5 thí nghiệm cho thấy cây cối cũng có tri giác và cảm xúc

Người da đỏ Bắc Mỹ có một nghi thức cổ xưa, mỗi khi cây ngô sắp kết hạt thì người phụ nữ da đỏ lớn tuổi và người già sẽ đến nơi trồng thực vật để nói chuyện với “ngô mẹ”, dùng những lời lẽ nhẹ nhàng để nói chuyện với từng cây ngô nhằm đạt được một sự đồng thuận hữu hảo: “Hãy để các con của bạn, các hạt ngô nuôi sống các con tôi! Tôi cũng sẽ bảo cho các con tôi nuôi sống các con của bạn, hơn nữa còn bảo các con tôi từ đời này qua đời khác đều trồng ngô.”

Chúng ta không thể giao tiếp trực quan với thực vật, nhưng điều đó không có nghĩa thực vật không thể thấy rõ tâm lý của con người (ảnh qua Etsy.com)

Tại Santa Rosa, California, trải qua thời gian dài ông Luther Burbank, một người kinh doanh vườn ươm nổi tiếng cùng thời với Thomas Edison đã nuôi dưỡng thành công cây xương rồng không gai. Theo ông Burbank, khi làm việc ông hay chào cây xương rồng: “Đừng sợ! Những cái gai để bảo vệ thân thể kia là không cần thiết, bởi vì đã có tôi bảo vệ rồi”… dần dần ông đã có thể nuôi dưỡng thành công loại xương rồng không gai.

Trước thành công này, ông có một chia sẻ sâu sắc rằng: “Bất kể làm thí nghiệm nào với thực vật, thì cũng nhất định không được giấu chúng. Đặc biệt là cần phải giúp đỡ chúng xuất phát từ nội tâm, có sự tôn trọng và yêu mến đối với sinh mệnh yếu đuối của chúng. Thực vật có hơn 20 loại cảm giác, hơn nữa hoàn toàn khác với cảm giác của động vật, do vậy nếu chúng ta muốn lý giải thì rất khó khăn. Không rõ cây cỏ có thể lý giải ngôn ngữ hay không, nhưng dường như có thể có một số phản ứng với ngôn ngữ”.

ông Luther Burbank và vườn xương rồng không gai (ảnh qua lutherburbank.org)

Cũng có thể nhiều người sẽ hoài nghi hoặc cười nhạo sự “giao lưu tình cảm” với thực vật như vậy. Nhưng trên thực tế, từ rất lâu các nhà khoa học đã xác minh ước chừng có khoảng hơn 400 loài thực vật có thể dự báo tình hình thời tiết. Vào thế kỷ 18, nhà thực vật học nổi tiếng Carl Linnaeus lần đầu đã phát minh và thiết kế thành công “đồng hồ hoa”.

Mấy năm gần đây, các nhà khoa học thông qua một loạt các thí nghiệm đã chứng minh thực vật cũng có cảm tình: chúng thích người ta thiện đãi chúng, ghét những người miệng đầy mùi rượi đến ngửi, thậm chí có cây còn có thể ghi nhớ, thị giác và khứu giác, chúng còn có thể cảm nhận được cảm tình và tư tưởng của bạn, và có phản ứng đối với những điều đó. Sau đây xin giới thiệu một vài thí nghiệm nổi tiếng và kinh điển.

Thí nghiệm thứ nhất: Thực vật cực kỳ thông minh.

Vào một ngày tháng 2 năm 1966, chuyên gia phát hiện nói dối Cục tình báo Trung ương Mỹ (CIA) Cleve Backster trong khi cao hứng đã nối máy dò nói dối với những chiếc lá của cây huyết dụ (1 loại cây thuộc chi Huyết Giác Dracaena), và tưới nước vào gốc cây. Khi tưới dần dần từ gốc cây lên thì ông kinh ngạc phát hiện: trên bản vẽ của máy dò nói, bút điện tử tự động ghi lại một đồ hình răng cưa không phải hướng lên trên mà là hướng xuống dưới. Loại đồ hình này rất giống với loại đồ hình mà máy vẽ ra lúc người ta vui mừng kích động!

Cánh cửa tới Tri giác Nguyên sinh: Cleve Backster bắt đầu thí nghiệm của mình với thực vật thuộc Chi Huyết Giác (Dracaena)

Khi ông chuẩn bị tiến hành một hành động đe dọa và trong đầu tưởng tượng ra hình ảnh đốt lá cây, thì sự việc còn kỳ diệu hơn nữa: ông còn chưa hành động, thì trên bản vẽ đã phát sinh thay đổi, vẽ ra biểu đồ không ngừng hướng lên.

