Trước khi trở thành một công ty công nghệ hàng đầu thế giới, Apple từng có thời kỳ đặt trụ sở tại một garage ô tô ở Los Altos, California.
Không ngoại lệ với các hãng công nghệ khác, Apple khi mới thành lập cũng gặp không ít thăng trầm. Dưới đây là những bức ảnh ghi lại những dấu ấn đáng nhớ của Apple thời kỳ đầu khởi nghiệp.
Apple do Steve Jobs và Steve Wozniak đồng sáng lập vào ngày 1/4/1976 tại Los Altos, California.
Thực tế còn có một đồng sáng lập thứ 3 ít được nhắc đến, đó chính là Ronald Wayne. Jobs đã mời Wayne về làm người dẫn hướng kinh doanh cho hai đồng sáng lập trẻ tuổi, nhưng rốt cuộc thì ông đã rời đi ngay trước khi công ty chính thức thành lập. Wayne đã bán cổ phần mình tại công ty với giá 800 USD.
Bản phác họa bằng tay logo Apple đầu tiên của Wayne, lấy ý tưởng từ câu chuyện của nhà bác học Issac Newton phát hiện ra định luật vạn vật hấp dẫn.
“Văn phòng” đầu tiên của Apple được đặt tại ga-ra ô tô của bố Jobs.
Sản phẩm đầu tiên của công ty là Apple I, nó chỉ có một bo mạch chủ cùng bộ xử lý và bộ nhớ, khách hàng phải bổ sung thêm bàn phím và màn hình. Vậy mà chiếc máy này vẫn có giá đến 666,66 USD.
Wozniak chính là người tạo ra những bộ kit cho Apple 1, và đây chính là sơ đồ thiết kế trên giấy của ông.
Cùng lúc đó, Jobs tìm kiếm nhà tại trợ cho công ty và cuối cùng, Apple đã nhận được 250.000 USD từ Mike Markkula, số tiền này tương đương 1/3 cổ phần công ty lúc bấy giờ. Mike Markkula nhờ vậy cũng trở thành nhân viên thứ 3 của Apple.
Đến năm 1977, Apple chính thức hợp nhất theo sự dẫn dắt của Markkula. Sau đó, Michael Scott, một người bên ngoài công ty được Markkula bổ nhiệm làm chủ tịch kiêm CEO Apple vì cho rằng Jobs còn quá non trẻ và chưa phù hợp với vị trí điều hành.
Cũng trong năm 1977, Wozniak phát triển thêm Apple II và chiếc máy tính này nhanh chóng tạo nên một cơn sốt giới công nghệ bấy giờ.
Ứng dụng VisiCalc (phần mềm tương tự như Excel) ra mắt cùng Apple II cũng góp phần tạo nên thành công cho chiếc máy tính này và đưa nó đến với các khách hàng doanh nghiệp.
Đến năm 1978, Apple đã có một văn phòng thực thụ, với nhiều nhân viên và dây chuyền sản xuất Apple II. Đây cũng là khoảng thời gian một số nhân viên của Apple bắt đầu mệt mỏi vì thời gian dài làm dài “chịu đựng” sự khó tính nổi tiếng của Jobs.
Năm 1979, các kỹ sư Apple được viếng thăm những ngôi trường thuộc hệ thống Xerox PARC lừng danh thế giới với sứ mệnh tìm kiếm thêm cổ đông cho công ty. Họ dự định bán ra 100.000 cổ phiếu với giá chỉ 10 USD/cổ phiếu.
Năm 1980, Apple đã cho ra đời chiếc máy tính Apple III. Tuy nhiên, Xerox PARC và Jobs nhận định đã đến lúc Apple cần suy nghĩ theo một hướng khác.
Xerox PARC đã thuyết phục Jobs rằng tương lai của máy tính chính là đồ hoạ về giao diện người dùng (GUI), chính là những gì mà chúng ta vẫn đang sử dụng hiện nay.
Ngay sau đó, Jobs khởi động dự án thứ hai mang tên Apple Macintosh (ngày nay còn gọi là Mac) đã được khởi động và đây chính là giao diện thân thiện nhất với người dùng, dù bấy giờ nó chỉ có màu trắng và đen. Tuy nhiên, giá thành sản phẩm vẫn rất đắt.
Cùng thời điểm phát hành máy tính Macintosh đầu tiên năm 1983, Apple đã có CEO mới là ông John Sculley.
Năm 1984, Apple đã chi 1,5 triệu USD cho quảng cáo có tên “1984” do Ridley Scott đạo diễn. Nó được phát sóng trong Super Bowl mùa XVIII (Siêu cúp Bóng bầu dục Mỹ) và sau đó không bao giờ được chiếu lại ở bất kỳ đâu.
Đây cũng chính là quãng thời gian mối quan hệ của Jobs và Bill Gates trở nên căng thẳng khi Microsoft tiết lộ rằng phần mềm mà Bill phát triển cho Macintosh cũng có thể hoạt động trên giao diện đồ hoạ người dùng Windows.
