Những hòn đá bí ẩn của Peru: Bằng chứng về nền văn minh cổ đại tiên tiến?

Có khoảng 50.000 hòn đá cổ đại được tìm thấy quanh vùng sa mạc tại Ica, Peru, những bức phù điêu dường trên đó như thách thức hiểu biết hạn hẹp của con người về nền văn minh tiền sử.

Hàng nghìn hòn đá bí ẩn được gọi là “ đá Ica” tại Ica, Peru. (Ảnh: Brattarb/ CC BY-SA)

Bài viết của Nancy Sathre-Vogel – một giáo viên, nhà văn từng du ngoạn suốt chiều dọc châu Mỹ bằng xe đạp cùng gia đình.

—***—

Khi hồi tưởng lại về những chặng đường tôi đã đi trong 3 năm qua, cùng chồng và các con từ Alaska đến Argentina, có rất nhiều điều mới lạ kích thích trí tò mò của tôi. Nhưng tôi chưa bao giờ nghĩ rằng những hòn đá có thể thu hút tôi mạnh mẽ đến thế.

Kể từ đó, tôi chưa bao giờ tin rằng mình sẽ có dịp chiêm ngưỡng 20.000 hòn đá dị thường được chạm trổ một cách tinh vi bởi một nền văn minh cổ xưa bí ẩn.

Bởi sự tò mò thôi thúc muốn được thấy nhiều hơn, tôi ngó qua cánh cửa Bảo tàng đá của tiến sĩ Cabrera ở Ica, Peru. May mắn thay, con gái ông, Eugenia, sẵn lòng mở cửa bảo tàng cho chúng tôi và đồng ý chỉ đường. Chuyến tham quan thật tuyệt vời, tôi chăm chú lắng nghe từng lời của cô gái.

Tại bảo tàng

Bảo tàng đá của tiến sĩ Cabrera là một bảo tàng nhỏ, nằm riêng biệt trên quảng trường Plaza de Armas tại Ica, Peru, cách Lima khoảng 4 giờ đi về phía Nam. Nó được lập nên bởi tiến sĩ Javier Cabrera để bảo vệ các khối đá bí ẩn tìm thấy trong khu vực.

Eugina Cabrera tại bảo tàng đá (Ảnh: Nancy Sathre-Vogel)

Tiến sĩ Cabrera đã qua đời vài năm trước, nên hiện nay bảo tàng được tiếp quản bởi con gái ông để cô có thể chuyển giao những tri thức quý giá cho đời sau.

Những hòn đá cổ

Hơn 50.000 viên đá chạm trổ đã được tìm thấy trong sa mạc xung quanh Ica. Khoảng 20.000 trong số đó được lưu giữ tại viện bảo tàng.

Bên cạnh số lượng khổng lồ, ấn tượng đầu tiên ở những viên đá là: chúng nặng hơn những hòn đá thông thường. Chúng có hai lớp, lớp bazan đen ở giữa và một lớp màu đen sáng bóng bên ngoài. Chúng có tất cả các kích cỡ, từ cỡ nhỏ hơn lòng bàn tay cho đến một mét.

Dù ở kích thước nào, tất cả chúng đều gồm hai lớp và đều được chạm khắc tinh xảo với độ chính xác cao.

Những hình chạm trổ

Những hòn đá được chạm khắc hình người cổ đại. Chúng mô tả rất nhiều bối cảnh cuộc sống hàng ngày. Những tác phẩm chạm khắc ngoạn mục nhất (và bí ẩn nhất) diễn tả kiến thức y học tiên tiến bao gồm: phẫu thuật não, cấy ghép tim, và thử nghiệm di truyền.

Có những viên đá dường như miêu tả chi tiết việc cấy ghép tim, hoặc một người lấy bộ não ra khỏi bệnh nhân và đặt nó vào một loại máy móc để giữ não sống.

Trong một số tác phẩm điêu khắc khác, các nhân vật sử dụng kính viễn vọng và quan sát các vì sao.

Hòn đá Ica này mô tả một người đội mũ, quan sát sao chổi qua kính thiên văn (Ảnh:Nancy Sathre-Vogel)

Những điều này có ý nghĩa gì?

Đáng tiếc rằng, chúng tôi không thực sự biết chắn chắn những hòn đá được chạm trổ chứa đựng điều gì. Khi những hòn đá này được phát hiện lần đầu tiên tại vùng sa mạc gần Ica, Peru, người ta không biết chúng là gì và có một nông dân đã bắt đầu bán chúng cho khách du lịch (và ngay cả bán cho TS. Canbrera).

Ngay khi chính phủ đe dọa sẽ bắt giam vì tội buôn bán cổ vật, người nông dân lập tức khẳng định mình đã tự khắc những viên đá. Khi đó, báo chí đưa tin rằng người nông dân hoặc một nhóm nhỏ đã khắc những hòn đá để kiếm lời.

Dẫu vậy, câu chuyện này chứa đựng nhiều lỗ hổng.

Với 50.000 hòn đá được tìm thấy hiện nay (tất cả đều được tìm thấy tại sa mạc quanh Ica), việc khắc hết toàn bộ chúng là hầu như bất khả thi đối với một nhóm nhỏ. Giả sử họ đã liên tục khắc trong 50 năm; điều đó nghĩa là họ đã khắc 1.000 hòn đá mỗi năm, tức 3 hòn mỗi ngày.

