Lò vi sóng là một thiết bị nhà bếp thông dụng được các bà nội trợ yêu thích bởi các lợi ích như làm nóng nhanh, rã đông, sấy khô và nhiều công dụng khác. Tuy nhiên nhiều người cũng lo lắng rằng việc làm nóng bằng lò vi sóng gây mất chất dinh dưỡng trong thực phẩm, ảnh hưởng tới sức khỏe và gây ung thư. Trên thực tế, nếu bạn sử dụng đúng phương pháp thì lò vi sóng sẽ trở thành một công cụ vô cùng an toàn, hữu ích.
Lò vi sóng có thể làm nóng thực phẩm cả bên trong lẫn bên ngoài cùng một lúc, khiến cho việc làm nóng đồ ăn trở nên rất nhanh chóng và tiện lợi. Điều này giúp cho người dùng tiết kiệm được rất nhiều thời gian, đây chính là lợi thế lớn của lò vi sóng. Hiệu quả hâm nóng thức ăn tốt như vậy là do vi sóng có khả năng xuyên thấu mạnh và có thể xâm nhập sâu vào thực phẩm lên tới 5cm. Vậy nên bề mặt và bên trong thực phẩm có thể nóng gần như đồng thời, từ đó tạo ra trạng thái nóng tổng thể.
Phương pháp làm nóng phổ biến là truyền nhiệt từ bề mặt thực phẩm rồi dần dần đi vào phần giữa thực phẩm. Chẳng hạn như khi chúng ta lấy bánh ra khỏi ngăn đá của tủ lạnh để hấp, nếu thời gian hấp ngắn, lớp ngoài của bánh sẽ nóng nhưng sau khi bẻ ra thì phần giữa vẫn còn lạnh.
Sóng vi ba trong lò vi sóng là một dạng sóng vô tuyến và chúng là các dao động của điện từ với tần số 2,450 MHz ở tầm phát sóng xa khoảng 12,24 cm.
Thông thường, chỉ mất khoảng vài giây để lò vi sóng sản sinh ra sóng và truyền vào khoang nấu. Với tần số này, sóng vi ba dễ dàng bị phản ứng bởi nước, chất béo, đường và các chất hữu cơ có trong thực phẩm. Từ đó các sóng có thể dễ dàng đi sâu vào trong thức ăn và truyền năng lượng cho nước bên trong thực phẩm. Và các phản ứng này sẽ sinh ra ma sát cực lớn giữa các phân tử và sinh ra nhiệt năng làm thức ăn nóng lên.
Trên thực tế, bất kỳ phương pháp đun nóng nào cũng sẽ làm mất chất dinh dưỡng ở các mức độ khác nhau. Làm nóng bằng lò vi sóng cũng không ngoại lệ, tuy nhiên nhiệt độ làm nóng tối đa chỉ là 100°C, vì vậy việc hâm nóng bằng vi sóng không gây tổn hại nghiêm trọng đến chất dinh dưỡng trong thực phẩm, thậm chí là so với phương pháp hâm nóng bằng ngọn lửa truyền thống của chúng ta thì mức hao hụt của lò vi sóng còn thấp hơn.
Chúng ta thường lo lắng về lượng vitamin C thất thoát lớn, nhưng lượng vitamin C hao hụt khi đun bằng lò vi sóng là tương đối nhỏ, vì đun bằng lò vi sóng chỉ tốn rất ít nước hoặc không cần thêm nước. Ngoài ra, thời gian đun nóng cũng rất ngắn nên khả năng vitamin C thất thoát là không lớn.
Tuy nhiên, cần chỉ ra rằng hâm nóng bằng lò vi sóng không phù hợp với những thực phẩm có hàm lượng nước thấp và hàm lượng chất béo cao như cá, thịt, lòng đỏ trứng, v.v. Sau khi hâm nóng những thực phẩm này trong lò vi sóng, hàm lượng axit béo không bão hòa sẽ tăng lên, đặc biệt là chuỗi axit béo n-3 sẽ giảm hơn so với các phương pháp nấu ăn thông thường của chúng ta. Thế nhưng điều này không đáng lo ngại, bởi tổn thất nghiêm trọng nhất vẫn là các phương pháp nấu ăn như chiên hoặc nướng.
