Quần đảo có “1-0-2” ở Peru được dệt từ cỏ dại

Quần đảo nhân tạo Uros giống như một lục địa nhỏ được dệt từ lau sậy, nằm trên hồ Titicaca – hồ cao nhất thế giới với độ cao 3.810 m so với mực nước biển. Đây là điểm du lịch nổi tiếng của đất nước Peru mà mọi du khách đến đây đều không thể bỏ lỡ.

(Ảnh: Shutterstock)

Khoảng 3.700 năm trước, người Uros di cư đến hồ Titicaca, hòa vào dòng người Aymara gần đó, rồi dần dần từ bỏ ngôn ngữ và nhiều truyền thống của mình. Họ xây dựng một thành phố nổi trên mặt nước để trốn tránh kẻ thù là tộc người Inca. Tuy nhiên sau đó người Inca tìm thấy nơi trú ngụ của người Uros và biến họ thành nô lệ. Nhưng thói quen dệt lau, sậy làm chỗ ở của họ vẫn không thay đổi.

(Ảnh: Shutterstock)

Theo cuộc điều tra dân số năm 1997, trên đảo Uros có 2000 người sinh sống. Cuộc sống của họ rất bình dị. Ngày ngày, đàn ông đi câu cá, đánh bắt vịt trời; phụ nữ thì dệt vải và xay bột. Những người muốn tìm đến lối sống năng động hơn, điều kiện cơ sở vật chất tiến bộ hơn sẽ chủ động rời khỏi đảo. Hiện tại chỉ còn khoảng vài trăm người còn sống ở hòn đảo nhân tạo này.

(Ảnh: Shutterstock)

Tạo ra một hòn đảo chắc chắn để sinh sống không khó nhưng sau 1 năm họ sẽ phải đại trùng tu. Theo thời gian, lau sậy bắt đầu thối rữa và mất đi độ chắc chắn. Để đảm bảo sự tồn tại của các hòn đảo, khoảng 3 tháng, cư dân nơi đây lại thay thế các tấm dệt lau sậy một lần.

Người Uros thu thập các cây sậy totora (loại cây sậy này có thân được dùng để làm thực phẩm, các phần còn lại làm vật liệu làm nhà, thuyền bè…) rồi dệt các sợi rễ dày đặc lại với nhau, tạo thành một lớp “đất” chắc chắn dày tới 2 mét. Họ còn biết cách chống những cây gậy dài và dây thừng neo dưới đáy hồ để hòn đảo không bị trôi theo dòng nước. Nếu được duy trì tốt, một hòn đảo có thể tồn tại trong 30 năm.

(Ảnh: Shutterstock)

Tuy ở xa đất liền, trẻ em sinh ra trên đảo vẫn được đi học đầy đủ. Các em sẽ được học cấp tiểu học ở trường Kito giáo, sau đó chuyển lên đất liền để học trung học và đại học. Đời sống của người dân cũng được hiện đại hóa khi họ tự xây dựng một đài phát thanh trên hòn đảo lớn nhất của quần đảo. Họ cũng biết dùng các tấm pin mặt trời để cung cấp năng lượng cho TV và sạc điện thoại di động.

(Ảnh: Shutterstock)

Du lịch là nguồn thu nhập chính của người Uros. Nhưng để đảm bảo cuộc sống, họ vẫn duy trì các kỹ năng săn bắn hái lượm truyền thống. Họ dùng phần cuống màu trắng của cây sậy totora để ăn và thay thế thuốc giảm đau. Các loài chim thuần hóa như Ibis được nuôi để đẻ trứng. Một số gia đình thậm chí có gia súc gặm cỏ trên đảo tự nhiên hoặc trên đất liền.

(Ảnh: Shutterstock)

Người dân Uros rất hiếu khách. Khi đến thăm quần đảo, bạn sẽ được mời mặc thử trang phục truyền thống và ngồi trên thuyền (cũng đan từ sậy) để ngắm cảnh sông nước. Họ cũng bán các mặt hàng lưu niệm như thổ cẩm, đồ gốm. Chắc chắn đây sẽ là những vật phẩm đáng nhớ về chuyến đi của bạn, bởi chúng đều được làm thủ công bởi người dân địa phương.

Minh Minh

Xem thêm:

Minh Minh

Published by
Minh Minh

Recent Posts

Một huyện của tỉnh Quảng Nam công bố dịch bệnh chó dại

Trong vòng một tuần, huyện Nông Sơn (tỉnh Quảng Nam) đã phát hiện 5 con…

2 phút ago

Hiện tượng hiếm: Nước biển dâng cao tràn vào nội thành tại nhiều tỉnh thành ở Trung Quốc

Tại Trung Quốc vào tháng trước chứng kiến hiện tượng hiếm thấy khi nước biển…

11 phút ago

Viện trưởng Viện Y Dược học dân tộc TP.HCM bị khởi tố

Viện trưởng Viện Y Dược học dân tộc TP.HCM - ông Huỳnh Nguyễn Lộc bị…

20 phút ago

Vụ án UFO lớn nhất Trung Quốc: 3 lần mất tích bí ẩn

Vào ngày 28/7, mẹ của Hoàng Diên Thu phát hiện con trai mất tích, cả…

30 phút ago

Ông Kim Jong Un cáo buộc Hoa Kỳ gây căng thẳng, cảnh báo về chiến tranh hạt nhân

Ông Kim Jong Un đã cáo buộc Hoa Kỳ gia tăng căng thẳng và khiêu…

36 phút ago

Thượng nghị sĩ Mike Rounds giới thiệu dự luật xóa bỏ Bộ Giáo dục Hoa Kỳ

Thượng nghị sĩ Đảng Cộng hòa Mike Rounds đại diện tiểu bang Nam Dakota đã…

1 giờ ago