Có câu ngạn ngữ rằng: “Người ta không nghỉ việc, họ chỉ rời xa các ông chủ xấu tính”. Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy có một sự thật đằng sau câu nói này: những vấn đề về ông chủ hay cấp trên trong việc khiến nhân viên hài lòng có vai trò quan trọng hơn nhiều so với những yếu tố khác. Nhưng điều gì có thể khiến người ta trở thành một ông chủ tuyệt vời?
Các nghiên cứu về những nhà lãnh đạo thường tập trung vào phong cách hay sự lôi cuốn của họ, nhưng hãy nhìn vào một khía cạnh khác: Nhân viên sẽ thế nào nếu ông chủ của họ am hiểu kỹ thuật hơn? Nghĩa là, ông chủ có thực sự là một chuyên gia trong tổ chức kinh doanh? Mức độ chuyên môn mà họ có? Năng lực của ông chủ là một khái niệm đa diện. Do đó, chúng tôi đã đo lường nó theo 3 cách khác nhau:
Bằng cách sử dụng 3 thước đo về năng lực của ông chủ, chúng tôi nhận thấy rằng nhân viên sẽ hạnh phúc hơn nhiều khi họ được lãnh đạo bởi những người có chuyên môn cao trong lĩnh vực kinh doanh cốt lõi của doanh nghiệp.
Điều này cho thấy rằng khái niệm thế nào là một ông chủ tốt cần được nhìn nhận lại. Người ta thường nói rằng để một kỹ sư dẫn dắt các kỹ sư khác, hay một biên tập viên lãnh đạo các biên tập viên khác thật là một ý tưởng tồi. Một người quản lý tốt không cần kỹ thuật chuyên môn, thay vào đó là sự kết hợp giữa các phẩm chất như uy tín, kỹ năng tổ chức và trí tuệ cảm xúc. Tất nhiên, những phẩm chất này là thiết yếu, nhưng nghiên cứu của chúng tôi cho thấy sự hiểu biết về kỹ thuật cũng đóng vai trò rất quan trọng.
Nghiên cứu về chủ đề năng lực kỹ thuật của lãnh đạo gần đây đang có chiều hướng phát triển. Ví dụ như những bằng chứng hiện đại cho thấy, các bệnh viện có thể làm tốt hơn nếu được lãnh đạo bởi các bác sĩ chứ không phải bởi các nhà quản lý chung; các đội bóng rổ Hoa Kỳ sẽ chơi tốt hơn nếu được huấn luyện bởi một cựu cầu thủ bóng rổ của All Star; đội đua xe Công Thức Một sẽ chạy tốt hơn nếu được dẫn dắt bởi một cựu tay đua; và các trường đại học sẽ làm tốt hơn khi được lãnh đạo bởi các nhà nghiên cứu hàng đầu chứ không phải là các nhà quản lý tài năng.
Trong dự án này, chúng tôi đã nghiên cứu 35.000 nhân viên và nơi làm việc được lựa chọn ngẫu nhiên từ cả Hoa Kỳ và Anh. Chúng tôi sử dụng phương pháp truyền thống để đo lường sự hài lòng của nhân viên, chẳng hạn như câu hỏi khảo sát mà chúng tôi dùng ở Mỹ: “Bạn cảm nhận thế nào về công việc của mình?”
1 = “Không thích chút nào”
2 = “Không thích lắm”
3 = “Khá tốt”
4 = “Rất tốt”
Kết quả cho ra điểm trung bình là 3,2.
Trong khi đó ở Anh quốc, chúng tôi hỏi: “Vui lòng chọn điểm của bạn trong thang điểm 7”, từ “Tôi hoàn toàn hài lòng với công việc của mình” cho đến “Tôi hoàn toàn không hài lòng với công việc của mình”. Chúng tôi nhận thấy câu trả lời ở Anh có điểm trung bình khoảng 5,3.
Nhìn chung, bảng điểm kết quả này là khá tốt, nhưng không phải là tuyệt vời. Các nhân viên cảm thấy hạnh phúc tàm tạm.
Khi chúng ta nhìn kỹ hơn vào dữ liệu, sẽ thấy sự xuất hiện của một mô hình nổi bật lên. Lợi ích của việc có một người sếp am hiểu kỹ thuật là nhân viên sẽ dễ dàng cảm thấy hài lòng với công việc hơn. Ngay cả chúng tôi cũng rất bất ngờ bởi mức độ ảnh hưởng này. Chẳng hạn, đối với nhân viên Mỹ, việc cấp lãnh đạo am hiểu kỹ thuật có tầm quan trọng với sự hài lòng của nhân viên hơn cả mức lương của họ trong việc (ngay cả khi lương thực sự cao).
Mặc dù, chúng tôi thấy rằng nhiều yếu tố có thể ảnh hưởng đến hạnh phúc nơi làm việc, chẳng hạn như chế độ làm việc, trình độ học vấn, chức vụ và ngành nghề cũng đóng vai trò thiết yếu, chúng thậm chí không liên quan gì nhiều đến năng lực kỹ thuật của người quản lý. Tuy nhiên, chúng tôi thấy rằng khi nhân viên vẫn làm công việc cũ nhưng có một người quản lý hay lãnh đạo mới am hiểu kỹ thuật hơn thay thế, thì sự hài lòng đối với công việc của nhân viên đó sẽ được tăng lên.
Điểm mấu chốt là nhân viên sẽ cảm thấy hạnh phúc hơn khi sếp của họ biết họ đang nói đến điều gì và chính điều đó đã thúc đẩy năng suất làm việc. Ngày càng có những bằng chứng từ các thí nghiệm ngẫu nhiên cho thấy rằng khi sếp làm cho nhân viên trở nên hạnh phúc hơn, năng suất cũng sẽ theo đó mà tăng cao.
Một nghiên cứu cho thấy rằng sự gia tăng cảm giác hạnh phúc dù nhỏ nhưng cũng tạo ra thêm 12% năng suất lao động. Hơn nữa, khi nhân viên hài lòng với công việc, ý định bỏ việc cũng sẽ giảm bớt. Cuối cùng, nghiên cứu cũng chứng minh rằng các doanh nghiệp có những nhân viên hạnh phúc thường có sự tăng trưởng giá cổ phiếu tốt hơn trong tương lai.
Có thể nói, một vị sếp có “cái bóng” rất dài (sự ảnh hưởng lớn). Nếu họ là người am hiểu kỹ thuật, bạn sẽ hài lòng hơn đối với công việc. Và mức độ hài lòng đối với công việc của nhóm làm việc chung với bạn cũng phụ thuộc vào năng lực kỹ thuật của chính bạn.
Theo Harvard Business Review
Hoàng Vũ
Xem thêm:
Bộ Tài chính đang đề nghị xây dựng dự án nghị quyết của Quốc hội…
Trước bước tiến vững chắc của quân Nga, BBC chỉ ra trong một bài phân…
Gần 150 bộ hài cốt được phát hiện khi công nhân thi công cải tạo…
Các nhà nghiên cứu từ Đại học Tiểu bang Iowa đã phát hiện ra rằng,…
Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm thứ Năm (21/11) tuyên bố Moskva có quyền tấn…
Tổng thống đắc cử Donald Trump vào tối thứ Năm (21/11) đã công bố rằng…