Đặc biệt khi sử dụng lò vi sóng, ai cũng đều biết rằng chúng không thích hợp để hâm nóng trứng. Điều này là do có lớp vỏ dày, khi trứng được làm nóng, các phân tử bên trong chuyển động dữ dội và tạo ra rất nhiều nhiệt, thế nhưng chúng sẽ bị vỏ chặn lại và tạo ra rất nhiều áp suất lớn. Khi áp suất đạt đến điểm giới hạn, một “vụ nổ” sẽ xảy ra ngay lúc nó xuyên qua lớp vỏ và quả trứng sẽ nhanh chóng bị vỡ tung.
Hâm nóng thức ăn bằng lò vi sóng sẽ không gây ung thư. Từ góc độ thực phẩm và lò vi sóng, nó có hai lý do:
1. Nhiệt độ làm nóng của lò vi sóng không cao. Nó chủ yếu tạo ra nhiệt do sự va chạm vật lý của các phân tử nước trong thực phẩm. Nếu thực phẩm được chế biến ở nhiệt độ cao thì một số chất dinh dưỡng trong đó sẽ được sản sinh ra và một chất nào đó có khả năng gây ung thư nhất định. Ví dụ, khi protein trong thực phẩm tiếp xúc với nồng độ cao. Đặc biệt là khi thực phẩm ở nhiệt độ cao, chúng sẽ tạo ra các amin dị vòng, có tác dụng gây đột biến mạnh. Tuy nhiên nhiệt độ cao nhất trong lò vi sóng chỉ là 100 độ C.
2. Nhìn từ góc độ vi sóng, tuy vi sóng là một loại sóng điện từ nhưng chúng là sóng vô tuyến. Chúng là “anh chị em” với những chiếc radio, những chiếc điện báo và radar mà chúng ta đã biết v.v. Hơn nữa khi kết thúc quá trình hâm nóng thức ăn thì vi sóng sẽ biến mất ngay lập tức và không còn bức xạ nào nữa.
– Khi sử dụng lò vi sóng, khoảng cách an toàn khi tiếp xúc là hơn nửa mét.
– Đậy nắp hoặc bọc màng bọc thực phẩm trước khi hâm nóng.
– Không đun nóng quá mức và không bỏ bộ đồ ăn vào các vật dụng bằng kim loại, nhựa, melamine, hoặc có màu để hâm nóng.
Tan Dunci, một y tá chuyên khoa độc tố giàu kinh nghiệm ở Đài Loan nói rằng lò vi sóng làm nóng thức ăn thông qua sự rung động và ma sát của các phân tử nước, cho nên nó không làm cho thực phẩm bị hư hỏng. Vì vậy, chỉ cần sử dụng lò vi sóng đúng cách thì có thể giữ được nhiều chất dinh dưỡng hơn và hạn chế việc tạo ra chất độc hại.
Đặc biệt đối với rau nấu bằng lò vi sóng, do độ ẩm của rau được dùng để dẫn nhiệt nên các chất dinh dưỡng hòa tan trong nước như vitamin C, sunfua, hợp chất phenolic,…được giữ lại nhiều hơn so với phương pháp chần hoặc luộc truyền thống.
Tuy nhiên, không nên sử dụng lò vi sóng để nấu mì sợi, vì loại thực phẩm ăn liền này thường chứa nhiều muối, dầu, đường. Vì vậy, bạn cố gắng không ăn hoặc bổ sung thêm rau củ để dinh dưỡng được cân bằng hơn.
Ngoài ra, khả năng làm nóng của lò vi sóng không đồng đều nên cần sử dụng theo nguyên tắc “làm nóng lũy tiến”. Ví dụ: Nếu mất 2 phút để hâm nóng một phần rau, bạn có thể đun nóng trong 1 phút trước, khuấy đều rồi đun trong 1 phút cho đến khi đạt lượng yêu cầu về nhiệt độ.
Mỹ sẽ xem xét việc điều chỉnh chiến lược răn đe hạt nhân của nước…
Thượng nghị sĩ Lindsey Graham cho biết Ukraine có khoáng sản đất hiếm trị giá…
Quỹ Bảo tồn di sản văn hóa được thành lập để tiếp nhận nguồn viện…
Chứng khoán có dấu hiệu hồi phục nhưng thanh khoản vẫn duy trì ở mức…
Bắc Kinh đang chuẩn bị trở thành nước nhập khẩu nhiên liệu hạt nhân uranium…
Vì đại diện và biện hộ cho nhiều người tập Pháp Luân Công, ông Vương…