Cha mẹ không ngừng nhắc đi nhắc lại nhiều lần, phàn nàn, dọa nạt, thậm chí là la mắng, dọa đánh nhưng vẫn luôn không có tác dụng, trẻ vẫn cứng đầu không nghe. Phải làm sao đây?
Có rất nhiều bậc phụ huynh đau đầu với việc làm sao để trẻ dừng việc đang làm lại để làm việc khác cần phải làm, ví dụ như dừng chơi đồ chơi, xem TV để đi làm bài tập, đi ngủ…, tuy nhiên, nhiều khi trẻ sẽ xem như không nghe thấy, để chúng ta phải nhắc đi nhắc lại, phàn nàn, la mắng nhưng vẫn không hiệu quả. Gặp phải việc này thì nên làm thế nào đây?
Hôm nay, chúng tôi sẽ chia sẻ với quý phụ huynh một “phương pháp 6 bước” để mọi người “không bao giờ phải nói hai lần” với trẻ. Phương pháp này sẽ chỉ cho chúng ta cách vừa giữ được không khí hòa ái, tôn trọng và bình hòa, vừa khiến trẻ thoải mái chuyển từ việc này sang việc khác cũng như hình thành thói quen phối hợp tốt.
Khi trẻ không phản ứng với lời chúng ta nói, rất có thể bạn sẽ càng lớn tiếng, càng mất kiên nhẫn ra lệnh cho trẻ hết lần này đến lần khác.
Việc nhắc đi nhắc lại này truyền đạt đến trẻ một thông điệp đó là trẻ không cần phải làm theo ngay khi bạn nói. Bởi vì trẻ biết rằng bạn sẽ lặp lại hết lần này đến lần khác, thậm chí có khả năng cũng không cần nghe dù bạn đã nói đến lần thứ tư, chỉ khi nghe thấy âm thanh ‘gào thét’ của bạn thì trẻ mới cảm thấy mình cần phải chú ý.
Từ khi trẻ 3 tuổi là có thể bắt đầu áp dụng phương pháp này, bởi vì đa số trẻ trong độ tuổi này đã đủ để có thể hiểu được bạn yêu cầu trẻ làm những gì và có thể chuyên tâm đủ lâu để tuân thủ những chỉ lệnh đơn giản.
6 bước này ban đầu có vẻ rất phiền phức rườm rà, nhưng dần dần bạn luyện tập được rồi thì những bước cần làm sẽ càng lúc càng ít đi, bởi vì trẻ sẽ càng ngày càng phối hợp nhanh hơn và thông thường thì chỉ cần dùng ba bước là trẻ đã phối hợp với cha mẹ rồi.
Bước 1: Dừng việc mà bạn đang làm lại, đi đến chỗ con, đứng nhìn con
Liệu bạn có từng nói vọng ra từ nhà bếp bảo trẻ đi làm bài tập hoặc ăn cơm hay không? Bạn có từng ở một phòng nhưng lại hỏi trẻ đang ở trong một phòng khác chưa?
Khi trẻ không nhìn thấy bạn thì sẽ dễ mặc kệ, phớt lờ bạn. Nếu chúng ta không dừng việc đang dở tay của bản thân, sau đó đi đến bên cạnh nhìn trẻ thì nhiều khi trẻ sẽ không thèm nghe lời chúng ta nói. Phải đứng trước mặt trẻ để trẻ cảm thấy chúng ta rất nghiêm túc, rất kiên quyết, thể hiện rằng “việc này rất quan trọng”.
>> Các bậc cha mẹ nên hành xử ra sao khi con cái cãi lời?
Bước 2: Đợi cho đến khi con dừng việc đang làm và nhìn bạn
Bước này chính là để trẻ chuyên tâm vào lời bạn muốn nói.
Tình huống thường thấy là khi trẻ đang chuyên tâm đọc truyện, vẽ, viết, xếp hình… chúng ta lại nói vào lúc này, có thể căn bản là trẻ sẽ không nghe hoặc quên ngay lời bạn nói. Nếu bạn chịu đứng một lúc, đợi đến khi trẻ ngẩng đầu nhìn bạn thì bạn sẽ nhận ra rằng thái độ của trẻ có sự thay đổi rất lớn.
Khi bạn đợi con dừng việc đang làm ngẩng đầu nhìn bạn, bạn có thể dùng cách dịu dàng để thể hiện rằng bạn rất thích thú với việc mà con đang làm và tìm lý do gì đó để “khen” con, điều này sẽ khiến trẻ ngẩng đầu nhìn vào mắt bạn.
Việc quan tâm con trẻ từ góc độ tích cực sẽ khiến con chịu làm theo ý bạn, vui vẻ nghe lời và hợp tác.
Ví dụ như:
“Bức tranh này có nhiều mảnh ghép như vậy mà con cũng rất kiên trì xếp, giỏi lắm”.
“Mô hình con xếp rất cẩn thận, con nắm được sự cân bằng của chúng rất khá đấy!”
“Con đã đọc hết nửa quyển sách này rồi cơ à?”
Chú ý là đừng gọi tên để khiến trẻ chú ý đến bạn, bởi vì cha mẹ thường gọi tên trẻ để bảo trẻ làm việc gì đó hoặc không cho làm việc gì đó nên trẻ sẽ cố gắng không nghe thấy lời bạn gọi, không thể khiến trẻ tập trung hoàn toàn ngay được.
Bước 3: Nói ra yêu cầu của bạn cho trẻ nghe, dùng từ đơn giản, trình bày rõ ràng, chỉ nói một lần
Phải trình bày yêu cầu rõ ràng với con (yêu cầu không được quá dài để tránh việc trẻ xao nhãng).
