5 thói quen tạo nên thành công của các nhà lãnh đạo trong lĩnh vực truyền thông xã hội

Bạn có bao giờ tự hỏi rằng tại sao có những công ty thành công rực rỡ trong mảng truyền thông xã hội? Hay tại sao có những công ty luôn duy trì được sự phát triển vượt bậc của mình? Câu trả lời nằm ở chính thói quen của các nhà lãnh đạo.

Ví dụ điển hình là các hãng lớn như Virgin, Salesforce và Amazon. Các hãng này đều có chung đặc điểm: người lãnh đạo luôn biết cách phát triển doanh nghiệp dựa trên các thói quen và hành vi cụ thể. Và dù không có tầm cỡ lớn như Amazon hay không có nguồn ngân sách marketing dồi dào như Virgin, nhưng các doanh nghiệp vẫn có thể vận dụng các thói quen và hành vi của các ông lớn này.

Dưới đây là 5 thói quen có thể giúp doanh nghiệp của bạn thành công trong lĩnh vực truyền thông xã hội và đạt được mức tăng trưởng như mong đợi.

1. Mang đến các trải nghiệm sản phẩm và dịch vụ hoàn hảo cho khách hàng

Thay vì sử dụng quá nhiều kênh truyền thông xã hội để quảng bá mà không chú trọng vào chất lượng, các hãng thành công luôn biết cách tìm hiểu và chú trọng vào hành vi của khách hàng tiềm năng thông qua các kênh tương tác. Để chiếm được thị phần, các doanh nghiệp đều hiểu rằng, chỉ thu thập số liệu là chưa đủ. Chất lượng cần được quan tâm hơn số lượng.

Thương hiệu thời trang nổi tiếng Nordstrom là ví dụ điển hình cho việc áp dụng thành công thói quen này. Trên thực tế, chính dịch vụ chăm sóc khách hàng của hãng đã ưu việt và nổi tiếng đến mức biến thương hiệu này trở thành một “huyền thoại đô thị”. Sản phẩm của Nordstrom phù hợp với mọi lứa tuổi khách hàng từ trẻ em đến người lớn. Khi sử dụng sản phẩm Nordstrom, khách hàng cảm nhận được sự tinh tế trong từng chi tiết, cảm thấy được tôn trọng và nâng cao giá trị của bản thân.

Cừa hàng của Nordstrom.

Ngoài việc chú trọng vào sản phẩm, hãng còn tăng cường dịch vụ trực tuyến nhằm mang đến các trải nghiệm liên tục cho khách hàng. Đây là một trong các yếu tố tác động sâu sắc đến hành vi mua sắm của khách hàng. Nordstrom giúp khách hàng không gặp bất kỳ trở ngại nào khi tiếp cận sản phẩm của hãng thông qua mọi thiết bị hoặc kênh khác nhau.

Để có được hành vi trên, các doanh nghiệp trước tiên cần tìm hiểu yếu tố nào làm cho khách hàng truy cập hay tiếp cận gian hàng của mình. Sau đó, cần tận dụng mọi cơ hội để lắng nghe và phản hồi khách hàng nhanh nhất có thể. Cần biến việc mang đến cho khách hàng các trải nghiệm hoàn hảo trở thành sứ mệnh của doanh nghiệp.

2. Mục tiêu kinh doanh cần đi đôi với các lợi ích xã hội

Nếu doanh nghiệp muốn ghi dấu ấn trong lòng khách hàng, họ cần phải biết duy trì sự hài hòa giữa mục tiêu kinh doanh và các giá trị xã hội. Nâng mục tiêu “vì lợi nhuận” lên thành các mục tiêu lớn hơn luôn mang lại cho doanh nghiệp một thứ “quyền lực” khác.

Ví dụ điển hình cho thói quen này chính là Blake Mycoskie, nhà sáng lập của hãng sản xuất giày Tom’s shoes. Blake đã biết kết hợp giữa việc bán giày và việc giúp đỡ các cá nhân khác vì mục tiêu xã hội. Không chỉ thế, Blake còn đảm bảo rằng, khách hàng của ông có thể dễ dàng nhận ra điều đó.

Blake kể về thành công của mình.

Cho đến nay, Blake đã biếu tặng trên 10 triệu đôi giày cho trẻ em nghèo. Đây quả là một kỳ công theo đúng nghĩa đen của nó. Sau khi nghĩa cử của Blake gây được tiếng vang trong xã hội, việc còn lại chỉ là kết nối với các khách hàng trực tuyến.

Với phương pháp này, doanh nghiệp chỉ cần tìm ra một định hướng xã hội nào đó, kiên trì thực hiện nó. Sau đó các kênh truyền thông xã hội dựa vào thành quả thu được để phát triển thêm, hỗ trợ cho sự tăng trưởng của doanh nghiệp.

3. Hãy là một người ham học hỏi

Muốn công việc kinh doanh thành công, cần quan sát thói quen của các công ty trong cùng lĩnh vực. Những doanh nghiệp thành công thường làm những gì khác với mọi người? Họ thảo luận, chia sẻ và giao tiếp ra sao qua các kênh truyền thông? Và tại sao họ luôn phát triển không ngừng trong khi những người khác lại thất bại?

Việc học hỏi sẽ giúp bạn giao tiếp tốt hơn, có các mối quan hệ sâu sắc hơn và đạt đến các mức thành công cao hơn.