Liệu thật sự có một người đủ tận tụy để khắc nên những hòn đá này? Hoặc một nhóm nhỏ? Tại sao họ có thể giữ bí mật lâu đến thế? Tại sao một người nông dân nghèo ở vùng nông thôn Peru lại biết được những điều khắc họa trên những phiến đá này?

>> Di chỉ Saksaywaman, Peru: Người cổ đại biết cách làm mềm đá?

Hòn đá Ica mô tả một ca phẫu thuật não. (Ảnh: Brattarb)
Hòn đá Ica mô tả một ca ghép tim (Ảnh: Brattarb)
Hòn đá khác mô tả việc lấy máu từ một phụ nữ mang thai (Ảnh: Brattarb)
Hòn đá mô tả việc kết nối bộ não với một thiết bị. (Ảnh: Nancy Sathre-Vogel)

Không ai thực sự biết được người đã khắc những hòn đá và vì sao họ làm vậy, nhưng TS. Cabrera tin rằng chúng chính là bách khoa toàn thư về kiến thức cổ xưa.

Ông đưa ra giả thuyết rằng một nền văn minh siêu đẳng đã từng tồn tại trong khu vực này. Đó là một xã hội cực kì tiên tiến với kiến thức cao cấp về thiên văn học, vật lý học và y học. Những người cổ đại này cũng biết rằng sự kiện đại hủy diệt sắp xảy ra sẽ phá huỷ gần như mọi thứ trên trái đất.

Trong nỗ lực để lưu giữ kiến thức và truyền lại cho thế hệ tương lai, tất cả người dân trong nền văn minh cổ đại đó đã khắc đá. Các tảng đá bền cứng và hầu như không thể phá hủy, sẽ có thể lưu lại sau sự kiện đại hủy diệt.

Họ đã đặt những tảng đá ở một vị trí an toàn, nhưng chúng bị phân tán rải rác khắp nơi, trôi dạt trên sông hoặc tản ra những khu vực khác qua các quá trình vận động tự nhiên. Cabrera tin rằng vẫn còn nhiều hòn đá được lưu giữ trong một hang động nào đó, nhưng đến nay vẫn chưa được tìm thấy.

Hình vẽ trên hòn đá này cho thấy một con khủng long đang ăn thịt một người, khiến một số người cho rằng con người đã có mặt trên Trái Đất từ 65 triệu năm trước. (Ảnh: Eugenia Cabrera/Museo Cabrera)

Có những hòn đá miêu tả khủng long, nghĩa là khủng long đã sinh sống trong nền văn minh này?… 

Có vô vàn lý thuyết về cách thức và lý do tại sao những tảng đá này được khắc. Hãy chia sẻ suy nghĩ của bạn ở phần bình luận!

Theo familyonbikes.org
Minh Anh biên dịch

Các loài động vật được khắc hoạ trông giống với bò, hươu, hươu cao cổ cùng các loài khác. Một số còn trông giống như bọ ba thùy (một loài sinh vật cổ đại tồn tại từ 600 triệu cho đến 260 triệu năm trước), những loài cá đã tuyệt chủng, và các loài động vật khác mà chúng ta không quen thuộc. Điều ngạc nhiên nhất là, một số hòn đá còn có khắc những hình người đang cố gắng giết khủng long, hoặc bị khủng long ăn thịt.

Tiến sĩ Dennis Swift, nhà nghiên cứu khảo cổ thuộc ĐH New Mexico (Mỹ), là tác giả của cuốn sách “Bí ẩn về các hòn đá Ica và những hình vẽ trên cao nguyên Nazca”. Ông cho biết, một trong những lý do những hòn đá này bị coi là đồ giả mạo là: vào những năm 1960, các nhà cổ sinh học cho rằng loài khủng long kéo lê cái đuôi dưới đất khi di chuyển, trong khi các hòn đá này lại miêu tả loài khủng long với cái đuôi dựng lên. Vì những bức hình khủng long này bị xem là thiếu chính xác, nên các nhà khoa học đã cho rằng những hòn đá này không thể được tạo ra bởi con người vào 65 triệu năm trước đây. Tuy nhiên, sau đó người ta đã khám phá ra rằng khủng long thực sự di chuyển với cái đuôi không chạm đất. Những hòn đá Ica đã đúng.

Xem thêm:

Published by

Recent Posts

Nga bắn tên lửa tầm trung, không phải ICBM — Tổng thống Putin

Putin: Nếu Mỹ muốn chiến thì Nga cũng phải theo, và tên lửa bắn vào…

1 giờ ago

Một ứng viên xin rút công nhận chức danh phó giáo sư năm 2024

HĐGSNN vừa công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư năm…

7 giờ ago

Ông Vương Đình Huệ bị kỷ luật cảnh cáo

Ông Vương Đình Huệ có sai phạm trong phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; vi…

8 giờ ago

Ông Musk và ông Ramaswamy viết bài xã luận trên WSJ vạch ra tầm nhìn về DOGE

Ông Musk và ông Ramaswamy đã cùng chấp bút một bài xã luận đăng trên…

8 giờ ago

Kiev: Nga dùng tên lửa đạn đạo xuyên lục địa tấn công Ukraine

Quân đội Ukraine thông báo trong sáng Thứ Năm Nga đã tiến hành không kích…

9 giờ ago

Việt Nam và Malaysia nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược toàn diện

Hai nước Việt Nam-Malaysia vừa nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược toàn diện,…

10 giờ ago