Nhìn chung mọi người trên thế giới đều bận rộn làm việc để kiếm tiền. Tuy nhiên, có một quốc gia không thiếu tiền và công dân của họ sống và làm việc trong yên bình, mãn nguyện mà không phải lo lắng về tiền bạc.
Đất nước này chính là Thụy Sĩ.
Vì vị trí địa lý ở trung tâm châu Âu và không giáp biển nên Thụy Sĩ được coi như “trái tim” của châu Âu, giáp với Ý, Áo, Đức, Pháp và công quốc Liechtenstein. Do đó, nền văn hóa của Thụy Sĩ cũng chịu ảnh hưởng của những quốc gia này.
Thu nhập bình quân đầu người của Thụy Sĩ thuộc top đầu thế giới, con số này năm 2021 là 90.358 USD (tương đương hơn 2 tỷ đồng), chỉ đứng sau Luxembourg và Ireland. Trong khi đó, tỷ lệ thất nghiệp và thâm hụt tài khóa của nước này chỉ ở mức thấp.
Tôn chỉ của nhà nước Thụy Sĩ là: Từ khi còn trong nôi đến khi xuống mồ, chính phủ chịu trách nhiệm về mọi thứ, bao gồm giáo dục, chăm sóc y tế, v.v.
Thụy Sĩ vốn có lịch sử lâu đời về các hoạt động trưng cầu dân ý. Từ những việc lớn nhỏ, chính phủ đều lấy ý kiến người dân và nó đã ăn sâu vào tiềm thức của người dân nước này.
Vào năm 2016, khi mà Thụy Sĩ đứng đầu với thu nhập khả dụng bình quân đầu người là 6.848 USD/tháng (tương đương khoảng 156 triệu đồng), chính phủ vẫn có kế hoạch trả cho mỗi người lớn một khoản trợ cấp vô điều kiện hàng tháng là 2.500 CHF (khoảng 61 triệu đồng). Trẻ em cũng được nhận một khoản là 625 CHF (khoảng 15 triệu đồng).
Đây cũng là quốc gia đầu tiên trên thế giới lên kế hoạch tài trợ vô điều kiện cho mọi công dân.
Tuy nhiên, các cuộc thăm dò dư luận cho thấy hầu hết công dân Thụy Sĩ không hài lòng về kế hoạch “bánh ngon từ trên trời rơi xuống” này, khoảng gần 78% cử tri đã bỏ phiếu phản đối.
Họ coi “phúc lợi nhà nước từ trong nôi” này là một “kế hoạch điên rồ dành cho những kẻ lười biếng!”.
Ở Thụy Sĩ, tính tiết kiệm được coi là đức tính tốt. Người Thụy Sĩ tin vào quy luật đạo đức, với họ thì nỗ lực và khả năng chuyên môn sẽ đem lại thành quả, còn dục vọng và sự lười biếng là những thói xấu cần tránh.
Đa số người dân Thụy Sĩ nói rằng họ sẽ tiếp tục làm việc ngay cả khi nhà nước cung cấp khoản bảo đảm thu nhập này. Chỉ có 2% nhỏ cho biết họ sẽ nghỉ việc.
Mặc dù có thể thấy rằng người Thụy Sĩ rất coi trọng công việc, nhưng xét từ khía cạnh nào đó, điều này cũng phản ánh sự thoải mái khi làm việc ở Thụy Sĩ. Người dân ở quốc gia này làm việc rất chăm chỉ nhưng họ luôn cân bằng giữa công việc và cuộc sống. Họ coi trọng quyền được nghỉ ngơi, và “sẽ làm việc sau khi được nghỉ ngơi” là phương châm của họ.
Số giờ làm việc trung bình trong một tuần của mỗi người dân Thụy Sĩ là 35,2 giờ, thấp hơn so với mức 36,4 giờ/tuần của người Anh, mức 38 giờ/tuần của người Tây Ban Nha; người dân ở đây được sống trong nền dân chủ cao, bình đẳng, người dân có quyền đề nghị thay đổi hiến pháp và họ được phép trưng cầu dân ý về luật pháp mới.
Ví dụ như khi làm việc ở Thụy Sĩ, giờ trưa thật sự là một khoảng thời gian để thư giãn, cuối tuần cũng là thời gian được khuyến khích được dành cho gia đình hoặc đi dã ngoại.
Bên cạnh đó, Thụy Sĩ được đánh giá là một trong những nước an toàn nhất thế giới, tình trạng tham nhũng, tham ô cửa quyền gần như không có, năng lực điều hành của chính phủ cực tốt, môi trường sống trong lành và chất lượng dịch vụ ở mức rất cao.
Thụy Sĩ có nền kinh tế rất phát triển. Thụy Sĩ nổi tiếng và đi đầu trong lĩnh vực ngân hàng-tài chính và du lịch. Ngoài ra, Thụy Sĩ cũng xuất khẩu ra toàn thế giới các sản phẩm chất lượng cao như dược phẩm, đồng hồ, động cơ, máy phát điện, tua-bin và các sản phẩm công nghệ cao đa dạng.
Bahnhofstrasse ở Zurich là đại lộ mua sắm dài nhất và độc đáo nhất Châu Âu, đồng thời cũng là đại lộ mua sắm đắt đỏ nhất thế giới. Tại đây, bạn sẽ tìm thấy mọi thứ từ các nhà thiết kế thời trang hàng đầu đến các lựa chọn cao cấp về giày, lông thú, đồ trang sức, đồ sứ và tất nhiên là có cả đồng hồ Thụy Sĩ.
Ngoài ra còn phải kể đến thành phố Lucerne ở trung tâm của Thụy Sĩ. Tiểu thuyết gia Alexandre Dumas từng ca ngợi rằng Lucerne là viên ngọc trai trong vỏ trai đẹp nhất trên thế giới. Mỹ nhân Audrey Hepburn cũng đã từng định cư ở đây. Còn có nhà văn Victor Hugo, người đã đến Lucerne nhiều lần, ngôi nhà nhỏ nơi ông sống vẫn còn nguyên vẹn.
Cũng cần nhắc đến Interlaken, một thị trấn ven hồ mang đậm phong vị nước Anh nằm dưới chân núi Jungfrau nổi tiếng ở Thụy Sĩ. Đến đây, bạn không chỉ được đi ngắm cảnh trên hồ mà còn được đi cáp treo lên đỉnh Alps, thưởng ngoạn kỳ quan thiên nhiên núi Jungfrau. Nơi này lúc nào cũng trắng xóa tuyết phủ. Trong số những đỉnh núi băng ấy, nổi tiếng nhất là Jungfrau-Aletsch-Bietschhorn, địa điểm được UNESCO công nhận là di sản thế giới.
Moskva đã bổ sung căn cứ phòng thủ tên lửa mới mở của Hoa Kỳ…
Cảnh sát Nhật Bản cho biết đã nộp đơn xin lệnh bắt giữ một thiếu…
Các đại biểu đồng thuận cho rằng máy điều hòa không phải mặt hàng xa…
Tối 20/11 một vụ đâm chém người đã xảy ra tại ký túc xá của…
Bộ Tài chính đang đề nghị xây dựng dự án nghị quyết của Quốc hội…
Trước bước tiến vững chắc của quân Nga, BBC chỉ ra trong một bài phân…