Đời Sống

90% người trẻ từng nói những câu này khiến cha mẹ tổn thương

Dù yêu thương cha mẹ nhưng không ít người trẻ lại vô tình thốt ra những lời khiến đấng sinh thành đau lòng. Theo khảo sát, 90% người trẻ từng nói những câu làm tổn thương cha mẹ, từ những lời phàn nàn vô tâm đến cách thể hiện thiếu tôn trọng. Những câu nói tưởng như vô hại ấy lại để lại nỗi buồn sâu sắc trong lòng cha mẹ.

Dù yêu thương cha mẹ nhưng không ít người trẻ lại vô tình thốt ra những lời khiến đấng sinh thành đau lòng. (Ảnh minh họa: Shutterstock)

Khổng Tử nói: “Ngày nay, thấy ai có thể nuôi dưỡng được cha mẹ, thì người ta gọi là có hiếu. Nhưng đến như giống chó ngựa thì người ta cũng nuôi được vậy. Cho nên nếu không có lòng hiếu kính cha mẹ trong khi nuôi dưỡng, thì nuôi cha mẹ và nuôi chó ngựa có gì khác nhau?” (Luận Ngữ – Vi Chính).

Đây là lời dạy của Khổng Tử dành cho học trò Tử Du, ý muốn nhấn mạnh rằng, việc cung cấp vật chất cho cha mẹ mà thiếu sự tôn kính thì không thể coi là hiếu nghĩa thực sự. Mặc dù câu nói này đã tồn tại hơn hai ngàn năm, nhưng đến ngày nay, ý nghĩa của nó vẫn còn nguyên giá trị.

Cách đây vài năm, trên mạng xuất hiện một bài viết được nhiều người chia sẻ với tiêu đề: “9 câu nói làm tổn thương cha mẹ nhất.” Theo khảo sát truyền thông thời điểm đó, hơn 90% người được hỏi thừa nhận đã từng nói những câu tương tự như sau:

  1. “Được rồi, được rồi, con biết rồi, nói nhiều quá!”
  2. “Có chuyện gì không? Không thì con cúp máy đây.”
  3. “Nói rồi bố mẹ cũng không hiểu, đừng hỏi nữa.”
  4. “Đã bảo đừng làm, làm mà cũng chẳng ra gì.”
  5. “Cách của bố mẹ lỗi thời lâu rồi!”
  6. “Con đã bảo đừng dọn phòng của con, giờ chẳng tìm thấy nó đâu cả.”
  7. “Con biết mình ăn gì, đừng gắp đồ ăn cho con.”
  8. “Đã nói là đừng ăn đồ ăn thừa, sao cứ không nghe?”
  9. “Con biết mình phải làm gì, đừng nói nữa, phiền quá!”

Hãy thử tưởng tượng xem, nếu cha mẹ nghe con cái nói những lời như vậy, họ sẽ đau lòng biết bao!

Việc hiếu kính cha mẹ không chỉ cần có lòng tôn kính mà còn cần cả tình yêu thương. Cha mẹ là những người gần gũi nhất với chúng ta, tình cảm của con cái dành cho cha mẹ là tình cảm tự nhiên nhất. Đồng thời, cha mẹ cũng là những bậc tôn nghiêm, họ đã nuôi dưỡng và dạy dỗ chúng ta, vì thế xứng đáng nhận được sự kính trọng của chúng ta.

Thực ra, việc kính trọng cha mẹ không hề khó. Chỉ cần chúng ta luôn giữ trong lòng sự tôn kính đối với cha mẹ, điều đó sẽ được thể hiện qua những hành động thường ngày. Ví dụ trong cách nói chuyện, những câu nói thuộc “9 câu làm tổn thương cha mẹ nhất” ở trên chính là những ví dụ tiêu cực. Ngược lại, nếu chúng ta nói chuyện với cha mẹ bằng giọng điệu nhẹ nhàng, và kiên nhẫn giải thích khi cha mẹ chưa hiểu, đó chẳng phải là biểu hiện của sự kính trọng và lịch sự hay sao?