Một nghiên cứu với quy mô trên 1.200 người thành công đã chỉ ra rằng họ đều là những người ham học hỏi. Theo đó, những người thành công không đọc một cách tùy tiện, mà “những người thành công thường có xu hướng lựa chọn sách và ấn phẩm mang tính giáo dục hơn là các cuốn tiểu thuyết, báo lá cải hay tạp chí thông thường. Và họ tìm thấy nguồn cảm hứng và hướng đi riêng cho họ từ cuộc đời hay tự truyện của những người thành công khác.”

Warren Buffet trong một buổi quảng bá sách.

Tỷ phú Warren Buffet cũng chia sẻ rằng thành công của ông gắn liền với việc đọc và đọc. Ông nhận định: “Đọc 500 trang sách mỗi ngày là cách để thu thập kiến thức, nó là nền tảng để tạo ra lợi nhuận và ngày càng nhiều lợi nhuận hơn nữa.”

Sự ham học hỏi có thể xuất phát từ thói quen đọc sách, dù là sách chữ hay sách nói (audio book). Hãy thường xuyên truy cập những website, ứng dụng, hay chương trình đào tạo mang tính “cân não” và gợi cảm hứng. Một số ứng dụng như Audible, Blinkist, và Coursera, sẽ giúp bạn có thể nghe và bổ sung kiến thức cho mình ở bất cứ nơi nào có thể, miễn là bạn trang bị cho mình một thiết bị điện tử phù hợp.

4. Luôn luôn kết nối

Những lãnh đạo thành công đều biết rằng mạng xã hội là một kênh để tiếp cận khách hàng không thể bỏ qua. Bạn hãy thường xuyên đổi mới phương pháp và lên các ý tưởng mới mẻ để khách hàng luôn cảm thấy thoải mái và hấp dẫn khi tương tác với bạn.

Bạn hãy ghi chú lại những điểm mà bạn thấy tâm đắc nhất, những điểm sẽ quyết định thành công trong kinh doanh của bạn. Hãy dành ra thời gian để truyền đạt lại những suy nghĩ đó vào bản mô tả công ty, và hãy tự tin bắt tay vào triển khai chúng.

Ban đầu, bạn hãy đặt ra chỉ tiêu tiếp cận được 5 người một ngày qua kênh truyền thông xã hội. Hãy đăng tải những gì bạn muốn khách hàng biết về mình từ sản phẩm đến triết lý kinh doanh lên các kênh truyền thông mà bạn có. Lưu ý rằng bạn làm điều này không phải để bán hàng, mà quan trọng hơn cả là để tạo dựng và duy trì nguồn khách hàng thân thiết.

Hãy tận dụng mạng xã hội để gây dựng và phát triển văn hóa nhận thức về những tương tác mang tính chiến lược của công ty với khách hàng. Khi bạn chủ động dùng các kênh thông tin liên lạc để tiếp cận khách hàng, họ sẽ cảm nhận được sự quan tâm của bạn dành cho họ, và theo lẽ thường, họ sẽ tìm hiểu về công ty cũng như sản phẩm mà bạn cung cấp.

5. Phân tích và đưa ra quyết định

Để gây dựng được một tương lai xán lạn, bạn phải không ngừng học hỏi từ quá khứ, tìm tòi, phân tích đánh giá, thậm chí tái định hướng khi cần thiết… Thực tế là không có gì để đảm bảo rằng bạn luôn thành công.

Với các chiến dịch quy mô lớn, bạn cần phân tích mức độ tương tác, nhóm khách hàng nào có thể tiếp cận, số lượng khách hàng thường xuyên ghé thăm trang của bạn, cũng như lưu lượng truy cập. Bạn có thể sử dụng một số công cụ như Google Analytics và Facebook Insights để thông kê xem phương pháp nào là hiệu quả.

(Ảnh qua ctxt.es)

Tổng kết lại, hãy luôn tâm niệm rằng việc hình thành được thói quen mới và kết hợp nó vào kinh doanh không phải là việc làm một sớm một chiều. Bạn hãy bắt đầu làm từng bước một, phát huy từ những thành công nhỏ và loại bỏ những yếu tố làm xao lãng. Hãy kiên trì! Bởi chính những gì lặp đi lặp lại hằng ngày là nền tảng cho sự thành công của bạn.

Thanh Hùng

Xem thêm:

Thanh Hùng

Published by
Thanh Hùng

Recent Posts

Một ứng viên xin rút công nhận chức danh phó giáo sư năm 2024

HĐGSNN vừa công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư năm…

5 giờ ago

Ông Vương Đình Huệ bị kỷ luật cảnh cáo

Ông Vương Đình Huệ có sai phạm trong phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; vi…

6 giờ ago

Ông Musk và ông Ramaswamy viết bài xã luận trên WSJ vạch ra tầm nhìn về DOGE

Ông Musk và ông Ramaswamy đã cùng chấp bút một bài xã luận đăng trên…

6 giờ ago

Kiev: Nga dùng tên lửa đạn đạo xuyên lục địa tấn công Ukraine

Quân đội Ukraine thông báo trong sáng Thứ Năm Nga đã tiến hành không kích…

7 giờ ago

Việt Nam và Malaysia nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược toàn diện

Hai nước Việt Nam-Malaysia vừa nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược toàn diện,…

9 giờ ago

TP.HCM đề xuất xóa nợ quá hạn, khó thu hồi cho người nghèo

UBND TP.HCM vừa đề xuất dùng ngân sách địa phương để xử lý nợ quá…

9 giờ ago