(Shutterstock)
Kỹ năng xã hội tốt không chỉ giúp bạn cảm thấy tự tin trong môi trường xa lạ, dễ dàng kết bạn mà còn mang lại nhiều lợi thế trong công việc. Vậy bạn có phải là một “chuyên gia xã hội”? Bạn sở hữu bao nhiêu trong số 7 đặc điểm sau đây?
Cốt lõi của giao tiếp xã hội là khả năng trò chuyện – bạn có thể trò chuyện với bất kỳ ai mình gặp. Không gì khó xử hơn những khoảng lặng gượng gạo, vì vậy bạn nên chuẩn bị sẵn một “kho” chủ đề để khơi mào cuộc trò chuyện. Đừng ngại những cuộc trò chuyện ban đầu có phần ngượng ngùng, bởi nếu bạn không thử mở lời, bạn sẽ không bao giờ biết liệu mình có thể kết nối với người khác hay không.
Nói nhiều không phải lúc nào cũng tốt. Biết “im lặng đúng lúc” là một trong những kỹ năng quan trọng của người giao tiếp khéo léo. Khi trò chuyện, hãy chú ý đến biểu cảm và phản ứng của người đối diện để nhận biết họ có còn hứng thú hay không. Nhường lời để người khác lên tiếng vào những thời điểm thích hợp sẽ giúp cuộc trò chuyện trở nên tương tác và cân bằng hơn. Suy cho cùng, giao tiếp hiệu quả không chỉ là nói đúng mà còn là biết khi nào nên lắng nghe.
Những người tự trêu chọc bản thân thường dễ tạo thiện cảm và nhanh chóng kết nối với người khác. Khi bạn chủ động đùa chính mình, người đối diện sẽ thấy bạn thân thiện, thoải mái và dễ gần, từ đó muốn trò chuyện với bạn nhiều hơn. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng tự trào không phải là tự hạ thấp mình — tránh rơi vào tâm lý “tôi vốn tệ mà”, nếu không sẽ khiến người khác coi thường bạn.
Bên cạnh khả năng tự trào, bạn cũng cần có tinh thần cởi mở để đón nhận những trò đùa từ người khác. Những người dễ nổi giận thường gặp khó khăn trong việc hòa nhập vào các tình huống xã hội. Người có trí tuệ cảm xúc cao biết cách giữ bình tĩnh và điềm đạm, đặc biệt khi đối mặt với những lời trêu chọc mang tính thân thiện. Tuy nhiên, nếu một lời đùa vượt quá giới hạn và làm tổn thương lòng tự trọng của bạn, đó có thể là dấu hiệu cho thấy bạn nên xem xét lại mối quan hệ với người đó.
Những người có kỹ năng xã hội tốt không để tiếng nói của mình bị lấn át. Họ luôn có chính kiến và sẵn sàng bày tỏ quan điểm một cách rõ ràng. Trong một nhóm, những người ít đóng góp ý kiến thường dễ bị lãng quên. Vì thế, nếu muốn cải thiện khả năng giao tiếp bạn cần học cách trình bày suy nghĩ của mình một cách tự tin. Khi bạn cất tiếng nói người khác sẽ bắt đầu chú ý và đánh giá cao bạn hơn.
Ngoài lời nói, ngôn ngữ cơ thể cũng là yếu tố quan trọng trong giao tiếp. Việc kết hợp biểu cảm khuôn mặt hay cử chỉ phù hợp sẽ khiến cách diễn đạt của bạn trở nên sinh động và thu hút hơn. Chẳng hạn, một nụ cười hoặc cái gật đầu khi lắng nghe có thể giúp người đối diện cảm thấy được tôn trọng và dễ chịu hơn. Đặc biệt, ngôn ngữ cơ thể còn có thể vượt qua rào cản ngôn ngữ – ngay cả khi không nói cùng một thứ tiếng, bạn vẫn có thể truyền tải cảm xúc một cách hiệu quả.
Khiếu hài hước chính là chất xúc tác giúp các cuộc trò chuyện trở nên thú vị và gần gũi hơn. Diễn đạt một vấn đề một cách đơn giản là tốt, nhưng nếu bạn có thể nói theo cách dí dỏm, người nghe sẽ càng dễ tiếp nhận và yêu thích bạn hơn. Sự hài hước không có nghĩa là phải tỏ ra “buồn cười”, mà là khiến người khác cảm thấy vui vẻ và thoải mái khi ở cạnh bạn. Tuy nhiên, cần lưu ý sử dụng sự hài hước đúng lúc và đúng mức – nếu quá lố, bạn có thể khiến người khác cảm thấy phản cảm thay vì thích thú.
Thực ra, trở thành một “chuyên gia xã hội” không phải điều quá khó. Những phẩm chất trên không phải là bẩm sinh, mà hoàn toàn có thể rèn luyện thông qua thực hành. Chỉ cần bạn dám bước ra khỏi vùng an toàn và chủ động giao tiếp với người lạ, kỹ năng xã hội của bạn sẽ ngày càng được nâng cao theo thời gian.
Trúc Nhi biên dịch
Theo Secretchina
Nhiều loại rau gia vị quen thuộc không chỉ làm dậy hương vị món ăn…
Các nhà thiên văn học đã phát hiện ra rằng một thiên thể bí ẩn…
Tòa án Thương mại Quốc tế Hoa Kỳ phán quyết rằng Tổng thống Trump đã…
Thủ tướng Đức Friedrich Merz đã cam kết hỗ trợ Ukraine sản xuất các loại…
Khoảng 277 nghìn sinh viên Trung Quốc đang du học tại Hoa Kỳ đang hoang…
Một cơ sở tạm thời được thành lập để xử lý người nhập cư bất…