích lý do tại sao các em nghĩ giả thuyết này nên được ưu tiên hơn giả thuyết còn lại.”

“Khoa học chân chính không có gì phải sợ hãi trước khoa học sai trái,” tác giả Postman viết, “và bằng cách đặt chúng cạnh nhau, việc giáo dục thế hệ trẻ của chúng ta sẽ thực hiện được tốt hơn.” Từng trải qua đại dịch COVID-19, trực tiếp trải nghiệm kết quả của nhiều giả thuyết khoa học và y học khác nhau về sự lây lan và hành vi của bệnh truyền nhiễm, có vẻ như nhiều người trong chúng ta đã được thọ ích hơn nếu thế hệ của chúng ta được học cách tiếp cận khoa học như vậy.

4. Giáo dục công nghệ theo kiểu khác

Trong khoảng 30 năm qua, nhu cầu về các thiết bị công nghệ mới nhất dường như luôn là ưu tiên hàng đầu của các thầy cô. Đầu tiên, máy điện toán là vô cùng cần thiết, tiếp đó là máy tính bảng cho mọi học sinh, trước đây là bảng tương tác thông minh (nhưng những thứ đó liệu có còn phổ biến không?). Như gần đây có người nhận xét với tôi rằng, các trường học có lẽ đẩy mạnh giảng dạy về công nghệ để họ trông như đang làm gì đó.

Cho dù điều đó có đúng hay không, tác giả Postman khuyến khích chúng ta nên theo đuổi việc giáo dục công nghệ khác đi, không coi trọng vào cách sử dụng máy điện toán, mà tập trung vào “các tác động đến tâm lý, xã hội, và chính trị của công nghệ mới”.

“Nếu chúng ta định biến giáo dục công nghệ thành một phần của chương trình giảng dạy,” tác giả Postman viết, “thì mục tiêu của nó phải là dạy học sinh sử dụng công nghệ thay vì bị công nghệ điều khiển. Và điều đó có nghĩa là học sinh phải biết việc sử dụng công nghệ ảnh hưởng như thế nào đến môi trường xã hội nơi các em sinh sống, cũng như cuộc sống cá nhân của chính các em”.

5. Kết hợp giảng dạy về tín ngưỡng

Tác giả Postman thừa nhận đây là một vấn đề phức tạp bởi sự tách biệt giữa nhà thờ và nhà nước. Tuy nhiên, có hai lý do khiến ông tin rằng một nền giáo dục tốt cần có nội dung giảng dạy về tín ngưỡng.

Đầu tiên là, nếu không có kiến thức về tín ngưỡng, học sinh sẽ thiếu hiểu biết về văn hóa, không hiểu ý nghĩa đằng sau nhiều vở kịch, tác phẩm nghệ thuật, và các tham chiếu xã hội khác. Thứ hai là, mọi người đều cần trăn trở với những câu hỏi lớn của cuộc sống, “Tôi là ai?” và “Tôi đến thế giới này vì điều gì?” Tác giả Postman đã đặt ra câu hỏi: “Liệu có thể trả lời những vấn đề này trong khi phớt lờ đi các câu trả lời mà tín ngưỡng đưa ra hay không?”

Các trường công lập ngày nay tập trung chủ yếu vào việc thúc đẩy các nghị trình công bằng, hòa nhập, và đúng đắn chính trị. Bất kể là con cháu của bạn có đang theo học tại các trường công hay không, tại sao chúng ta không đi theo một hướng khác, và bắt đầu truyền dạy cho con em chúng ta năm hình thức giáo dục thay thế này? Thực hiện được như vậy có thể giúp các con không bị hòa lẫn vào đám đông và dẫn dắt chúng đi trên con đường của các nhà lãnh đạo tương lai.

Lý Ngọc theo The Epoch Times

Annie Holmquist

Published by
Annie Holmquist

Recent Posts

Tổng đầu tư trong và ngoài nước Hoa Kỳ đạt hơn 5 nghìn tỷ USD dưới thời Trump

Chương trình nghị sự kinh tế của Tổng thống Donald Trump đang truyền cảm hứng…

8 phút ago

Canada: Đảng Tự do giành chiến thắng bầu cử, ông Mark Carney tiếp tục vai trò thủ tướng

Đài CBC đã công bố Đảng Tự do chiến thắng cuộc bầu cử tại Canada,…

36 phút ago

Gần 11 tấn nội tạng bò không rõ nguồn gốc tại Hà Nội bị phát hiện

Gần 11 tấn thịt bò và nội tạng không rõ nguồn gốc, trị giá 188…

2 giờ ago

Gây thiệt hại 1.040 tỷ đồng, cựu Thứ trưởng Bộ Công Thương lĩnh 6 năm tù

Cựu Thứ trưởng Bộ Công Thương Hoàng Quốc Vượng bị tuyên 6 năm tù vì…

2 giờ ago

[VIDEO] Thiên nhân hợp nhất: Cảnh giới cao thượng của âm nhạc cổ đại

Người ta nói âm nhạc ở tầng thứ cao thì câu thông với thần linh,…

3 giờ ago

Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump nói ông đang điều hành thế giới

Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump tuyên bố ông hiện đang điều hành không chỉ…

4 giờ ago