Đời Sống

Nhật Bản có thể xảy ra động đất cực lớn, ứng phó như thế nào?

Nhật Bản, một quốc gia nằm trên vành đai lửa Thái Bình Dương, đối mặt với nguy cơ động đất mạnh và các thảm họa thiên nhiên khác. Các chuyên gia cảnh báo rằng một trận động đất cực lớn, đặc biệt là ở khu vực rãnh Nankai, có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Trong bối cảnh đó, việc hiểu rõ cách ứng phó trong những tình huống khác nhau là cực kỳ quan trọng để đảm bảo an toàn cho bản thân và gia đình. 

Khi có động đất, trong các tình huống khác nhau sẽ ứng phó ra sao? (Ảnh minh họa: Shutterstock)

Động đất lớn nhất lịch sử có thể sắp xảy ra

Động đất lớn tại rãnh Nankai ở Nhật Bản thường xảy ra khoảng 100 năm một lần. Lần động đất trước đã trôi qua hơn 80 năm. Đặc biệt, sau trận động đất mạnh 7.1 độ xảy ra ở tỉnh Miyazaki vào tháng 8 năm nay, chính phủ và các chuyên gia đang ngày càng lo ngại về tính cấp bách của trận động đất lớn tiếp theo tại rãnh Nankai này.

Động đất rãnh Nankai là một trận siêu động đất xảy ra dọc theo rãnh Nankai, kéo dài khoảng 700 km từ khu vực Biển Đông Nhật Bản đến khu vực Kyushu. Các giả thuyết khoa học cho rằng động đất rãnh Nankai là một trong những trận động đất lớn nhất trong lịch sử, với sóng thần do động đất gây ra có thể vượt quá 10 mét.

Chủ tịch Hiệp hội Dự báo Động đất Nhật Bản và giáo sư thỉnh giảng tại Đại học tỉnh Shizuoka, ông Toshiyasu Nagao, khẳng định rằng: “Siêu động đất tại rãnh Nankai chắc chắn sẽ xảy ra. Nó có khả năng cao xảy ra vào những năm 2030 và gần như chắc chắn sẽ xảy ra vào những năm 2040 hoặc 2050.

Nhật Bản có thể xảy ra động đất cực lớn, trong các tình huống khác nhau sẽ ứng phó như thế nào? (Ảnh minh họa: Shutterstock)

Ứng phó như thế nào trong các tình huống khác nhau?

Chính phủ Nhật Bản nhấn mạnh rằng, động đất tại rãnh Nankai có thể xảy ra bất kỳ lúc nào. Tuy nhiên, khi động đất xảy ra, điều quan trọng nhất là bạn phải tự bảo vệ mình trong các tình huống khác nhau.

  1. Khi ở nhà

– Tìm nơi an toàn: Nhanh chóng trốn dưới bàn hoặc đồ nội thất chắc chắn để bảo vệ khỏi các vật rơi từ trên cao.

– Tránh xa cửa sổ: Tránh xa cửa sổ, gương hoặc các vật dễ vỡ.

– Tắt nguồn điện và khí gas: Nếu an toàn, hãy tắt bếp và nguồn điện để giảm nguy cơ cháy nổ.

– Giữ vững tinh thần: Sau khi động đất dừng lại, kiểm tra tình hình xung quanh và chuẩn bị sẵn sàng sơ tán nếu cần thiết.

– Nếu cảm nhận được rung chấn của động đất hoặc nghe thấy cảnh báo khẩn cấp, đừng hoảng sợ, trước tiên hãy đảm bảo an toàn cho bản thân.

– Đội mũ bảo hộ: Đội mũ bảo hộ hoặc dùng nón bảo hiểm để bảo vệ đầu, tránh xa các đồ nội thất lớn trong nhà. 

– Không chạy ra ngoài: Tuyệt đối không chạy ra ngoài trong hoảng loạn, vì có thể gặp nguy hiểm từ vật rơi, cửa kính vỡ hoặc cột điện đổ.

– Nếu đang nấu ăn hoặc sử dụng bếp lò để sưởi ấm, hãy lập tức tắt bếp. Nếu ở xa nguồn lửa, thì không nên cố gắng tắt bếp, thay vào đó hãy mở cửa để đảm bảo lối thoát hiểm thông thoáng.

  1. Khi ở trung tâm mua sắm

– Giữ bình tĩnh: Không hoảng sợ, làm theo hướng dẫn của nhân viên tại cơ sở.

– Bảo vệ bản thân: Nếu không có hướng dẫn từ nhân viên, hãy giữ nguyên vị trí, che chắn đầu và duy trì tư thế an toàn để đối phó với rung chấn.

– Tránh xa khu vực nguy hiểm: Tránh xa các kệ kính trưng bày, đèn treo và các vật dụng có nguy cơ rơi xuống.

– Không chen lấn: Không vội vàng lao về phía lối ra hoặc cầu thang, để tránh nguy cơ ngã hoặc bị thương do chen lấn.

  1. Khi ở trong thang máy

– Dừng thang máy ở tầng gần nhất và lập tức rời khỏi thang máy.

– Nhanh chóng thoát ra ngoài.

  1. Khi ở ngoài trời

– Tránh xa tường gạch, máy bán hàng tự động và các vật có nguy cơ đổ sập.

– Tránh xa khu vực gần các tòa nhà để không bị thương do tường, bảng quảng cáo hoặc mảnh kính vỡ rơi xuống.

– Tránh xa các khu vực đông đúc như nhà ga, vì nguy cơ tai nạn chen lấn có thể xảy ra.

