Rất nhiều người con được giáo dục dưới quan điểm “thương cho voi cho vọt” của cha mẹ nhưng vẫn nên người mà không mang theo thù hận. Đó là do sự tinh tế trong cách giáo dục nghiêm khắc này.
Dưới đây là 7 điều cha mẹ cần lưu ý khi giáo dục trẻ:
Nghiêm khắc là cần thiết, nhưng cần biết lựa thời điểm sao cho trẻ không bị tổn thương mà vẫn có thể tiếp thu giáo huấn từ cha mẹ.
Có người thường xuyên quở trách con của họ trước mặt người khác. Hoặc có người còn kém tính tế hơn khi cứ nhắc đi nhắc lại những điều đáng xấu hổ của đứa trẻ với người khác như một kiểu đùa giỡn.
Hành động này của cha mẹ sẽ khiến đứa trẻ mất mặt, không những làm tổn thương lòng tự trọng của trẻ, mà còn khiến trẻ quen với việc đó và không còn xấu hổ. Vì thế, vô hình trung củng cố hành vi sai lầm của trẻ.
Mục đích của việc trách phạt là để trẻ nhận ra sai lầm và rút kinh nghiệm sửa chữa. Khi trẻ biết xấu hổ và hối hận vì lỗi lầm của mình, người lớn không nên trách trẻ nữa. Bởi vì lúc này việc giáo dục đã đạt được mục đích. Ngược lại nếu làm quá, thì có thể gây ảnh hưởng xấu đến tâm lý của trẻ. Nó có thể khiến trẻ cảm thấy ấm ức và không có lợi cho sự phát triển lành mạnh của trẻ.
Đừng trách cứ trẻ trước khi đi ngủ vào buổi tối. Bởi vì, lúc này đã đến thời gian đi ngủ của đứa trẻ rồi. Nếu lúc này, cha mẹ trách cứ đứa trẻ thì trẻ sẽ đi ngủ với tâm trạng uể oải mệt mỏi, khiến trẻ mất ngủ hay gặp ác mộng. Rất có thể sự việc không được giải quyết, mà còn làm cơ thể đứa trẻ bị tổn thương.
Thực ra không cần thiết phải trách phạt ngay lập tức khi trẻ phạm lỗi. Nhất là đang trong bữa ăn, cha mẹ chỉ cần nhắc nhở nhẹ nhàng trước, sau đó có thể nói chuyện với trẻ khi bữa ăn kết thúc hoặc chờ thời điểm phù hợp khác.
Khi nhịp sống ngày càng nhanh, các bậc cha mẹ ngày càng dành ít thời gian hơn cho con cái của mình. Lúc này, 3 bữa mỗi ngày, đặc biệt là bữa tối đã trở thành cơ hội hiếm có để gia đình sum họp. Nhưng nếu cha mẹ nhìn thấy hoặc chợt nhớ ra con mình có vấn đề gì đó thì sẽ chớp thời cơ này để giáo dục con. Việc này không chỉ ảnh hưởng đến cảm giác ngon miệng của trẻ, khiến lá lách, dạ dày bị suy yếu mà còn dễ dàng làm trẻ vừa khóc vừa ăn mà hút thức ăn vào khí quản và gây sặc.
Ngoài ra, nó sẽ phá hủy khoảng thời gian êm ấm của gia đình, khiến trẻ cảm thấy việc ăn cơm cùng bố mẹ là một việc đau khổ, gây suy nhược tâm lý và làm gia tăng thêm khoảng cách giữa cha mẹ và con cái.
Khi một người vui vẻ, kinh mạch của họ đang ở trạng thái thông suốt. Nếu trẻ đột ngột bị trách móc thì kinh mạch có thể sẽ bị tắc nghẽn ngay lập tức, điều này sẽ gây tổn thương rất lớn cho cơ thể của trẻ.
Tất nhiên, cần đưa ra những lời nhắc nhở thích hợp vào thời điểm này. Để đứa trẻ có thể chấp nhận được và không ảnh hưởng xấu đến thể chất của trẻ.
Có không ít các bậc cha mẹ cảm thấy bất lực, bất an, thậm chí chán ghét và tức giận khi con mình quấy khóc. Thực tế, khóc là quá trình cần thiết để trẻ chữa lành vết thương tình cảm, nếu cha mẹ trách móc lúc này trẻ sẽ cảm thấy tổn thương ngày càng nặng nề hơn, rơi vào trạng thái trầm cảm, tự ti.
Cha mẹ nên chờ con bình tĩnh lại, khi tinh thần thoải mái hơn, trẻ sẽ sẵn sàng tiếp nhận lời dạy của cha mẹ.
Đau ốm là lúc cơ thể con người dễ bị tổn thương nhất, con cái cần sự quan tâm, sưởi ấm của cha mẹ hơn cả, đó là liều thuốc hữu hiệu hơn bất cứ liều thuốc nào.
Khi trẻ cảm nhận được tình yêu của cha mẹ, trẻ sẽ sẵn sàng làm mọi điều để cha mẹ vui lòng. Trẻ sẽ hiểu rằng, những lời giáo huấn hay trách phạt của cha mẹ, tất cả đều là vì tốt cho trẻ.
Tổng thống đắc cử Donald Trump vào tối thứ Năm (21/11) đã công bố rằng…
Việc hiệu trưởng trường THCS Lê Văn Tám (xã Ia Piơr, huyện Chư Prông, tỉnh…
Một tiệm vàng ở huyện Yên Thành (tỉnh Nghệ An) huy động tiền gửi tiết…
Ông Trần Quân (John Chen) bị kết án vì cùng đồng phạm hỗ trợ ĐCSTQ…
Các cuộc biểu tình tại Trung Quốc trong quý 3 năm nay đã tăng 27%…
Ngoại trưởng Andrey Sibiga cho biết Ukraine sẽ không chấp thuận nhượng bất kỳ lãnh…