Khi nhắc đến từ “kỷ luật”, chúng ta hay nghĩ đến quân đội của các quốc gia. Việc những người lính tuân thủ sự huấn luyện, lịch trình khắt khe làm họ nổi bật hơn so với những người khác, và khiến người dân của quốc gia đó cảm thấy yêu nước và tự hào về quân đội của mình.
Dưới đây là quân đội các nước có kỷ cương và quy định nghiêm ngặt nhất thế giới:
Đối với Đội Đặc nhiệm Hải quân (NAVSOG) và Đội Đặc nhiệm Tuần Duyên (CGSOG) của Philippines, rèn luyện thể lực thôi là chưa đủ, họ còn yêu cầu những người lính của mình thực hiện nghĩa vụ khi đang say rượu.
Đây không chỉ đòi hỏi về mặt thể chất, mà còn là về ý chí tinh thần. Nữ giới cũng có thể gia nhập, và yêu cầu trên vẫn được áp dụng cho họ. Lịch tập buổi sáng của họ như sau: chạy bộ 10km, bơi 30km liên tục không nghỉ và tập bắn.
Với thành tựu nổi bật gần đây nhất là tiêu diệt trùm khủng bố Bin Laden, lực lượng Navy SEALs Mỹ được biết đến với lòng dũng cảm và sức mạnh của họ. Nhưng không giống như quân đội các nước khác, chương trình tập luyện của các đặc nhiệm được đưa ra cho công luận biết. Tuy vậy, vẫn có một số tân binh là không vượt qua được chương trình tập luyện hà khắc đó, và cho tới khi kết thúc khóa đào tạo thì có khoảng 75-80% người bỏ cuộc giữa chừng. Nhờ vậy họ mới có các thành tích đáng ấn tượng.
Mặc dù là Hải quân, họ không chỉ chiến đấu trên biển. Từ SEAL là viết tắt của “Sea, Air, and Land”, tức “trên biển, trên không và trên đất liền”. Hiện có tổng cộng 8 đội đặc nhiệm SEAL, nhưng các nguồn chính thức không công nhận sự tồn tại của đội số 6 và 9.
Hai từ “kỷ luật” được khắc sâu trong hàng ngũ Quân đội Ấn độ. Các học viên mới phải tuân theo những lịch trình tập luyện khó khăn nhất, được thiết kế khoa học cho các GC (Gentleman Cadets – Học viên) để họ phát triển cả về thể chất lẫn tinh thần. Huấn luyện thể chất bao gồm tập luyện, thể thao, cưỡi ngựa và bơi lội. Họ còn được đào tạo làm việc phối hợp theo nhóm ở mọi lúc.
Một số hình phạt khắt khe trong lúc rèn luyện gồm có Maharaja (nâng người lên trong tư thế chống đầu xuống đất), bò qua rào kẽm gai, và bơi trong nước lạnh.
Thường được so sánh với Lực lượng Delta và Navy SEAL của Mỹ, Shayetet 13 là một trong những lực lượng quân sự tài năng nhất thế giới. Quá trình luyện tập của họ kéo dài 20 tháng, ngoài việc sử dụng các loại súng ống và vũ khí hạng nặng, họ còn được dạy môn võ thuật của quốc gia Israel: Krav Maga.
Họ có một khẩu hiệu mà không mấy ai biết, mà nhiều thành viên hay lấy ra để đùa những kẻ gây hấn: “Có việc khó, thì có người Do Thái bực mình”.
Dù các mật vụ MI6 tự cho là mình nhàm chán bởi công việc của họ là thu thập và phân tích các tin mật. Họ còn được biết đến là Mật vụ Anh (SIS), làm việc chặt chẽ với Cơ quan An ninh MI5.
Họ có một mật vụ có chức vụ giống như “Q” trong phim điệp viên 007, là người bảo trì các thiết bị và vũ khí trong các nhiệm vụ. Nghĩ đến từ “kỷ luật”, người ta có thể tưởng tượng ra cuộc đời của một điệp viên. Bí mật, khó khăn, và chắc chắn yêu cầu kỷ luật cao.
Quân đội Nga tìn rằng “nơi nào có chiến tranh, nơi đó có đau đớn”. Vì vậy họ rèn luyện cho quân đội của mình chịu đựng được càng nhiều đau đớn càng tốt. Một người lính mới có thể phải chịu đựng việc bị đập vỡ một tấm bê tông được đặt trên bụng, hay bị đấm vào bụng bởi sĩ quan chỉ huy, và không được phép tỏ ra vẻ đau đớn.
Lực lượng Spetsnaz cũng được huấn luyện tự vệ và võ thuật.
Lực lượng tinh nhuệ của Nam Phi là một ví dụ khác về rèn luyện thể chất và tinh thần khắc nghiệt. Không phải ai cũng có thể kết thúc chương trình rèn luyện, chủ yếu là do tính kỷ luật và nghiêm ngặt cao trong quá trình rèn luyện. Để vào trại huấn luyện, bạn phải qua một quá trình chọn lọc kỹ lưỡng: người nộp đơn không được phép ăn và không được phép ngủ. Chỉ những người có ý chí mới vượt qua được quá trình chọn lọc này.
Nhưng đó chỉ mới là bắt đầu. Các thực tập sinh phải tập đi tuần trong rừng, nhận lương thực cách 5 ngày và phải ngủ đứng để đuổi linh cẩu. Ngoài các hoạt động rèn luyện khác, họ còn phải qua được khóa huấn luyện nhảy dù.
Thông tin thêm về Đội Đặc nhiệm Z của Úc trong quá khứ
Dù chỉ tồn tại trong 4 năm, nhưng các câu chuyện về tính kỷ cương và linh hoạt của đội này vẫn còn đó. Nước Úc đã thành lập Đơn vị Đặc biệt Z từ Thế chiến thứ hai để theo dõi và ngăn chặn bất kỳ mối đe dọa nào đến từ Nhật Bản trong vùng biển Thái Bình Dương. Họ đã thực hiện tổng cộng 81 nhiệm vụ trong khi cải trang thành người bản địa.
Những câu chuyện về Lực lượng Đặc biệt Z thậm chí còn được chuyển thể vào bộ phim truyền hình Spyforce của Úc. Chiến dịch Jaywick tại cảng Singapore được coi là chiến dịch táo bạo nhất của họ, trong đó họ đã can thiệp vào một chuyến hàng của Nhật Bản.
Theo Bright Side
Việt Anh
Xem thêm:
Ông Trần Quân (John Chen) bị kết án vì cùng đồng phạm hỗ trợ ĐCSTQ…
Các cuộc biểu tình tại Trung Quốc trong quý 3 năm nay đã tăng 27%…
Ngoại trưởng Andrey Sibiga cho biết Ukraine sẽ không chấp thuận nhượng bất kỳ lãnh…
Trong cuốn sách "Dũng tràng tiểu phẩm" của tác giả Chu Quốc Trinh đời nhà…
Đâu đó và ngay đây, vẫn có những người với người vẫn tin và thương…
Đề xuất của Bộ Tư pháp Mỹ yêu cầu Google phải bán trình duyệt Chrome…