Trước cuộc khủng hoảng an toàn thực phẩm khiến người tiêu dùng vô cùng quan ngại, Công ty ZhongAn ở Trung Quốc đã phát triển ứng dụng giám sát toàn bộ chuỗi cung ứng gà GogoChicken nhờ sử dụng công nghệ Blockchain, giúp người tiêu dùng cảm thấy an tâm hơn về thịt gà mà họ tiêu thụ, chắc chắn rằng chúng thực sự được nuôi hữu cơ và nuôi thả.
Công ty ZhongAn, một công ty hoạt động trên lĩnh vực bảo hiểm công nghệ của Trung Quốc, đã thiết kế một chiếc vòng đeo mắt cá chân giám sát và gửi thông báo nhất cử nhất động của gà. Hồ sơ điện tử này sẽ lưu ghi từ việc cung cấp trứng, cơ sở con giống, nhà máy chế biến đến các công ty hậu cần cung cấp thịt gà ra thị trường. Hay nói các khác nó chính là một biểu đồ chuỗi theo dõi việc toàn bộ vòng đời của gà hay việc cung ứng gà.
Ông Li Xuefeng, Giám đốc công nghệ (CTO) của ZhongAn, cho hay: “Mọi thông tin liên quan đến gà đều được xác thực qua Blockchain”. Tuổi đời cũng như nơi ở của gà, chúng đi bộ mỗi ngày ra sao, tình trạng ô nhiễm không khí, chất lượng nước mà chúng uống, được kiểm dịch khi nào, thời điểm đưa đi mổ, và các thông tin chi tiết khác, tất cả đều được ghi lại trong Blockchain, một loại sổ kỹ thuật số an toàn giống như loại được sử dụng trong các giao dịch cryptocurrency.
Thiết bị này được gọi là GogoChicken, nó được thiết kế nhằm “trấn an” người tiêu dùng Trung Quốc, những người đang đối mặt với khủng hoảng an toàn thực phẩm, ví dụ bán thịt lợn đã thối rữa thậm chí đã để cả thập kỷ, thịt ngâm chất tẩy trắng, thịt chuột giả thịt cừu, và thịt hết hạn. An toàn thực phẩm thường xuyên được coi là mối quan ngại hàng đầu của quốc gia này.
Công ty ZhongAn cho hay công nghệ có thể giúp tái xây dựng niềm tin của người tiêu dùng qua những tài liệu về nguồn gốc của mỗi loại thực phẩm. Ông Li nói: “Thật khó để một khách hàng thông thường có thể phân biệt được sự khác nhau giữa thịt gà nuôi lồng và gà thả.”
“Gà đi bộ” (nuôi thả rông) phát triển chậm hơn (từ 4-6 tháng so với gà công nghiệp chỉ 45 ngày) và cần một trang trại có diện tích lớn hơn, tốn kém chi phí hơn để chăn nuôi chúng so với nuôi công nghiệp; các nhà cung cấp thường “đánh tráo” gà nuôi công nghiệp với gà thả rông để bán được giá hơn. Bởi vậy, người dân Trung Quốc, từ tầng lớp trung lưu trở lên, sẵn sàng chi trả nhiều tiền hơn để mua được loại thịt gà có nguồn gốc xuất xứ đảm bảo, như gà đi bộ hoặc gà hữu cơ, họ muốn biết rằng họ mua đúng thứ cần mua.
Là một công ty bảo hiểm, Zhong An thừa nhận rằng hệ thống xác thực và truy xuất nguồn gốc của nó cũng có thể giúp giảm thiểu rủi ro cho các công ty tài chính và bảo hiểm nông sản trang trại bằng cách cung cấp dữ liệu đầy đủ và chính xác hơn. “Thị trường nông thôn rất lớn, và thị trường tài chính nông thôn cũng rất lớn… ngành nông nghiệp đang thiếu sự tích lũy dữ liệu, vì vậy, gây tốn kém và rủi ro khi thực hiện các hoạt động tài chính”, ông Li nói.
Công ty bắt đầu với gà vì quy mô thị trường của loài này lớn – mỗi năm ở Trung Quốc tiêu thụ khoảng 7 tỷ con gà, và bởi vì thiết bị theo dõi hoạt động tốt với gà, không giống như vịt (vì vịt có thể bay và lội trong nước). Nhưng công ty cho hay họ sẽ mở rộng công nghệ này cho gia súc, cừu, lợn, và các vật nuôi khác, và khả năng truy tìm nguồn gốc của chúng có thể được áp dụng cho các loại cây trồng như cà chua hay dưa hấu.
Đến tháng 9 năm 2017, ZhongAn đã ký hợp đồng với 200 trang trại; đến năm 2020, công ty hy vọng sẽ hợp tác với 2.500 trang trại về việc cung cấp thiết bị này. Bằng cách cho phép nông dân trở thành một phần của thương hiệu GogoChicken, công ty cho biết mô hình này đang thu hút những nông dân có thu nhập thấp không có khả năng tiếp thị. “Họ không cần phải lo lắng về doanh số bán hàng và thu được lợi nhuận cao hơn, khiến việc áp dụng mô hình mới của nông trại nông thôn ngày càng rộng rãi”, ông Li nói. “Một phương thức hợp tác như vậy có thể được sử dụng để giảm nghèo ở nông thôn. . . Chúng tôi không cần phải đi đến các nông trại nữa mà thường thì nông dân thường đến tìm chúng tôi.”
Không chỉ dừng lại ở ứng dụng này, ZhongAn đã lên kế hoạch cung cấp phần mềm nhận dạng khuôn mặt gà cho phép người tiêu dùng có thể đặt trước một con gà và sau đó theo dõi cả cuộc đời của nó từ xa.
Công ty ZhongAn không phải là công ty duy nhất sử dụng Blockchain để theo dõi thực phẩm ở Trung Quốc. Trước đó, JD.com, một công ty thương mại điện tử, theo dõi việc sản xuất và phân phối thịt bò nuôi ở Nội Mông Cổ và bán cho khách hàng ở Bắc Kinh, Thượng Hải và Quảng Châu. Qua quét mã QR, một người có thể xem tuổi và trọng lượng của bò, nó ăn gì, khi nào giết mổ và đóng gói, và kết quả của các đợt kiểm tra an toàn thực phẩm.
Hay Alibaba, một công ty thương mại điện tử khác của Trung Quốc, dự định sẽ sử dụng Blockchain cho thịt bò nhập khẩu từ Australia. Walmart và IBM đã thử nghiệm việc sử dụng Blockchain đối với thịt heo ở Trung Quốc và đưa ra một Liên minh An toàn Thực phẩm Blockchain vào tháng 12 năm 2017. Trung Quốc cũng đang làm việc với EU về một dự án an toàn thực phẩm quy mô lớn sử dụng Blockchain. Các nhà sản xuất thực phẩm Mỹ cũng đang bắt đầu sử dụng ứng ụng giám sát Blockchain.
Theo Fast Company
Minh Đức
Xem thêm:
Bộ Tài chính Mỹ cho biết họ đã áp đặt các lệnh trừng phạt mới…
Với mức thu từ 18.000-20.000 đồng/tháng, số tiền thu hộ, chi hộ "nước uống của…
Tổng thống Ukraine Zelensky đã thừa nhận rằng Kiev không có khả năng thực hiện…
Moskva đã bổ sung căn cứ phòng thủ tên lửa mới mở của Hoa Kỳ…
Cảnh sát Nhật Bản cho biết đã nộp đơn xin lệnh bắt giữ một thiếu…
Các đại biểu đồng thuận cho rằng máy điều hòa không phải mặt hàng xa…