Sau đó ông lấy diêm quẹt, ở thời khắc ông vừa quẹt, thì trên máy ghi đã xuất hiện thay đổi rõ ràng. Khi que diêm đang cháy còn chưa tiếp xúc với cây, thì kim chỉ của máy ghi đã dao động rất mạnh, thậm chí đường cong ghi lại được còn vượt ra ngoài biên của tờ giấy ghi, cái cây đã biểu hiện ra trạng thái sợ hãi ghê gớm.

Tuy nhiên, khi ông giả bộ muốn đốt lá cây, thì trên giấy vẽ lại không có loại phản ứng này. Thực vật còn có năng lực phân biệt ý đồ thật giả của con người! Những động tác giả có thể lừa được người nhưng lại không lừa được thực vật.

Cleve Backster và các đồng nghiệp đã dùng các loại cây khác và máy dò nói dối khác ở các cơ quan trên khắp nước Mỹ để làm những nghiên cứu quan sát tương tự, và đạt được những kết quả tương đồng.

Theo những tư liệu hiện nay mà tác giả bài viết có được, lần phát hiện ngẫu nhiên này của Cleve Backster cũng là thí nghiệm đầu tiên mà các nhà khoa học khám phá được về cảm tình của thực vật.

>> Thí nghiệm máy dò nói dối cho thấy thực vật cũng có tri giác (video)

Thí nghiệm 2: Khả năng siêu cảm

Ông Cleve Backster bên cạnh các công cụ thí nghiệm của mình: cây thiết mộc lan và máy dò nói dối. (Ảnh: Internet)

Backster đã từng lắp đặt một thí nghiệm như thế này: trong 3 phòng, ông đặt mỗi phòng một cây và một loại thiết bị mới thiết kế, nối cái cây vào điện cực của thiết bị, trước mặt cái cây cho một con tôm biển còn đang sống nhảy tanh tách vào trong nước sôi, và dùng thiết bị chính xác đến từng 0,1 giây để ghi lại kết quả. Sau đó ông khóa cửa lại, không cho phép bất kỳ ai tiến vào.

Ngày hôm sau, ông đi xem kết quả thí nghiệm, thì thấy 6, 7 phút sau khi tôm biển bị bỏ vào nước sôi, đường cong biểu thị hoạt động của cây gấp rút hướng lên trên. Căn cứ vào đó, Backster cho rằng, sự tử vong của con tôm khiến cho cây phản ứng mạnh mẽ, đây hoàn toàn không phải là hiện tượng ngẫu nhiên. Dường như có thể khẳng định, giữa thực vật với nhau có giao tiếp, hơn nữa thực vật và các sinh vật khác cũng có giao tiếp.

Tại đại học Yale, Backster cho một con nhện và một cái cây vào cùng một căn phòng, đẩy nhẹ con nhện cho nó bò đi. Người ta phát hiện trên giấy ghi của thiết bị xuất hiện một kỳ tích: trước khi con nhện bắt đầu bò đi, thì cái cây đã có phản ứng rồi. Điều này cho thấy cái cây có công năng siêu cảm, biết được ý đồ hành động của con nhện.

Thí nghiệm thứ 3: Trí nhớ rất mạnh

Để nghiên cứu năng lực ghi nhớ của thực vật, Backster thiết kế một thí nghiệm: cho 2 cái cây vào cùng một phòng, cho học sinh của mình tiêu hủy một cái cây trước mặt cái cây kia. Sau đó ông cho học sinh này đứng lẫn trong 9 học sinh, cùng mặc một loại quần áo, và còn đeo mặt nạ, từng người một đi qua cái cây còn sống. Khi “kẻ hủy diệt” đi qua, thì trên giấy ghi của thiết bị lập tức ghi lại tín hiệu cực kỳ mãnh liệt cho thấy sự sợ hãi đối với “kẻ hủy diệt”.

Một trong những biểu đồ đo lường phản ứng của thực vật trên máy phát hiện nói dối trong các thí nghiệm của ông Cleve Backster. (Ảnh: Internet)

Những thí nghiệm tương tự chứng minh được rằng thực vật có khả năng ghi nhớ vẫn còn rất nhiều. Ví dụ, có người nối máy dò nói dối lên một cây xương rồng, một người nhổ tận gốc cây xương rồng đó, vứt trên mặt đất, sau đó lại trồng cây xương rồng đó vào trong chậu. Khi người đó lại tiến lại gần cây xương rồng, thì kim chỉ của máy dò nói dối lập tức lay động, cho thấy cây xương rồng rất sợ người đó.

Backster còn phát hiện ra, khi thực vật đối diện với nguy hiểm rất lớn, chúng sẽ dùng một phương pháp bảo hộ bản thân giống như con người bị hôn mê vậy. Một hôm, một nhà tâm lý học người Canada đi xem thí nghiệm của Backster, cây đầu tiên không có phản ứng, cây thứ hai, thứ ba,… 5 cây đầu không có phản ứng, cho đến cây thứ 6 mới có phản ứng.

