7 nhà cung cấp VPN Hồng Kông bị cáo buộc tiết lộ dữ liệu người dùng

Mới đây, 7 nhà cung cấp dịch vụ VPN miễn phí tại Hồng Kông đã bị cáo buộc tiết lộ dữ liệu cá nhân của người dùng, trong đó có nhật ký kết nối, địa chỉ, thông tin thanh toán, mật khẩu đăng nhập và lịch sử duyệt web.

Cảnh sát Hồng Kông xịt hơi cay vào một phóng viên. (Ảnh: United Social Press)

VPN (Virtual Private Network), tức “Mạng riêng ảo”, có chức năng cho phép người sử dụng thiết lập mạng riêng ảo trên internet. Đây là một công cụ giúp người dùng bảo mật các thông tin riêng tư của mình trên không gian mạng. Khi kết nối thiết bị với VPN, nó sẽ mã hóa tất cả các thông tin, dữ liệu trao đổi qua lại giữa người dùng và trang web mà họ đang truy cập. Nhờ đó, thông tin được truyền tải một cách an toàn và người dùng không phải lo lắng về vấn đề bị lộ dữ liệu cá nhân, vị trí truy cập. Vậy nên, VPN được rất nhiều người trên toàn cầu sử dụng. Đặc biệt, do điều kiện chính trị, xã hội nên đa số người Hồng Kông đều dùng dịch vụ VPN để làm việc trên môi trường internet.

>> Hướng dẫn cài app VPN “vượt tường lửa” cho điện thoại

Tuy nhiên, có thông tin cáo buộc một số nhà cung cấp VPN miễn phí tại Hồng Kông đã làm lộ dữ liệu cá nhân của người dùng. Cụ thể, theo tờ Engadget, nhóm nghiên cứu bảo mật VPNMentor cho biết danh sách các nhà cung cấp VPN bị cáo buộc ở Hồng Kông gồm UFO VPN, FAST VPN, Free VPN, Super VPN, Flash VPN, Secure VPN và Rabbit VPN.

Trong đó, UFO VPN tuyên bố rằng họ không thể khóa dữ liệu bị rò rỉ một cách nhanh chóng vì tình hình thay đổi nhân sự do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19. Bên cạnh đó, họ nói rằng các nhật ký kết nối (logs) chỉ được dùng để theo dõi hiệu quả và không định danh người dùng. Dù vậy, CompariTech (website chuyên cung cấp thông tin nhằm nghiên cứu và so sánh các dịch vụ công nghệ) và nhóm VPNMentor cho hay có thể lọc ra các tên tuổi xác định trong dữ liệu rò rỉ, do đó tuyên bố trên của UFO VPN là không chính xác.

Báo cáo của VPNMentor về vụ rò rỉ dữ liệu của các nhà cung cấp dịch vụ VPN tại Hồng Kông. (Ảnh: Chụp màn hình)

Điểm đáng chú ý là sự việc xảy ra với các dịch vụ VPN nhãn trắng (White Label). Đây là dịch vụ mà một số công ty có thể đổi thương hiệu dịch vụ mà không chịu trách nhiệm cho các khiếu nại xảy ra đối với dịch vụ của họ. Vì lẽ đó, các chuyên gia khuyến cáo người dùng tốt hơn hết hãy lựa chọn các thương hiệu dịch vụ VPN có uy tín.

>> ĐCSTQ: Mưu đồ bá quyền kỹ thuật số và giám sát khắp thế giới

Ngoài ra, điều này cũng đặc biệt nguy hiểm khi các dịch vụ VPN nói trên đến từ Hồng Kông. Nhiều nhà hoạt động tại đây đã dựa vào VPN để tránh sự giám sát và kiểm duyệt từ chính phủ Trung Quốc. Mặc dù không rõ có bao nhiêu thông tin được công khai, nhưng qua đó, có lẽ lời khuyên đưa ra cho người dùng internet nói chung là: đừng tiếc tiền nếu bạn cần dịch vụ VPN tốt bởi có thể nó sẽ quyết định sự an toàn của bạn trong tương lai.

Theo Engadget,
Phan Anh

Published by

Recent Posts

Nghiên cứu: Kẽm giúp chống lại tình trạng kháng kháng sinh ở vi khuẩn

Các nhà nghiên cứu từ Đại học Tiểu bang Iowa đã phát hiện ra rằng,…

21 phút ago

Tổng thống Putin cảnh báo sẽ trả đũa các quốc gia cung cấp vũ khí tấn công Nga

Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm thứ Năm (21/11) tuyên bố Moskva có quyền tấn…

47 phút ago

Ông Trump chọn bà Pam Bondi là ứng cử viên mới cho chức tổng chưởng lý Hoa Kