Cho dù bạn có quan điểm thế nào về thực phẩm biến đổi gen (GMO), thì những sự sửa đổi sinh học tương đối mới này đang tàn phá môi trường và cả sức khỏe con người, như đã được chứng minh trong các tài liệu khoa học. Dưới đây là bảy ví dụ cụ thể:
Không thể phủ nhận những thay đổi sinh thái to lớn xảy ra do GMO và sự gia tăng tương ứng nhanh chóng của các hóa chất. Nông dân trên khắp Bắc Mỹ ngày nay đang phải đối mặt với sự xâm lấn nhanh chóng của “siêu vi khuẩn” và “siêu cỏ”, những sinh vật gây hại này là kết quả trực tiếp của công nghệ sinh học.
Ví dụ, trong số 13 loài sâu bệnh chính được kiểm tra trong một nghiên cứu năm 2011 công bố trên tạp chí Khoa học môi trường Châu Âu (Environmental Sciences Europe), 5 loài được phát hiện hoàn toàn miễn nhiễm với các chất độc được chuyển gen vào ngô Bt và bông Bt. Và gần đây hơn, nông dân Brazil đã cho biết rằng ngô GMO không còn kháng được sâu bệnh nữa.
Những người đề xướng GMO thường cho rằng nếu không có công nghệ sinh học, thế giới sẽ chết đói. Tuy nhiên thuốc trừ cỏ và các hóa chất khác áp dụng cho GMO đang giết chết ong, bướm và các loài thụ phấn khác, vốn là yếu tố quan trọng trong việc sản xuất 1/3 lượng lương thực trên thế giới.
Theo số liệu năm 2014, ong mật, loài tạo ra khoảng 80% số vụ thụ phấn, đang chết dần với tốc độ 30% mỗi năm. Thuốc trừ sâu Neonicotinoid và các thuốc trừ sâu khác để lại dư lượng trên cây trồng. Các loài ong bướm khi thụ phấn trên các cây trồng này sẽ nhiễm dư lượng thuốc trừ sâu – thứ sẽ phá hủy từ bên trong và giết chết chúng. Giáo sư người Đức, Hans-Hinrich Kaatz đã trả lời với tờ báo Spiegel trực tuyến rằng các hóa chất trong cây trồng biến đổi gen đã làm hủy hoại ruột của ong, khiến chúng dễ bị ký sinh trùng và nhiễm trùng.
Với hạt giống tự nhiên, nông dân được tự do bảo quản và sử dụng lại chúng năm này qua năm khác theo hình thức tự cung tự cấp. Nhưng GMO đòi hỏi hạt giống phải được mua lại hàng năm, dẫn đến việc kiểm soát thực phẩm rơi vào tay của một số tập đoàn xuyên quốc gia, những người duy trì chính sách độc quyền hạt giống. Những tập đoàn này có thể tăng giá hạt giống và biến người nông dân thành nô lệ.
Từ năm 2015, có 19 quốc gia và vùng lãnh thổ ở châu Âu đã không cho phép gieo trồng thực phẩm biến đổi gen.
Nếu GMO chỉ tồn tại trong các mảnh vườn được cách ly, mối đe dọa đối với nhân loại có thể bị loại bỏ. Tuy nhiên, bởi vì chúng sinh trưởng trong môi trường mở cùng với các cây trồng tự nhiên và hữu cơ đòi hỏi phải thụ phấn khác, mối đe dọa ô nhiễm gen chéo gần như là chắc chắn xảy ra, điều đó có nghĩa là toàn bộ nguồn cung lương thực toàn cầu rốt cuộc sẽ bị ô nhiễm gen bởi phấn hoa của các loài GMO.
Dù bạn có tin hay không, các công ty sinh học như Monsanto đã thực sự kiện những người nông dân vốn đang có vụ mùa thất bát vì vô tình sử dụng hạt giống bị nhiễm gen GMO để canh tác. Lý do là vì GMO là tài sản trí tuệ được cấp bằng sáng chế, nghĩa là chúng không được phép sử dụng nếu không trả tiền hoặc được các công ty cho phép.
Nông dân thường bị lôi kéo vào việc trồng các loại cây GMO vì những hứa hẹn về việc tăng sản lượng và tổn thất cây trồng ít hơn. Nhưng khi trồng cây GMO, họ lâm vào cảnh nợ nần và dẫn đến phá sản, đặc biệt là ở các nước nghèo. Đây là một trong những lý do khiến cho vào một thời điểm, trung bình có khoảng 1000 nghìn nông dân canh tác tác GMO ở Ấn Độ tự sát mỗi tháng vì mất khả năng trả nợ.
Sự tồn tại của Trái Đất phụ thuộc vào sự sống của cây cối vốn rất phong phú, đa dạng và cân bằng trong các phạm vi của một hệ sinh thái đa dạng. Tuy nhiên, GMO là sự phản bác của tất cả những điều này, nó duy trì một hệ thống độc canh không bền vững gây ra xói mòn và bạc màu đất và cuối cùng khiến cho đất chết.
Bài viết của Jonathan Benson, cộng tác viên của tạp chí Natural News
Thiện Tâm biên dịch
Xem thêm:
Trước tình hình căng thẳng, Hungary đang lên kế hoạch triển khai hệ thống phòng…
Chuẩn Đô đốc Thomas Buchanan tuyên bố rằng Mỹ sẵn sàng sử dụng vũ khí…
Putin: Nếu Mỹ muốn chiến thì Nga cũng phải theo, và tên lửa bắn vào…
HĐGSNN vừa công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư năm…
Ông Vương Đình Huệ có sai phạm trong phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; vi…
Ông Musk và ông Ramaswamy đã cùng chấp bút một bài xã luận đăng trên…