Backster hỏi nhà tâm lý học: trong công việc, ông có bao giờ ông làm cây nào bị thương không? Ông nói: “có lúc tôi sấy khô cây để cân khối lượng của nó rồi làm phân tích.” Dường như khi cây gặp nhà tâm lý học, chúng rất sợ hãi, khiến bản thân rơi vào trạng thái hôn mê để tránh thống khổ của sự tử vong. Khi ông này đi rồi, máy dò nói dối của Backster cho thấy những cái cây này lại khôi phục tri giác.

>> Nhà khoa học nổi tiếng: Ý thức là chìa khóa cho ‘Thuyết Vạn vật’

Thí nghiệm thứ 4: phân biệt thật giả

(ảnh qua moitruong.com.vn)

Qua nghiên cứu, các chuyên gia còn phát hiện, thực vật có năng lực phân biệt phi phàm, có thể thăm dò những hoạt động tâm lý vi tế của con người, từ đó có thể phán đoán liệu có phải người ta nói dối hay không.

Tiến sĩ Aristide Esser, chuyên gia tâm lý trưởng phòng nghiên cứu y học bệnh viện Rockland tại Orangeburg, New York đã hợp tác với một nhà hóa học. 2 nhà khoa học này nối điện cực lên một cây thuộc họ hải dụ, sau đó hỏi một người một loạt các câu hỏi, và còn bảo anh ta, khi trả lời một số câu hỏi có thể không nhất định nói thật. Nhưng cái cây khiến cho biểu đồ của máy dò nói dối không mấy khó khăn biểu thị rõ câu trả lời nào là nói dối.

Backster cũng làm qua thực nghiệm như vậy với một vị nhà báo, ông yêu cầu vị nhà báo này đưa ra câu trả lời phủ định bất kể là sự thực như thế nào. Backster bắt đầu hỏi thăm ngày sinh của nhà báo, một mạch nói ra 7 tháng khác nhau, trong đó có 1 tháng có ngày sinh nhật của nhà báo. Cho dù nhà báo đều đưa ra câu trả lời phủ định, thì khi ngày tháng đúng được nói ra, cái cây lập tức cho phản ứng rất rõ ràng.

Tiến sĩ Aristide Esser đã tiến hành thí nghiệm nhiều lần như sau: Cho một số người đưa ra những câu trả lời sai cho một số câu hỏi, kết quả là những cái cây mà ông nuôi dưỡng từ bé đều có phản ứng đối với những câu trả lời sai đó, ghi lại trên giấy ghi của máy.

Thí nghiệm 5: Thưởng thức âm nhạc

Thời kỳ những năm 60 của thế kỷ 20, một vị chủ vườn ươm ở nước Anh làm thí nghiệm: cho các cây thuộc họ thủy tiên vốn nở hoa mùa xuân nay nở hoa vào mùa thu. Kết quả phát hiện thấy trong một nhà ấm, vì người trợ lý vừa làm việc vừa nghe nhạc, mà vô ý khiến cho nhà ấm đó có tỷ lệ thí nghiệm thành công rõ ràng hơn các nhà ấm khác.

Sau đó, người ta còn làm các thí nghiệm âm thanh đối với thực vật. Nhà thực vật học Smith làm thí nghiệm với ngô và đậu nành, ví dụ thí nghiệm gieo hạt giống riêng biệt trong hai hộp ươm giống có nhiệt độ và độ ẩm tương đồng. Cho một hộp nghe bản Rhapsody in Blue của nhà soạn nhạc George Gershwin, còn thùng kia thì để yên tĩnh, không có âm thanh nào hết.

Kết quả cho thấy, hộp được nghe âm nhạc nảy mầm nhanh hơn, cuống cũng khô, màu lục cũng đậm hơn. Ông Smith còn cắt cây cho nghe âm nhạc và cây không nghe âm nhạc xuống cân lên, kết quả cho thấy cho dù là ngô hay đậu, thì bên nghe âm nhạc khối lượng đều lớn hơn. Ngoài ra, nhân viên nghiên cứu đại học Ottawa Canada cho hạt giống tiểu mạch nghe âm thanh tần số cao 5 kHz, thì thấy cây tiểu mạch phát triển nhanh hơn.

Năm 1968 tại Denver bang Colorado, một sinh viên tên La Reta trồng ngô, cà rốt, rau diếp, bắp cải tím trên hai mảnh đất cùng một lúc, sau đó mở cho một bên nghe nhạc piano với giai điệu từ “vui mừng” đến “vỗ về”, 12 giờ/ngày.

3 tuần sau, bên không ngừng được nghe âm nhạc ấy, thì ngoài cây bắp cải tím, các cây đều chết héo, trong đó có một số giống như bị gió mạnh thổi đổ vậy, thân cây hướng về phía rời xa nguồn âm thanh mà đổ rạp xuống; bên không nghe âm nhạc thì đều sinh trưởng bình thường.

