Có rất nhiều điều có thể hủy hoại sự nghiệp của những người làm việc chăm chỉ. Những sai lầm ‘ngây thơ’ thường mang đến hậu quả khó lường.
Trong một cuộc khảo sát gần đây của VitalSmarts, 83% số người được hỏi cho biết họ đã từng thấy có người phạm sai lầm dẫn đến hậu quả nghiêm trọng cho sự nghiệp, danh tiếng hay kinh doanh, và 69% thừa nhận rằng chính họ đã mắc lỗi làm ảnh hưởng đến sự nghiệp của mình, trong đó:
Những con số này cho thấy sự nghiệp có thể bị tổn hại nếu bạn không cẩn thận. Lỗi lầm không phải luôn luôn lớn để bạn dễ dàng nhận ra. Những điều nhỏ bé có thể gia tăng theo thời gian và phá hoại sự nghiệp của bạn cũng tương tự như việc đưa ra phán quyết sai lầm khi xử án.
Điều tốt là nếu bạn có thể nhận thức ra được, bạn có thể kiểm soát chúng trước khi chúng trở nên mạnh hơn và hủy hoại sự nghiệp của bạn:
Làm việc chăm chỉ để xây dựng các mối quan hệ mạnh mẽ trong công việc rất khác với việc kích động xung đột, chia bè kết phái, phá hoại các đồng nghiệp, tung tin đồn và tất cả những thứ khác dưới ô dù “chơi trò chính trị”.
Nếu bạn cảm thấy mình đang lén lút hay cảm thấy xấu hổ vì những thủ đoạn ‘phía sau hậu trường’ của mình trong công việc được đưa ra ánh sáng, đó là chính trị. Hãy dùng chiến lược mà bạn có thể tự hào thảo luận trước mặt các đồng nghiệp của mình.
Bạn luôn dễ bị cuốn vào những lời hứa ‘trăng sao’ với đồng nghiệp và khách hàng, đặc biệt là khi bạn chăm chỉ và tin rằng bạn có thể làm điều đó.
Vấn đề là những lời hứa đó chỉ làm tăng thêm áp lực cho bạn. Nếu bạn hứa làm một công việc nào đó một cách nhanh chóng và bị quá hạn một chút, bạn có thể nghĩ rằng mình vẫn thực hiện tốt công việc. Nhưng người ta kỳ vọng bạn thực hiện đúng thời hạn mà bạn đã hứa hẹn. Họ sẽ đánh giá bạn không tốt vì đáng ra bạn phải có thể sắp xếp thời gian chuẩn ngay từ đầu. Chính bạn đã cho họ kỳ vọng như vậy.
Vì vậy, đừng thiết lập mục tiêu một cách nhanh chóng và tùy tiện, hãy thực tế về kết quả bạn có thể đạt được.
Đã bao lâu kể từ khi bạn chủ động học một kỹ năng mới, mở rộng các mối quan hệ hay đánh bóng lý lịch của mình? Nếu bạn không thể nhớ, bạn có thể đã có một chút tự mãn, và tự mãn là một kẻ hủy hoại sự nghiệp thực sự. Đó là lúc bạn nghĩ mọi việc sẽ thuận buồm xuôi gió và cho rằng sẽ không có gì thay đổi.
Nhưng trong vài năm qua, nếu bạn nhìn vào những dấu hiệu trong lĩnh vực công nghệ thì sự thay đổi là đều không thể tránh khỏi. Nếu bạn quá bận rộn không có thời gian học hỏi điều mới hay mở rộng mạng lưới của bạn, bạn sẽ không tránh khỏi bị tụt hậu. Tuy nhiên, nếu bạn liên tục học hỏi và phát triển, bạn sẽ sẵn sàng cho bất cứ điều gì theo cách của bạn.