Đây cũng chính là thời điểm nội bộ Apple bị chia rẽ giữa Jobs và Sculley khi ông luôn chỉ trích doanh số dòng máy Macintosh không được như mong đợi và muốn thắt chặt quản lý những sản phẩm tương lai của công ty.
Mâu thuẫn đẩy lên cao trào và đến năm 1985, Jobs tiến hành “đảo chính” nhằm lật đổ Sculley. Nhưng không may, Apple khi đó đã không đứng về phía Jobs và buộc ông từ chức. Ngay sau đó, Jobs đã tìm đến NeXT, một công ty chuyên làm máy trạm cao cấp và cũng là nơi ông có toàn quyền quyết định.
Sau khi Jobs rời đi, Wozniak cũng rời bỏ Apple và bán phần lớn cổ phần của mình. Ông cho rằng, Apple đã đi sai hướng khi không còn Jobs ở đó.
Trong khi đó, Sculley lại cho rằng Apple đã tốt hơn khi giới thiệu máy tính xách tay PowerBook và hệ điều hành System 7, một hệ thống đem lại màu sắc cho loại máy Macintosh vào năm 1991. Và nó được sử dụng cho đến khi OS X ra mắt vào năm 2001.
Những năm đó, dưới sự dẫn dắt của Sculley, Apple đã dấn thân vào nhiều lĩnh vực mới nhưng không mấy thành công. Từ 1990 đến 1993, thiết bị tạo được dấu ấn nhất của Apple chính là Newton MessagePad nhưng do tính năng không nhiều mà mức giá lên đến 700 USD nên thiết bị này cũng không gặt hát được thành công.
Có thể nói rằng sai lầm của Sculley chưa dừng lại ở đó. Ông cũng đã khiến Apple mắc cạn khá lâu và tiêu tốn không ít chi phí khi cố gắng đưa System 7 lên hệ thống xử lý mới PowerPC của IBM và Motorola thay vì Intel như trước đây.
Trong lúc Apple sa lầy, Windows đã trỗi dậy, tạo được tầm ảnh hưởng và thành công với Windows 3.0. Microsoft đã đi ngược lại những gì Apple đang làm cho Mac, họ bán Windows rẻ và dựa vào lợi thế nền tảng hỗ trợ nhiều ứng dụng hơn.
Sau hàng loạt thất bài, Sculley đã chính thức bị sa thải vào năm 1993 và ban lãnh đạo đã bổ nhiệm Michael Spindler làm CEO mới. Ông này là một người Đức và đã gắn bó với Apple trong suốt quãng thời gian dài từ năm 1980.
Đáng tiếc là Michael Spindler tiếp tục dẫm lên vết xe đổ của Sculley. Chỉ sau một năm Michael Spindler điều hành, Apple ra mắt thế hệ Mac đầu tiên chạy trên hệ thống PowerPC. Tình hình vẫn không mấy khả quan và Apple đưa Gil Amelio lên làm CEO vào năm 1996.
Apple dưới bàn tay điều hành của Amelio cũng có những thành quả nhất định, đáng chú ý nhất là cho ra đời máy tính all-in-one “Twentieth Anniversary Mac” với mức giá 7.500 USD.
Tuy nhiên, Gil Amelio cũng vẫn không vực Apple dậy được. Cổ phiếu của công ty đã xuống thấp kỷ lục. Cuối cùng, Amelio quyết định mua lại những phần thuộc về Jobs ở NeXT để đưa ông trở lại với Apple. Giao dịch này đã tiêu tốn của Apple 429 triệu USD.
Ngay sau khi trở lại, Steve Jobs đã thuyết phục hội đồng quản trị bổ nhiệm mình làm CEO tạm thời của Apple và trong tuần tiếp theo, Amelio đã viết đơn từ chức.
Cũng vào năm 1997, một chiến dịch quảng cáo mới nổi tiếng của Apple mang tên gọi “Think Different” ra đời. Chiến dịch này còn nhằm mục đích tưởng niệm các nghệ sỹ và nhà khoa học nổi tiếng.
Dưới sự lãnh đạo của Steve Jobs, Apple dần dần lấy lại đà tăng trưởng. Ngoài ra, mối quan hệ giữa Apple và Microsoft cũng cải thiện hơn. Microsoft đã đầu tư 150 triệu USD cho Apple vào năm 1997.
Năm 2001, Mac OX X ra đời thay thế System 7, dựa trên những đúc kết từ hệ điều hành của NeXT.
Năm 2006, Apple đã chính thức quay về với nền tảng chung Intel và gặt hái thêm những thành công cho đến ngày nay.
Minh Ngọc
Xem thêm:
Trong một bài phát biểu quan trọng được phát sóng truyền hình hôm Thứ Năm,…
HĐGSNN vừa công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư năm…
Ông Vương Đình Huệ có sai phạm trong phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; vi…
Ông Musk và ông Ramaswamy đã cùng chấp bút một bài xã luận đăng trên…
Quân đội Ukraine thông báo trong sáng Thứ Năm Nga đã tiến hành không kích…
Hai nước Việt Nam-Malaysia vừa nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược toàn diện,…