Tính cách của trẻ em ở Mỹ đa phần đều cởi mở, vui vẻ, tươi sáng và tự tin. Dù là trường tư hay trường công, các em học sinh đều có thể thể hiện bản thân một cách rất thoải mái, diễn thuyết hay biểu diễn ở nơi đông người mà không hề e dè ngay từ khi còn nhỏ. Ngược lại, hầu hết trẻ em Việt Nam thì lại tỏ ra rất ngại ngùng lúng túng, dù là những em rất giỏi, nhưng ở nơi đông người vẫn thiếu tự tin khi thể hiện bản thân.
Nguyên nhân chủ yếu tạo nên sự khác biệt về tính cách giữa trẻ em ở Mỹ và trẻ em Việt Nam ngoài nền văn hóa khác nhau ra thì sự giáo dục trong gia đình cũng tồn tại khác biệt rất lớn. Dưới đây là cách mà các bậc phụ huynh ở Mỹ xây dựng sự tự tin của con trẻ, có thể cho phụ huynh Việt Nam một số gợi ý trong việc giáo dục con cái.
Mỹ là một quốc gia rất tôn trọng nhân quyền, điều này không chỉ thể hiện ở chế độ xã hội, mà còn ở mối quan hệ bình đẳng giữa người với người. Giữa các thành viên trong gia đình, bố mẹ đều sẽ vô cùng tôn trọng con trẻ về các phương diện, cũng như chú ý bảo vệ giữ gìn sự riêng tư và quyền lợi riêng của con. Khi trẻ vừa mới học nói, bố mẹ sẽ thương lượng và thảo luận cùng con về các vấn đề, họ tôn trọng sự lựa chọn và ý muốn của con, sẽ không ép buộc trẻ; và khi con phạm lỗi, các bậc phụ huynh ở Mỹ sẽ dùng phương pháp lí trí mà hữu hiệu để giúp con sửa sai. Tất nhiên sẽ không đánh mắng con giống như phụ huynh ở Việt Nam. Từ nhỏ trẻ em Mỹ được bố mẹ tôn trọng, ý thức được bản thân là một cá thể độc lập, các bé hiểu rằng mình không phải là thứ thuộc về bố mẹ và tự tin vào bản thân.
Xã hội Mỹ rất tôn trọng trẻ em, đặc biệt là giáo viên ở trường. Tất cả các giáo viên tiểu học và cấp hai đều sẽ không phân biệt trẻ có xuất sắc hay không dựa trên kết quả học tập, điều này khác với các trường học ở Việt Nam. Trường học của Mỹ sẽ không xếp thứ tự học sinh dựa trên điểm thi của các con, giáo viên cố gắng để tìm ra sở trường của học sinh ở phương diện nào đó, đối xử bình đẳng với mọi học sinh và cổ vũ các con theo đuổi điều mà mình hứng thú.
Sự tôn trọng đối với trẻ cũng thể hiện sự tin tưởng các em. Khi trẻ em Mỹ nói với bố mẹ, “Con muốn làm cái này”, “Con có thể làm tốt được việc này” v.v… bố mẹ sẽ buông lỏng để con tự mình thử. Nếu trẻ cần giúp đỡ thì bố mẹ sẽ giang tay ra giúp cũng không muộn. Như vậy các con sẽ có thể cảm thấy bố mẹ tin tưởng mình, sự tự tin cũng sẽ tăng lên.
Bố mẹ không chỉ cần phải “nới lỏng” các con, mà còn phải cổ vũ trẻ thử những điều mà trẻ muốn làm, sự tự tin và độc lập của con được xây dựng từ những việc mà bản thân trẻ làm được. Còn các bậc phụ huynh Việt Nam chỉ cho phép các con tập trung vào những môn học mà bố mẹ định sẵn, khi trẻ có điều mà mình muốn thử hoặc có ý kiến riêng, bố mẹ sẽ lập tức phủ định và đưa ra nhiều lý do. Như vậy, sự tự tin và độc lập của trẻ sẽ bị bóp nghẹt từng chút một.
Trong các gia đình ở Mỹ, dù là giữa bố mẹ với nhau hay với con cái đều đặc biệt chú trọng “sự yêu thương”. Hầu như mỗi ngày họ đều sẽ nói lời yêu thương với nhau. Không khí gia đình đầy yêu thương như thế bao hàm cả sự bao dung và thấu hiểu, cổ vũ và ủng hộ lẫn nhau.
Trẻ em Mỹ lớn lên trong tình yêu thương, từ nhỏ các em đã hiểu rằng dù mình mạnh hay yếu, thông minh hay kém trí, bố mẹ đều sẽ mãi yêu các con. Các bậc phụ huynh ở Mỹ có thể chấp nhận sự không hoàn hảo của con và tin tưởng các con có sự đặc biệt và ưu tú của riêng mình. Hơn nữa bố mẹ cũng sẽ cho các con biết rằng, nếu con làm sai thì sẽ khiến bố mẹ rất thất vọng, yêu thương là từ hai phía, vì vậy trẻ cũng sẽ cố gắng để làm tốt. Sự cổ vũ và khẳng định của bố mẹ là yếu tố quan trọng để nuôi dưỡng sự tự tin của con trẻ.
Tình yêu thương của bố mẹ cũng thể hiện ở lời khen ngợi dành cho con, khi một đứa trẻ được người khác khen ngợi và khẳng định, trong lòng trẻ sẽ có cảm giác vui vẻ thoải mái và thỏa mãn. Suy nghĩ và tình cảm của trẻ chưa trưởng thành, các em rất dễ bị sự đánh giá của người khác tác động, đặc biệt mà bố mẹ và thầy cô.
Khi con hoàn thành một việc gì đó, các bậc phụ huynh ở Mỹ đều sẽ khen ngợi trước tiên. Ví dụ như khi con tham gia biểu diễn hay thi đấu, dù trẻ có thắng hay không, thậm chí biểu diễn thất bại hay thua thiệt thì bố mẹ cũng sẽ khen ngợi tinh thần tham gia và sự cố gắng của con, hơn nữa họ cũng sẽ không ngại ngần cổ vũ trẻ lần sau làm tốt hơn.
Còn nhiều bậc phụ huynh Việt Nam thì hoàn toàn trái ngược, khi con thất bại, họ sẽ nghiêm khắc phê bình con, thậm chí có bậc cha mẹ không tiếc lời trách mắng con, tỏ ra thất vọng hay bực tức, như vậy sẽ làm tổn thương nghiêm trọng đối với sự tự tôn của trẻ, trong tiềm thức của con trẻ sẽ bắt đầu tự phủ định mình, nảy sinh tâm lý tự ti, lo lắng. Những đứa trẻ tự tin đều là nhờ được người lớn cổ vũ, dù ở nhà hay trường học, trẻ đều cần được cổ vũ và khen ngợi để tự khẳng định chính mình.
Ngọc Trúc
Xem thêm:
Một tiệm vàng ở huyện Yên Thành (tỉnh Nghệ An) huy động tiền gửi tiết…
Ông Trần Quân (John Chen) bị kết án vì cùng đồng phạm hỗ trợ ĐCSTQ…
Các cuộc biểu tình tại Trung Quốc trong quý 3 năm nay đã tăng 27%…
Ngoại trưởng Andrey Sibiga cho biết Ukraine sẽ không chấp thuận nhượng bất kỳ lãnh…
Trong cuốn sách "Dũng tràng tiểu phẩm" của tác giả Chu Quốc Trinh đời nhà…
Đâu đó và ngay đây, vẫn có những người với người vẫn tin và thương…