Ngay cả những việc nhỏ như “khi đi thưa, khi về chào” cũng có thể bày tỏ sự kính trọng đối với cha mẹ. Khi ra ngoài, chỉ cần nói với cha mẹ: “Con đi đây” hoặc “Con đi làm đây” và khi trở về nói: “Con đã về” cũng đủ để làm cha mẹ cảm thấy ấm lòng.

Trong xã hội truyền thống, tuy đề cao sự “cha từ con hiếu” nhưng nhấn mạnh nhiều hơn đến hình ảnh nghiêm phụ (người cha nghiêm khắc), chú trọng sự kính trọng. Ngày nay, người ta thường nhấn mạnh việc trở thành bạn bè với cha mẹ, nhưng điều này đôi khi lại bỏ qua sự kính trọng cần thiết, chỉ chú trọng đến tình thân mà thôi.

Nhà triết học nổi tiếng đời Nam Tống, Hoàng Miễn Trai, từng nói: “Kính và yêu đều là điều không thể thiếu trong việc phụng sự cha mẹ. Cha mẹ là những người thân thiết nhất, nên tình yêu xuất phát từ đó; cha mẹ là người tôn nghiêm nhất, nên lòng kính trọng được sinh ra từ đó.”

Trong ‘Hiếu Kinh’, có câu: “Ái kính tận ư sự thân”. Nghĩa là, tình yêu thương và lòng kính trọng phải được thể hiện trọn vẹn trong việc phụng dưỡng cha mẹ. Sự hài hòa giữa tình thân yêu và lòng tôn kính chính là trạng thái tâm lý tốt nhất mà con cái nên có khi hiếu kính cha mẹ.

Những câu nói vô tình ấy không chỉ làm tổn thương cha mẹ mà còn phản ánh sự thiếu chín chắn trong cách ứng xử của chúng ta. Đôi khi, vì mải mê với cuộc sống bận rộn, chúng ta quên rằng cha mẹ đã hy sinh cả thanh xuân để nuôi dưỡng và yêu thương mình. Họ không đòi hỏi điều gì lớn lao, chỉ cần sự quan tâm, tôn trọng và tình cảm chân thành từ con cái.

Thời gian không chờ đợi ai, cha mẹ ngày một già đi, còn chúng ta thì bận rộn trưởng thành. Đừng để những lời nói thiếu suy nghĩ trở thành vết thương lòng khó lành, hay để sự thờ ơ, vô tâm làm mất đi những giây phút quý giá bên đấng sinh thành. Hãy học cách nói những lời yêu thương, trân trọng từng khoảnh khắc bên cha mẹ, vì đó chính là cách tốt nhất để đền đáp công ơn trời biển mà họ dành cho ta.

Trúc Nhi biên dịch
Theo Vision Times

Trúc Nhi

Published by
Trúc Nhi

Recent Posts

TP.HCM: Bắt 2 giám đốc trong đường dây làm thuốc giả

Những người sản xuất thuốc giả đã mua nguyên liệu đông y và hoạt chất…

3 giờ ago

Minigame ‘Vui Tết Cổ Truyền 2025’ – Lan Tỏa Vẻ Đẹp Văn Hóa Tết Việt

Vui Tết Cổ Truyền 2025 – nơi tình yêu với văn hóa dân tộc gặp…

4 giờ ago

Năm 2024: Nhiều ngân hàng báo lãi kỷ lục

Theo báo cáo kết quả kinh doanh 2024, nhiều ngân hàng ước tính tăng trưởng…

5 giờ ago

Vụ bé gái bị người lạ dắt ra khỏi trường mầm non: Cháu đã được tìm thấy

Liên quan vụ bé 4 tuổi bị người phụ lạ dắt ra khỏi trường mầm…

5 giờ ago

Mỹ công bố các biện pháp kiểm soát mới đối với xuất khẩu chip AI

Mỹ đã công bố các quy định xuất khẩu mới đối với chip trí tuệ…

7 giờ ago

Nước sông Hồng xuống thấp, cầu nghìn tỷ nối Phú Thọ – Hà Nội trơ trụ móng

Nước sông Hồng cạn trơ đáy, lộ móng cầu Văn Lang nối huyện Ba Vì…

7 giờ ago