Thử tưởng tượng, rằng đến một ngày Trái Đất không một bóng người, thì vạn vật sẽ trở nên như thế nào? Có lẽ, câu trả lời đúng nhất chính là… mọi thứ sẽ trở về với tự nhiên.
Con người vẫn luôn xem mình là loài thông minh nhất. Vì vậy, chúng ta luôn không ngừng phát triển theo hướng công nghiệp hóa – hiện đại hóa, các công trình xây dựng mọc lên khắp nơi, không một ngóc ngách nào mà không có dấu tích của loài người.
Thế nhưng, những bức ảnh về một số địa điểm bị bỏ hoang trên thế giới sau đây sẽ cho chúng ta thấy được rằng: Dù cho đã từng là nơi phồn hoa tráng lệ ra sao, thì một khi con người không tồn tại trên trái đất, mẹ thiên nhiên sẽ lấy lại mọi thứ đã ban tặng.
Đây là một trung tâm thương mại tại Bangkok, bị bỏ hoang vào năm 1999. Vài năm sau đó, một vụ cháy đã phá hỏng phần mái của tòa nhà, mỗi khi mùa mưa đến nước mưa sẽ nhấn chìm các tầng trệt.
Để tránh muỗi và côn trùng sản sinh, người dân tại đây đã nuôi cá chép và cá nheo. Hiện tại trung tâm mua sắm này có thể được xem là công trình bị ngập nước và là “bể cá” lớn nhất thế giới.
Đảo Holland (Hà Lan) là hòn đảo nằm tại Vịnh Chesapeake, nơi đây từng là khu dân cư đông đúc nhất vùng vịnh với dân số vào khoảng 360 người. Tuy nhiên, hòn đảo này hiện đang bị thiên nhiên “thu hồi” lại một cách nhanh chóng. Vào năm 1994, do gió và thủy triều không ngừng xâm lấn ở phần phía tây của hòn đảo, khiến người dân phải rời đi nơi khác.
Trong ảnh chỉ còn trơ trọi lại 1 ngôi nhà duy nhất, thật không may, nó cũng đã bị sập vào năm 2010. Hiện nay nơi đây chỉ còn là một vùng nước mênh mông.
>>Chiêm ngưỡng 30+ tác phẩm ‘chim thiên đường’ tuyệt mỹ của nghệ sĩ người Nga
Năm 1986 – khi Ukraine còn là một phần của Liên bang Xô Viết, sau khi xảy ra thảm họa hạt nhân Chernobyl, khu vực xung quanh nhà máy đều bị sơ tán để đảm bảo an toàn tính mạng cho người dân. Trong phạm vi cách nhà máy 1.600 km, tất cả mọi hoạt động đều bị cấm.
Các nhà khoa học ước tính, thậm chí vào 20 nghìn năm sau, con người cũng không thể sống được tại đây. Tuy vậy, sau 30 năm không một bóng người sinh sống, khu rừng bên cạnh đã bắt đầu lấn vào Chernobyl, khiến cho khu vực này gần giống với khu bảo tồn động vật.
Trong giai đoạn Chiến tranh Thế giới thứ Hai, trên đảo Ōkunoshima, Nhật Bản có một nhà máy sản xuất khí độc từng hoạt động. Sau khi chiến tranh kết thúc, nhà máy này đã bị người Nhật phá hủy và bỏ hoang. Sau đó những con thỏ từng được sử dụng làm vật thí nghiệm đã được trả về với tự nhiên, và chúng bắt đầu sinh sôi nảy nở khắp hòn đảo này. Video:
>>25 đứa trẻ hoàng gia sẽ lãnh đạo thế giới trong tương lai
Thành phố Kolmanskop đã từng là mỏ khai thác kim cương vô cùng phồn vinh. Vào năm 1954, sau khi những mỏ kim cương bị con người khai thác cạn kiệt, nơi đây đã trở thành một nơi hoang phế. Hiện nay, sa mạc lại tiếp quản khu vực này và biến nó trở về với diện mạo khi xưa.
Có lẽ bạn sẽ đặt câu hỏi: “Tại sao những chiếc tàu lại ở trên sa mạc?”
Câu trả lời là: “Vì ở đây vốn không phải là sa mạc.”
Biển Aral từng là nơi có lượng nước lớn thứ 4 trên thế giới. Nhưng hiện nay biển Aral đã bị thu hẹp 10% so với diện tích ban đầu do dự án thủy lợi phục vụ hoạt động tưới tiêu của Liên Xô. Chính vì vậy, nơi đây đã trở thành sa mạc cát mênh mông, chỉ còn lại 3 hồ nước nhỏ, và một bầy lạc đà đi lang thang quanh các xác tàu cũ.
Sau khi xảy ra sự cố hạt nhân tại hòn đảo Fukushima vào năm 2011, hàng ngàn người dân đã phải sơ tán khỏi quê hương, nhưng hầu hết họ đều không mang theo các con thú cưng. Ước tính có vào khoảng 10 nghìn con vật đã bị bỏ lại. Hiện tại, có một tổ chức do người dân Nhật Bản lập ra, sẽ có người đến đây định kỳ để mang theo thức ăn và phân phát cho các con vật bị bỏ lại này.
Sau nhiều năm, hòn đảo này cũng dần được tự nhiên phủ xanh với cây cối, khiến những ai đến nơi hoang vắng này sẽ không còn cảm giác sợ hãi, chết chóc nữa.
>>‘Người hùng’ duy nhất sống trong khu vực nhiễm phóng xạ Fukushima
Đây là một hòn đảo nằm ở phía Bắc của bờ biển California. Vào đầu thế kỷ 19, hòn đảo nhỏ này được cho là nơi thích hợp để ấp trứng của sư tử biển và chim biển, vì thế nó đã được trả lại cho tự nhiên.
Làng đánh cá Hậu Đầu Loan (Houtou Wan) nằm trên đảo Cẩu Kỷ (Gouqi), thuộc nhóm 394 hòn đảo của quần đảo Thặng Tứ (Shengsi), Trung Quốc. Sau khi nguồn tài nguyên cá dần trở nên cạn kiệt, người dân đã bỏ đi lên các thành phố lớn để tìm kế sinh nhai, bỏ lại phía sau ngôi làng âm u hoang vắng không một bóng người.
Trải qua hơn 50 năm, mẹ thiên nhiên đã phủ xanh cây cối lên những công trình kiến trúc, biến nơi đây trở thành một địa điểm xinh đẹp và thu hút khách du lịch từ khắp nơi.
Bích Ngân (T/H)
Xem thêm:
Các nhà nghiên cứu từ Đại học Tiểu bang Iowa đã phát hiện ra rằng,…
Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm thứ Năm (21/11) tuyên bố Moskva có quyền tấn…
Tổng thống đắc cử Donald Trump vào tối thứ Năm (21/11) đã công bố rằng…
Việc hiệu trưởng trường THCS Lê Văn Tám (xã Ia Piơr, huyện Chư Prông, tỉnh…
Một tiệm vàng ở huyện Yên Thành (tỉnh Nghệ An) huy động tiền gửi tiết…
Ông Trần Quân (John Chen) bị kết án vì cùng đồng phạm hỗ trợ ĐCSTQ…