– Tránh xa các nơi như tường gạch có thể sụp đổ.

  1. Khi ở chân núi

– Động đất có thể gây ra sạt lở đất, hãy chú ý đá rơi và đất trượt, cố gắng tránh xa khu vực này.

  1. Khi đang trên xe

– Nắm chắc tay vào tay vịn hoặc dây đeo trong xe để tránh bị văng ra ngoài.

– Nghe theo hướng dẫn của nhân viên hoặc hướng dẫn viên.

  1. Khi lái xe

– Không vội vàng quay vô-lăng hay phanh gấp: Việc này có thể gây tai nạn, nên giảm tốc độ từ từ.

– Bật đèn cảnh báo: Để cảnh báo các phương tiện xung quanh và kiểm tra xung quanh. 

– Đỗ xe ở lề đường, tắt máy và ở lại trong xe cho đến khi rung lắc dừng lại.

– Sau khi rung lắc dừng: Xuống xe, không khóa cửa, để chìa khóa trong xe và di chuyển đến nơi an toàn. Ngoài ra, động đất có thể khiến vật dụng từ trên rơi xuống hoặc xảy ra hỏa hoạn, vì vậy không nên rời khỏi nơi an toàn mà không có lý do.

  1. Các tình huống thường gặp sau thảm họa

Sự thiệt hại do động đất: Động đất có thể gây ra sóng thần, sập nhà, hỏa hoạn, sạt lở đất, v.v. Sau khi động đất xảy ra ở thành phố, các tình huống sau đây dễ xảy ra:

– Các tòa nhà cũ và nhà ở có thể sập đổ, gây thương vong hoặc thậm chí chôn vùi người dân. Ngoài ra, tường ngoài và cửa sổ có thể vỡ và rơi xuống.

– Giao thông tắc nghẽn: Đường phố sẽ đông đúc, khiến việc di chuyển và sơ tán trở nên khó khăn. Ở các khu vực ngoại ô, sạt lở đất có thể làm gián đoạn giao thông.

– Điện thoại khó kết nối: Vì đường dây bị nghẽn và thiết bị viễn thông bị hư hỏng, điện thoại và internet có thể không sử dụng được hoặc khó kết nối.

– Xe điện ngừng hoạt động: Động đất có thể gây gián đoạn giao thông trên đường sắt, ngay cả khi đường ray không bị hư hại, mỗi trạm cần kiểm tra an toàn, khiến tàu không thể hoạt động trong một thời gian dài.

– Cắt điện, nước, khí đốt: Có thể xảy ra mất điện, cắt nước hoặc gián đoạn khí đốt và cần thời gian để khôi phục. Trong thời gian này, việc sơ tán và sinh hoạt cần được lưu ý.

  1. Cảnh giác với dư chấn

Sau một trận động đất lớn, thường sẽ có nhiều dư chấn tiếp theo, vì vậy cần duy trì sự cảnh giác.

Sau trận động đất lớn đầu tiên, hãy chú ý đến các dư chấn có cường độ tương đương, có thể kéo dài khoảng một tuần. Đừng nghĩ rằng sẽ không còn động đất mạnh nữa.

Đặc biệt trong 2-3 ngày sau khi động đất xảy ra, thường sẽ có dư chấn mạnh hơn, vì vậy không được lơ là sự cảnh giác với các dư chấn mạnh hơn.

Nếu khu vực đó nằm trên một đứt gãy hoạt động hoặc đã từng xảy ra động đất có cường độ tương đương, hãy chú ý đến các cảnh báo liên quan ở khu vực đó.

Động đất có thể gây ra sạt lở đất hoặc đá rơi, và những trận động đất mạnh trên cấp 6 còn có thể làm tăng nguy cơ sập nhà. Cần chú ý đến tình hình mưa sau động đất, nếu không có tình huống đặc biệt, hãy tránh vào khu vực nguy hiểm.

Hiểu rõ các tình huống mà động đất có thể gây ra, bạn sẽ có thể bảo vệ an toàn cho bản thân và gia đình trong thảm họa. Trong một thế giới hỗn loạn, hãy giữ gìn sức khỏe, vì sức khỏe là quan trọng nhất!

Trúc Nhi

Published by
Trúc Nhi

Recent Posts

Hà Nội hỗ trợ đổi xe máy cũ, thí điểm ‘vùng phát thải thấp’ từ năm 2025

Các xe tải hạng nặng chạy bằng dầu diesel bị cấm lưu thông, xe ô…

2 giờ ago

Nghiên cứu: Tìm thấy hóa chất chưa xác định trong nước uống

Các nhà khoa học đã phát hiện ra một hợp chất hóa học mới trong…

2 giờ ago

Bác sĩ: ‘Giấc ngủ làm đẹp’ có thể khiến bạn rạng rỡ

Một số bác sĩ cho biết, "giấc ngủ làm đẹp" thực sự có hiệu quả,…

2 giờ ago

Serbia: Tổng thống Vucic hứa đáp ứng yêu cầu của người biểu tình sau thảm họa nhà ga xe lửa

Bị bủa vây bởi nhiều tuần biểu tình của sinh viên, Tổng thống Serbia Aleksandar…

3 giờ ago

WHO: Cập nhật thông tin về ‘Bệnh X’ bí ẩn khiến hàng chục người tử vong ở Congo

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã ban hành thông tin cập nhật về…

3 giờ ago

Reuters: ĐCSTQ có kế hoạch cho phép đồng Nhân dân tệ mất giá mạnh

ĐCSTQ đang xem xét cho phép đồng nhân dân tệ mất giá vào năm 2025,…

3 giờ ago