Sợ hãi là một loại thử thách mà con người sẽ gặp phải trong cuộc sống, thậm chí là một thử thách lớn. Chắc chắn rằng trốn tránh việc đối mặt với sự sợ hãi không phải là cách hay để giải quyết vấn đề về lâu dài. Vì vậy, chuyên gia sẽ chỉ bạn cách đối mặt với nỗi sợ hãi và khắc phục nó qua 3 bước.
Kurt Ela là nhà tâm lý học lâm sàng, nhà phân tâm học và phó giáo sư tại Trường Georgetown University School of Medicine. Ông đã viết trên trang Psychology Today rằng, hầu hết mọi người đôi khi đều phải đối mặt với nỗi sợ hãi. Sống chung với nỗi sợ hãi là một trong những cảm xúc bình thường của con người.
Ela chỉ ra rằng, từ “sợ hãi” (phobia) xuất phát từ tiếng Hy Lạp. Bệnh nhân của ông sợ mọi thứ, từ bác sĩ, cây cầu cho đến cả ông già Noel.
Ở người trưởng thành, nỗi sợ hãi có thể hạn chế nghiêm trọng khả năng hoạt động bình thường của một cá nhân. Ở trẻ em, nó có thể làm trầm trọng thêm tình trạng lo lắng và có thể khiến trẻ không muốn đến trường, dẫn đến ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển xã hội và giáo dục.
Một cuộc khảo sát năm 2021 do Tổ chức Y tế Thế giới WHO thực hiện cho thấy, có nhiều cách để đo lường kết quả điều trị nỗi sợ hãi cụ thể.
Nhìn chung, mọi người càng kiên trì tìm cách điều trị nỗi sợ hãi của mình thì kết quả càng tốt (tỷ lệ thành công 85,7%), vì vậy điều quan trọng là bạn phải cố gắng vượt qua và khắc phục nỗi sợ hãi của bản thân.
Nếu bạn hoặc con bạn đang trải qua nỗi sợ hãi, bạn có thể thử 3 cách dưới đây để vượt qua nó:
Điều này tương tự như việc đặt tên cho những cảm xúc tiêu cực. Việc đặt tên cho nỗi sợ hãi có thể giúp giảm bớt sức mạnh của nó. Có một ví dụ về điều này trong bộ phim hoạt hình “Monsters, Inc” do Pixar Animation Studios ở Hoa Kỳ sản xuất. Con quái vật trong tủ của cô bé bớt đáng sợ hơn khi cô bé Boo 2 tuổi đặt tên cho nó là Kitty.
Hãy tự hỏi bản thân, liệu nỗi sợ hãi của bạn có hợp lý hay không. Bởi vì nhiều nỗi sợ hãi là không đáng để ý tới, nên việc bàn luận và phân tích nỗi sợ hãi có thể giúp bạn xác định rõ ràng nỗi sợ hãi này là gì, đồng thời thay đổi cách nhìn nhận của bạn về nó. Mặc dù nhiều điều mọi người lo sợ có xác suất xảy ra thấp, nhưng điều đó không có nghĩa là những điều bạn lo sợ sẽ không xảy ra. Vì vậy, bạn phải tìm cách sống chung với những điều khủng khiếp vẫn còn tồn tại trên thế giới.
Bạn nên từ bỏ những phương pháp đối phó tạm thời như trốn tránh và dần dần học cách đối mặt một cách an toàn với những điều bạn sợ hãi. Ví dụ, nếu bạn sợ rắn, trước tiên hãy hình dung trong đầu bạn con rắn trông như thế nào, sau đó nhìn vào hình ảnh những con rắn, sau đó đến sở thú để xem rắn.
Bạn cũng có thể sử dụng các chiến lược thư giãn để giảm phản ứng tâm lý sợ hãi. Không đối mặt hoặc trốn tránh nỗi sợ hãi thường khiến cho nỗi sợ hãi mạnh mẽ hơn và trở nên tồi tệ hơn theo thời gian.
Ela kết luận rằng, trải qua nỗi sợ hãi là điều tự nhiên và bình thường của con người. Tuy nhiên, khi nỗi sợ trở nên quá mức hoặc dai dẳng, nó có thể ngăn cản mọi người tận hưởng cuộc sống hoặc sống một cuộc sống bình thường, chẳng hạn như đi du lịch, gặp bác sĩ hoặc thậm chí là đi học.
Nếu nỗi sợ hãi vẫn tiếp diễn, bạn có thể chọn tìm kiếm sự giúp đỡ từ chuyên gia tâm lý. Cho dù bạn ứng phó thế nào đi nữa, điều quan trọng là đừng để nỗi sợ hãi làm tổn thương bạn hoặc con bạn.
Cảnh sát Nhật Bản cho biết đã nộp đơn xin lệnh bắt giữ một thiếu…
Các đại biểu đồng thuận cho rằng máy điều hòa không phải mặt hàng xa…
Tối 20/11 một vụ đâm chém người đã xảy ra tại ký túc xá của…
Bộ Tài chính đang đề nghị xây dựng dự án nghị quyết của Quốc hội…
Trước bước tiến vững chắc của quân Nga, BBC chỉ ra trong một bài phân…
Gần 150 bộ hài cốt được phát hiện khi công nhân thi công cải tạo…