Tiếp theo đó, La Reta và giáo viên của anh là Plowman cùng nhau nghiên cứu, kết quả phát hiện, thực vật thích nhất là âm nhạc phương đông, đặc biệt là những nhạc cụ dây Sitar của Ấn Độ, có những cây sau khi nghe những âm nhạc này, có thể sinh trưởng với tốc độ nhanh gấp đôi bình thường. Kế sau nhạc cụ dây là âm nhạc cổ điển, đặc biệt là những âm nhạc có ý vị tình cảm con người như của Bach, Haydn; lúc này cây sẽ hướng về phía nguồn âm nhạc mà sinh trưởng.

Ngoài ra, ngoại trừ các loại âm nhạc thuộc bộ gõ thì nhạc jazz, âm nhạc dân gian, nhạc đồng quê và âm nhạc các nước phương Tây dường như không có ảnh hưởng gì đối với cây cối. Đặc biệt, cây cối rất ghét nhạc rock, bởi vì cây thường phát triển hướng ra xa khỏi nhạc rock để né tránh, thậm chí dẫn tới phát triển dị thường.

>> Nhạc sàn, nhạc rock ảnh hưởng thế nào đến sức khỏe?

Ngoài ra, có một số nhà khoa học cân nhắc từ phương diện vật lý học và sinh học, cho rằng sóng của âm nhạc có tác dụng trợ giúp trong việc sản xuất protein dùng cho sự tăng trưởng của tế bào. Năm 1993, một nhà khoa học đã dùng cây cà chua làm thí nghiệm, kết quả là 27% số cây tăng chiều cao, đơm hoa kết quả cũng lớn. Nhưng có một số cây cà chua có xuất hiện hiện tượng thân hoại tử, ông cho rằng đây là do phát âm nhạc “quá mức” tạo thành.

Những thí nghiệm như vậy vẫn còn rất nhiều

Các nhà khoa học Mỹ, Đức, Nga và nhiều quốc gia khác đều tiến hành nghiên cứu cảm tình của thực vật, không thể kể hết ở đây. Đương nhiên, cũng có người cho rằng điều này là hoang đường. Nhưng thời cổ xưa người ta hay nói “vạn vật đều có linh”; những thí nghiệm trên có thể làm bằng chứng cho quan điểm này.

Kỳ thực chúng ta hãy thử suy nghĩ: thực vật biết gió lúc nào thì có lợi cho việc sinh sản thế hệ sau, biết làm thế nào để sống hài hòa với những động vật xung quanh, biết nhường chỗ để tán cây không che phủ “bạn” của chúng… Tất cả những điều này, một quần thể những “sinh mệnh” không có trí tuệ và tình cảm có thể làm được sao?

Cơ chế các phản ứng này của thực vật vẫn còn đang đợi các nhà khoa học nghiên cứu thêm một bước nữa. Nhưng chừng này các bằng chứng xác thực là đủ để con người – vốn tự nhận là “trí tuệ đứng đầu vạn vật” – phải suy nghĩ sâu sắc.

Chúng ta chỉ là một bộ phận nhỏ của thế giới tự nhiên. Chúng ta không thể nói chuyện trực tiếp với thực vật, nhưng không có nghĩa là thực vật không hiểu rõ tâm lý của nhân loại. Những điều bí mật chưa giải được về giới tự nhiên có thể vượt xa những gì chúng ta tưởng tượng được rất nhiều.

Nguyên Khánh (dịch và tổng hợp)

nguyên khánh

Published by
nguyên khánh

Recent Posts

Một ứng viên xin rút công nhận chức danh phó giáo sư năm 2024

HĐGSNN vừa công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư năm…

5 giờ ago

Ông Vương Đình Huệ bị kỷ luật cảnh cáo

Ông Vương Đình Huệ có sai phạm trong phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; vi…

6 giờ ago

Ông Musk và ông Ramaswamy viết bài xã luận trên WSJ vạch ra tầm nhìn về DOGE

Ông Musk và ông Ramaswamy đã cùng chấp bút một bài xã luận đăng trên…

7 giờ ago

Kiev: Nga dùng tên lửa đạn đạo xuyên lục địa tấn công Ukraine

Quân đội Ukraine thông báo trong sáng Thứ Năm Nga đã tiến hành không kích…

8 giờ ago

Việt Nam và Malaysia nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược toàn diện

Hai nước Việt Nam-Malaysia vừa nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược toàn diện,…

9 giờ ago

TP.HCM đề xuất xóa nợ quá hạn, khó thu hồi cho người nghèo

UBND TP.HCM vừa đề xuất dùng ngân sách địa phương để xử lý nợ quá…

10 giờ ago