>> Navigos Search: 90% nhân sự cấp trung, cấp cao VN thấy căng thẳng trong doanh nghiệp nước ngoài
Nỗi sợ thay đổi là ‘người anh em sinh đôi’ của tự mãn. Nó tích cực hoạt động để giữ mọi thứ ở nguyên trạng thái như cũ. Bạn hẳn đã nghe câu này tại nơi làm việc: “Nhưng chúng ta đã luôn làm theo cách này”. Mọi thứ đang thay đổi quá nhanh chóng so với tình trạng hiện tại, và các tổn phí có thể rất lớn.
Trong một cuộc khảo sát, 91% số người được hỏi nói rằng những nhân viên thành công nhất là những người có thể thích nghi với môi trường làm việc luôn thay đổi. Thay đổi là một phần liên tục trong cuộc sống của chúng ta, cả trong đời sống cá nhân và công việc. Bạn không cần phải thích sự thay đổi, nhưng bạn phải tìm cách thích nghi với nó.
Bạn đã bao giờ làm việc với một người có một chuỗi thành công và bắt đầu nghĩ rằng họ là một ngôi sao hàng đầu? Thành công là điều tuyệt vời, nó chắc chắn sẽ làm sự nghiệp của bạn vững mạnh hơn. Nhưng sẽ có vấn đề khi bạn để nó biến bạn thành kẻ kiêu ngạo và khi bạn bắt đầu nghĩ rằng thành công sẽ kéo dài mãi mãi và bạn có quyền nhận được nó. Một khi bạn bắt đầu nghĩ rằng bản thân mình quá vĩ đại, bạn đang chuẩn bị cho một thất bại đau đớn.
>> 25 câu nói của Albert Einstein cho thấy tư duy một thiên tài
Mọi người đều biết rằng mình có thể bị sa thải vì không thể hay không muốn tỏ ra thân thiện với người khác, nhưng nhiều người vẫn đang giữ một khuôn mặt lạnh lùng khó chịu.
Nếu tất cả mọi người đều có thể nhận ra rằng bạn đang buồn hay tức giận thì đó là sự thiếu trí tuệ cảm xúc. Bộc phát cảm xúc, coi thường người khác, ngắt lời đồng nghiệp khi họ nói chuyện, tự nhận thức thấp…v.v… nói chung, thiếu trí tuệ cảm xúc sẽ gây thiệt hại lớn cho sự nghiệp của bạn.
Một số người thích nịnh hót sếp của mình và gọi đó là có tài xoay xở, nhưng không đúng như thế chút nào. Nịnh hót không làm nên một mối quan hệ thực sự được xây dựng dựa trên lòng tôn trọng, nó lén lút và lừa lọc.
Nịnh hót là cố gắng đạt được lợi ích bằng cách vuốt ve cái tôi của ông chủ thay vì tìm kiếm sự giúp đỡ của họ. Điều này tạo mối quan hệ không tốt với những đồng nghiệp đang cố gắng gây ấn tượng với sếp bằng công trạng.
Tất nhiên, bạn muốn gia tăng mối quan hệ của mình với sếp, nhưng không phải bằng cách ngấm ngầm phá hoại mối quan hệ với các đồng nghiệp. Đó là sự khác biệt quan trọng ở đây. Mối quan hệ giữa sếp và nhân viên phải được dựa trên tính xác thực. Không có lối đi tắt nào thay thế cho năng lực.
Tác giả: Travis Bradberry,
Theo Forbes
Hoàng Vũ
Xem thêm:
Theo ĐBQH Dương Minh Ánh, biện pháp tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với vàng…
Do có các sai phạm, khuyết điểm trong quá trình thực hiện chức trách, nhiệm…
Hôm Thứ Năm, ICC tuyên bố bắt các quan chức cao cấp của Israel quy…
Nước giải khát có hàm lượng đường trên 5g/100ml dự kiến phải chịu thuế tiêu…
Trong vòng một tuần, huyện Nông Sơn (tỉnh Quảng Nam) đã phát hiện 5 con…
Tại Trung Quốc vào tháng trước chứng kiến hiện tượng hiếm thấy khi nước biển…