Trẻ phải chuyển từ việc đang nhập tâm, đặc biệt là việc mà trẻ yêu thích sang việc không mấy thu hút thì lúc này bạn có thể dùng cách “đếm ngược” để làm dịu sự không vui của trẻ khi phải làm việc khác. Cách này không chỉ có thể giúp bạn tiết kiệm thời gian, mà còn giảm phiền phức và sốt ruột.
Với những trẻ bản tính hay nôn nóng, cố chấp, trước tiên hãy đếm ngược mỗi 3 phút, sau đó mỗi 2 phút, rồi mỗi 1 phút. Mỗi lần như vậy, con của bạn đều sẽ nghe thấy việc tiếp theo mà con cần làm là gì, não của trẻ sẽ tự động vẽ ra hình ảnh của việc kế tiếp.
Thậm chí trong trường hợp mà chính bản thân trẻ cũng không ý thức được thì não của trẻ cũng đã quen với sự chuyển đổi này. Khi bạn nói “hết giờ” hoặc khi đồng hồ đếm giờ vang lên, trẻ đã quen với việc làm theo yêu cầu của bạn, dù là bất cứ yêu cầu gì.
Qua 3 bước đầu, đa số trẻ đều sẽ phối hợp, còn nếu vẫn không nghe thì còn 3 bước sau đây có thể loại bỏ sự phản kháng của trẻ.
>> Cha mẹ thường xuyên la mắng con cái sẽ để lại hậu quả gì?
Bước 4: Bảo trẻ nhắc lại yêu cầu của bạn cho bạn nghe, yêu cầu trẻ tự nhắc lại chính xác, đầy đủ
Khi trẻ nhắc lại với bạn điều mà trẻ cần làm thì não của trẻ cũng tự động xuất hiện hình ảnh rất rõ ràng sinh động. Trong hình ảnh đó, trẻ đang làm việc mà trẻ vừa nói đến. Khi trẻ nghe thấy lời nói bảo phải làm từ trong đầu thì trẻ sẽ có ý thức tự chủ. So với việc nghe bạn nói thì cách này sẽ khiến trẻ chú ý đến yêu cầu hơn.
Đừng bắt trẻ nói như một con vẹt, bởi vì trẻ cũng có thể lặp lại lời bạn nói dù không thật sự ý thức được mình cần làm gì. Khi trẻ tự dùng ngôn ngữ của chính mình để nói với bạn trẻ cần làm gì, làm khi nào, làm thế nào thì tức là trẻ đã nghe và hiểu yêu cầu của bạn. Điều này sẽ giảm bớt việc trẻ tìm cớ thoái thác.
Trong một số trường hợp, sau bước thứ 4, trẻ vẫn không nghe lời, vậy thì người lớn nên dùng đến bước thứ 5.
Bước 5: Đứng đợi trẻ
Nếu như sau bước thứ 4 mà trẻ vẫn không bắt đầu làm việc mà bạn yêu cầu thì hãy vui vẻ đứng đợi trẻ.
Chờ đợi là một biện pháp có hiệu quả, chờ đợi cho thấy bạn rất nghiêm túc. Hãy xem thời gian bạn đứng đợi trẻ phản ứng là một sự đầu tư mà nó sẽ nhanh chóng mang đến cuộc sống gia đình “hòa bình hơn, nhẹ nhàng hơn, vui vẻ hơn”.
Để giảm áp lực khi chờ đợi, hãy chú ý cố gắng hoàn thành tất cả những việc cần làm trước, như vậy thì bạn mới có thể dành thời gian để tiến hành “phương pháp 6 bước” và sẽ không cảm thấy bản thân lúc nào cũng vội vã.
Nếu sau bước thứ 5 mà trẻ vẫn không phối hợp thì lúc này chúng ta phải dùng đến bước thứ 6 cuối cùng.
>> Làm thế nào để trở thành bạn của con trẻ?
Bước 6: Khen ngợi và lắng nghe cảm nhận của con
Khi bạn đứng đợi trẻ, hãy nhìn thẳng vào từng hành động nhỏ của trẻ, dù những hành động này có nhỏ đến mức nào thì cũng đều phải khen ngợi trẻ và lắng nghe phản hồi cảm nhận của con.
Mỗi ngày “khen ngợi” trẻ một chút, trẻ sẽ tích cực phối hợp với người lớn hơn và thể hiện mặt tốt nhất của mình.
Cha mẹ nên giữ thái độ hòa nhã, tôn trọng để con hình thành thói quen tốt.
Bạn có thể nói thế này:
Thậm chí bạn cũng có thể khen ngợi hành vi cử chỉ tốt trước đó của con.
Bạn cũng có thể nói những lời quan tâm hơn:
Hãy kiên trì làm theo 6 bước trên cho đến khi con trẻ phối hợp với bạn. Nếu áp dụng thành công phương pháp này, trẻ sẽ phối hợp và sẽ luôn thực hiện nhanh hơn bạn nghĩ.
Thanh Trúc biên dịch
Ông Trần Quân (John Chen) bị kết án vì cùng đồng phạm hỗ trợ ĐCSTQ…
Các cuộc biểu tình tại Trung Quốc trong quý 3 năm nay đã tăng 27%…
Ngoại trưởng Andrey Sibiga cho biết Ukraine sẽ không chấp thuận nhượng bất kỳ lãnh…
Trong cuốn sách "Dũng tràng tiểu phẩm" của tác giả Chu Quốc Trinh đời nhà…
Đâu đó và ngay đây, vẫn có những người với người vẫn tin và thương…
Đề xuất của Bộ Tư pháp Mỹ yêu cầu Google phải bán trình duyệt Chrome…