Tùy theo quốc gia và nền văn hóa của quốc gia đó, việc cầu hôn và kết hôn sẽ được thực hiện theo những truyền thống khác nhau. Hẳn bạn sẽ thấy bất ngờ khi biết một chàng trai Fiji sẽ phải chuẩn bị một chiếc răng của cá nhà táng khi đi hỏi vợ đấy!
Theo truyền thống, chiếc nhẫn mà chú rể dùng để cầu hôn cô dâu sẽ là vật gia truyền do cha mẹ chú rể trao lại. Khi cô gái đã đồng ý với lời cầu hôn, họ có thể thực hiện một số thay đổi cho chiếc nhẫn (họ cần phải xin phép gia đình). Nếu cha mẹ để lại một viên đá quý, cô dâu chú rể có thể dùng nó để làm một chiếc nhẫn tùy theo sở thích.
Đất nước này có truyền thống khá nghiêm ngặt, các cặp đôi muốn kết hôn cần phải tuân theo đầy đủ một loạt các giao thức và quy tắc. Trước tiên chú rể phải bày tỏ cảm xúc và ý định của mình với mẹ ruột, sau đó bà sẽ đến gặp mẹ cô dâu và ngỏ lời cầu hôn với cô con gái.
Buổi lễ đính hôn chính thức của một cặp đôi ở Nhật được gọi là yuino. Cha mẹ của hai bên đều sẽ có mặt để 2 bên gia đình gặp gỡ. Trong lần tụ họp này, họ sẽ trao nhau 9 món quà được gói trong bánh tráng. Những món quà chính là hình ảnh tượng trưng cho tình cảm và ý định tốt đẹp của họ cho cuộc hôn nhân tương lai.
Ở đất nước này, đàn ông cần phải chứng minh giá trị của mình bằng cách trải qua các thử thách trong buổi lễ The Speerin. Các thử thách và nhiệm vụ sẽ được quyết định bởi cha của cô dâu. Chú rể tương lai phải hoàn thành chúng một cách xuất sắc thì cặp đôi có thể kết hôn.
Truyền thống của Ireland xoay quanh một chiếc nhẫn có tên là Claddagh. Chiếc nhẫn có một trái tim với họa tiết vương miện được giữ bởi 2 bàn tay đan vào nhau. Đây là món đồ trang sức mang đầy tính biểu tượng: Trước đám cưới, trái tim sẽ hướng ra ngoài trái tim của người nhận; sau khi kết hôn, nó sẽ hướng vào trong trái tim người nhận.
Muốn cưới vợ, chàng trai phải nhận được sự chấp nhận từ cha cô dâu và gia đình. Người cầu hôn sẽ phải đọc một bài phát biểu ngắn về câu chuyện tình yêu của mình với vợ tương lai, cũng như những dự định tương lai sau khi kết hôn.
Trong văn hóa Thái Lan có phong tục cô dâu sẽ được nhận một món quà đặc biệt được gọi là thong mun (hay còn gọi là “đính hôn bằng vàng”). Đây là món đồ trang sức làm bằng vàng 24 cara mà chú rể phải tặng cho cô dâu.
Truyền thống ở Ấn Độ quy định rằng gia đình cô dâu sẽ là bên chịu trách nhiệm chấp nhận lời cầu hôn. Sự kiện mangni (hoặc nischitartham) sẽ được tổ chức với sự tham gia của các thành viên trong cả hai gia đình. Một số nghi lễ và lời thề sẽ được thực hiện để cặp đôi có thể chính thức đính hôn. Phong tục cô dâu cần xăm một loạt hình mehndi hoặc henna 2-3 ngày trước đám cưới cũng được áp dụng khá phổ biến.
Ở Fiji, có một truyền thống cầu hôn đặc biệt mà hầu hết mọi người đều cảm thấy kinh ngạc. Theo truyền thống, chú rể và gia đình sẽ phải mang một món quà đặc biệt đến gia đình cô dâu – chiếc răng của cá nhà táng – để xin phép tổ chức hôn lễ. Phong tục này thực sự phổ biến ở các vùng nông thôn của Fiji, nhưng nhiều gia đình sống ở thành phố cũng tuân theo.
Minh Minh (Theo Bright Side)
Xem thêm:
Các nhà điều tra Ukraine đang nghiên cứu mảnh vỡ của một tên lửa đạn…
Hôm Chủ nhật (24/11), thủ đô Islamabad của Pakistan đã bị phong tỏa vì lý…
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan đã cam kết tăng cường lưu lượng…
Theo VKS, bản án quy kết bị cáo Trương Mỹ Lan tham ô 304.000 tỷ…
Theo thống kê, hơn 800.000 người nhập cư Venezuela đã đổ vào Mỹ trong 4…
Theo một báo cáo của Tạp chí Nature đăng vào ngày 8 tháng 11, hành…