Trong cuộc sống giao tiếp hàng ngày, không ít lần bạn gặp phải những cuộc cãi vã với người khác, nhiều khi sự việc không được giải quyết mà mâu thuẫn ngày càng trở nên gay gắt. Trong trường hợp này bạn nên làm gì? Khi này nếu bạn cảm thấy không ổn và muốn rời đi nhưng lại không biết nên làm thế nào thì hãy tham khảo 3 lời khuyên sau đây từ chuyên gia.
Cô Yu Jiarong, Giám đốc Trung tâm Tư vấn Tâm lý cho biết: Khi hai bên đang cãi nhau đến đỏ mặt, nhưng nếu một trong hai bên “rời khỏi hiện trường” trước và đợi cho đến khi cả hai bình tĩnh lại thì mọi chuyện sẽ trở nên tốt đẹp hơn. Các bước nên làm trước tiên là bày tỏ trạng thái và cảm xúc của bạn, sau đó bày tỏ nhu cầu rời đi và cuối cùng là hứa sẽ quay lại để tiếp tục nói chuyện.
Trên trang Facebook cá nhân, cô Jiarong Yu chia sẻ rằng: Khi bạn nhận thấy cảm xúc của cả hai bên ngày càng nghiêm trọng, thì điều bạn thực sự nên làm là “rời khỏi đó”, để cảm xúc nguội đi, sau đó tiếp tục giao tiếp khi lý trí trở lại. Tuy nhiên, khi “rời khỏi hiện trường” cũng cần có kỹ thuật. Đừng rời đi mà không để lại một lời nào, nó có thể khiến đối phương cảm thấy khó chịu, cảm thấy như bản thân bị bỏ rơi hoặc bị xem thường về mặt cảm xúc, điều này khiến họ càng trở nên tức giận và không thể bình tĩnh được.
Bạn có thể nói: “Tôi nghĩ lúc này tôi hơi tức giận và mất lý trí”, “Tôi cảm thấy cuộc trò chuyện hiện tại khiến tôi không thoải mái” hoặc “Hiện tại tôi hơi bối rối, tôi không biết chính xác mình nên nói những gì.”
Việc bày tỏ nhu cầu muốn rời đi có thể mất thời gian khác nhau tùy thuộc vào mỗi tình huống khác nhau. Có người có thể hòa hoãn cảm xúc tiêu cực chỉ trong 10 phút sau khi ra ngoài đi dạo, có người có thể mất 2-3 ngày để suy nghĩ về điều đó và điều quan trọng là trước khi rời đi, bạn nên trao đổi với bên kia rằng cần thời gian để trầm tĩnh lại.
Rời đi không có nghĩa là từ chối giao tiếp mà là để cảm xúc cân bằng trở lại, cũng như bình tĩnh để suy nghĩ thấu đáo. Điều quan trọng là phải hứa với đối phương rằng bạn sẽ quay lại trong bao lâu và cần đạt được sự đồng thuận sau đó mới rời đi. Điều này là để đối phương không có cảm giác bị bỏ rơi hoặc sẽ chờ đợi cách giải quyết của bạn.
Cô cho rằng ai cũng có cảm xúc, cho nên cãi vã là điều không thể tránh khỏi, nhưng điều quan trọng nhất là làm sao để không bị cảm xúc chi phối và làm xáo trộn cuộc sống.
HĐGSNN vừa công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư năm…
Ông Vương Đình Huệ có sai phạm trong phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; vi…
Ông Musk và ông Ramaswamy đã cùng chấp bút một bài xã luận đăng trên…
Quân đội Ukraine thông báo trong sáng Thứ Năm Nga đã tiến hành không kích…
Hai nước Việt Nam-Malaysia vừa nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược toàn diện,…
UBND TP.HCM vừa đề xuất dùng ngân sách địa phương để xử lý nợ quá…