Đời Sống

Bạn không nhất thiết phải đối mặt với cảm xúc của mình ngay lập tức

Giả sử bạn vừa trải qua một cuộc chia tay, và bạn cảm thấy đau khổ, bối rối, hay tức giận. Vậy bạn sẽ làm gì với những cảm xúc đó? Quyết định hoàn toàn phụ thuộc vào bạn.

Bạn không nhất thiết phải đối mặt với cảm xúc của mình ngay lập tức. (Ảnh minh họa: Shutterstock)

Theo nhà tâm lý học và nhà khoa học thần kinh Ethan Kross — tác giả cuốn sách Shift: Managing Your Emotions — bạn có thể “tăng hoặc giảm cường độ của phản ứng cảm xúc” sao cho có lợi cho bản thân.

Khả năng kiểm soát cảm xúc là một kỹ năng quan trọng. “Cảm xúc giúp chúng ta hiểu thế giới xung quanh và đưa ra quyết định. Nhưng nếu cảm xúc quá mạnh hoặc quá yếu, chúng có thể trở nên ít hữu ích”, Kross giải thích.

Vì vậy, dù bạn muốn đối diện trực tiếp với cảm xúc hay tạm gác chúng sang một bên, vẫn có những công cụ giúp bạn “kéo dài hoặc rút ngắn thời gian phản ứng cảm xúc, hoặc chuyển từ cảm xúc này sang cảm xúc khác”, như lời Kross chia sẻ.

Kross, cũng là tác giả của cuốn Chatter: The Voice in Our Head, Why It Matters, and How to Harness It (Giọng Nói Trong Đầu Bạn, Vì Sao Nó Quan Trọng và Cách Kiểm Soát Nó), đã chia sẻ những quan điểm sâu sắc trong cuốn sách mới của ông. Cuộc phỏng vấn dưới đây được biên tập lại để dễ hiểu hơn.

Việc thay đổi cảm xúc đôi khi đi ngược lại với quan niệm phổ biến

Nhiều người cho rằng khi trải qua một cảm xúc mạnh mẽ chúng ta cần phải lập tức tìm ra nguyên nhân sâu xa của nó. Điều này đôi khi có ích, nhưng cũng không kém phần quan trọng khi biết cách tạm thời tránh né — ít nhất trong một khoảng thời gian nhất định. Ví dụ, khi tôi cảm thấy căng thẳng sau một cuộc trò chuyện khó khăn, việc đắm mình vào công việc trong vài giờ, thậm chí vài ngày, thường giúp tôi nguôi ngoai và nhìn nhận vấn đề một cách bình tĩnh hơn.

Bạn không nhất thiết phải chọn giữa việc đối mặt ngay lập tức hay né tránh hoàn toàn. Hãy cân nhắc hoàn cảnh và chọn cách tiếp cận phù hợp nhất với bạn vào thời điểm đó.

Khi nào nên đối diện với cảm xúc, và khi nào nên tạm gác chúng lại?

Nếu bạn có thể tiếp cận cảm xúc liên quan đến vấn đề, xử lý chúng, tìm ra giải pháp và cảm thấy nhẹ nhõm để tiếp tục bước tiếp thì thật tuyệt — hãy làm theo cách đó.

Nhưng nếu bạn thấy mình đang cố gắng giải quyết mà không đạt được tiến triển nào, cứ lặp đi lặp lại suy nghĩ mà không thấy khá hơn, đó có thể là dấu hiệu bạn nên tạm gác lại và quay lại sau.

Tâm sự với bạn bè: Lợi ích và những điều cần lưu ý

Việc tâm sự với bạn bè, người thân về những gì bạn đang trải qua là điều rất tự nhiên. Nhiều người cho rằng cách tốt nhất để hỗ trợ người khác là khuyến khích họ trút hết cảm xúc ra.

Tuy nhiên, nghiên cứu cho thấy mọi chuyện không đơn giản như vậy. Đôi khi, việc trút giận có thể khiến tình trạng tệ hơn — bạn có thể rời khỏi cuộc trò chuyện với tâm trạng còn tiêu cực hơn trước đó vì bạn đã nhắc lại và khuếch đại những điều khiến mình bực bội.

