Sự trung thực, không lừa dối người khác là một trong những đức tính căn bản mà bất kỳ cha mẹ nào cũng cần phải dạy dỗ cho con trẻ. Nhận biết trẻ nói dối để có hướng xử lý thích hợp và giáo dục con là điều rất quan trọng.
Nhà tâm lý học Adrian Fumham chia sẻ một số mẹo dưới đây để giúp chúng ta phát hiện một đứa trẻ hoặc thiếu niên có trung thực hay không trong khi giao tiếp hoặc khi thảo luận một vấn đề quan trọng hay một tình huống khó xử.
Khi bạn hỏi đứa trẻ một câu hỏi rất thực tế, dễ nhớ thông tin để trả lời như: “Con có đi đến khu vui chơi sau giờ tan học không?” Nếu đứa trẻ mất nhiều thời gian hơn bình thường để đáp lại thì có lẽ chúng đang cố gắng tìm ý để đưa ra một câu trả lời “đúng” thay vì nói sự thật.
Tương tự như vậy, nếu đứa trẻ được hỏi một câu hỏi quan trọng và trực tiếp mà lại phản ứng bằng cách lảng tránh hoặc nói sang chủ đề khác, có thể trẻ đang tránh và che giấu điều gì đó.
Khi thảo luận về điều gì đó gây ra bất an, lo âu, sợ hãi, giọng nói của người ta thường sẽ tăng lên, nhất là lúc kết thúc câu. Khi nói dối hoặc cảm thấy không thoải mái với sự lừa dối của chính mình, đứa trẻ cũng sẽ có biểu hiện tương tự.
Lúc giao tiếp bình thường, trẻ không nói nhanh, nhưng khi trả lời câu hỏi nào đó của bạn thì trẻ nói rất nhanh và không ngừng đáp lại câu hỏi một cách không tự nhiên – biểu hiện này cho thấy đứa trẻ đang cố thuyết phục bạn tin là thật, như thể nếu nói chậm hoặc im lặng thì sẽ bị bắt lỗi, hoặc bị tìm thấy lỗ hổng trong câu chuyện của trẻ.
Một người lúc bình thường không nói lắp nhưng sẽ đột nhiên trở nên nói lắp khi bị rơi vào tình huống khó xử. Điều này có thể do quá lo lắng, mất tự chủ hoặc phòng vệ, kể cả là do nói dối.
Ngoài ra, Fumham cũng chỉ ra vài dấu hiệu trong giao tiếp phi ngôn ngữ có thể thấy được đứa trẻ có đang không trung thực, đang bị ức chế hoặc có cảm giác không an toàn khi bị hỏi hay không.
Trong xã hội phương Tây, việc tránh tiếp xúc bằng mắt một cách tự nhiên trong khi nói có thể được hiểu là không trung thực, lảng tránh hoặc đổ trách nhiệm. Hầu hết chúng ta thường nghe câu: “Tôi không tin tưởng một người không thể nhìn vào mắt tôi”. Dưới những ngữ cảnh văn hóa, xã hội và tâm lý thích hợp, điều này có thể rất đúng.
Ngoài ra, việc cả hai mắt nhìn thẳng xuống dưới đều có thể cho thấy được cảm xúc tiêu cực (như buồn, chán nản, hay cảm giác tội lỗi), và mắt nhìn xuống nhưng liếc một bên có thể được hiểu là cảm giác tiêu cực, không thực sự đối mặt với vấn đề.
Ví dụ: Một đứa trẻ được cho là mắc lỗi và khi bạn hỏi trẻ: “Con có biết tại sao con bị phạt không?” Đứa trẻ nói “Có”, nhưng nhìn xuống một bên, có lẽ trẻ đã không muốn đối mặt với vấn đề một cách bình thường và chân thành. Đứa trẻ muốn nói điều “đúng” để được miễn phạt.
Có câu: “khoảng cách vật lý bằng khoảng cách cảm xúc”. Khi giao tiếp với đứa trẻ về một vấn đề quan trọng, bạn hãy quan sát xem liệu trẻ có đang khoanh tay hoặc bắt chéo chân của mình hay không, hoặc xoay người ra xa bạn, hoặc cầm một vật ở phía trước ngực để che chắn bản thân khỏi bạn, hoặc bước ra phía sau một món đồ nội thất để thiết lập một rào cản vật lý với bạn. Những tín hiệu không lời này có thể không biểu thị sự nói dối, nhưng ít nhất cho thấy trẻ có khoảng cách cảm xúc và thiếu cởi mở.
Cuối cùng, bạn cần lưu ý một điều quan trọng là không phải trẻ luôn đang nói dối khi có biểu hiện một số đặc điểm trên. Tuy nhiên, những người tự tin và cảm thấy an toàn với những gì mình nói, thường không thể hiện những dấu hiệu không phù hợp đó. Những mẹo này giúp bạn đánh giá tính xác thực của thông tin khi giao tiếp với trẻ.
Theo Psychology Today
Hân Hữu
Xem thêm:
Trước bước tiến vững chắc của quân Nga, BBC chỉ ra trong một bài phân…
Gần 150 bộ hài cốt được phát hiện khi công nhân thi công cải tạo…
Các nhà nghiên cứu từ Đại học Tiểu bang Iowa đã phát hiện ra rằng,…
Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm thứ Năm (21/11) tuyên bố Moskva có quyền tấn…
Tổng thống đắc cử Donald Trump vào tối thứ Năm (21/11) đã công bố rằng…
Việc hiệu trưởng trường THCS Lê Văn Tám (xã Ia Piơr, huyện Chư Prông, tỉnh…