Cách tiếp cận hiệu quả hơn là hãy chia sẻ chân thành cảm xúc của mình để người khác có thể thấu hiểu và đồng cảm; sau đó, một người bạn tốt sẽ giúp bạn từng bước nhìn nhận vấn đề từ một góc độ khác.

Làm sao để giúp người khác mà không khuyến khích họ “tích cực lên”?

Nếu là người đang lắng nghe, bạn có thể hỏi: “Nếu tôi là người trải qua chuyện này, bạn sẽ khuyên tôi điều gì?” hoặc chia sẻ cách bạn đã vượt qua một tình huống tương tự trong quá khứ. Bạn cũng có thể hỏi xem họ từng đối mặt với vấn đề tương tự chưa, và kết quả ra sao.

Khi bị cuốn vào cảm xúc tiêu cực, chúng ta thường không còn sáng suốt để tìm giải pháp. Lúc này, một người bạn biết lắng nghe và định hướng có thể trở thành “cố vấn cảm xúc” rất hữu ích.

Môi trường sống có thể ảnh hưởng đến cảm xúc

Chúng ta thường nghĩ rằng những vật gắn bó mang lại cảm giác an toàn và dễ chịu — và điều đó cũng đúng với các địa điểm. Một số nơi có thể giúp bạn cảm thấy bình tâm và hồi phục tinh thần.

Hãy nghĩ về những “không gian an toàn” trong đời bạn — có thể là quán cà phê quen thuộc, một góc công viên, hay thậm chí văn phòng làm việc nơi bạn từng có những trải nghiệm tích cực. Những nơi này có thể giúp bạn tái cân bằng cảm xúc khi cần.

Kỹ thuật WOOP: Công cụ thúc đẩy hành vi tích cực

WOOP là viết tắt của Wish (Mong muốn), Outcome (Kết quả), Obstacle (Trở ngại), và Plan (Kế hoạch). Đây là một chiến lược giúp bạn xác định mục tiêu và vượt qua các rào cản, kể cả về mặt cảm xúc.

Ví dụ, nếu mong muốn (W) của tôi là không nổi nóng khi con cái không nghe lời, thì kết quả (O) tôi hướng đến là giữ được mối quan hệ tốt với con — điều này mang lại động lực mạnh mẽ.

Trở ngại (O thứ hai) có thể là việc tôi cứ tập trung vào câu nói khiến tôi cảm thấy bị thiếu tôn trọng. Kế hoạch (P) là nếu tôi thấy mình bắt đầu phản ứng như vậy, tôi sẽ tạm dừng trong 10 phút để bình tĩnh lại trước khi quay lại cuộc trò chuyện.

Điểm hay ở kỹ thuật WOOP là bạn đã lên kịch bản từ trước, nên khi cảm xúc nổi lên, bạn không phải suy nghĩ lại từ đầu — bạn đã biết rõ mình nên làm gì.

Trúc Nhi biên dịch
Theo NPR

Trúc Nhi

Published by
Trúc Nhi

Recent Posts

Ấn Độ cáo buộc Pakistan lại phá vỡ lệnh ngừng bắn

Hôm thứ Bảy (3/5), các quan chức quân đội Ấn Độ nói với ANI rằng…

11 phút ago

Bộ Y tế yêu cầu báo cáo “thông tin cháu bé 4 tuổi bị từ chối cấp cứu” tại Nam Định

Bộ Y tế yêu cầu Sở Y tế Nam Định báo cáo, rà soát lại…

1 giờ ago

Vụ tai nạn dẫn đến nổ súng ở Vĩnh Long: Hủy quyết định không khởi tố vụ án của Công an Trà Ôn

Viện KSND tỉnh Vĩnh Long yêu cầu Cơ quan cảnh sát điều tra Công an…

3 giờ ago

Căn hộ cao cấp chiếm 75% lượng hàng “ế” quý 1

Biên lợi nhuận cao thúc đẩy các doanh nghiệp bất động sản đầu tư xây…

3 giờ ago

[VIDEO] Tuân Tử: Tám điểm giáo dưỡng căn bản của một người

Dưới đây là một số điểm giáo dưỡng cần có mà Tuân Tử nhắc tới.

3 giờ ago

Việt Nam giảm gần 130.000 biên chế sau sáp nhập tỉnh, xã

Theo Bộ Chính trị, Ban Bí thư, dự kiến sau sắp xếp, cấp tỉnh giảm…

4 giờ ago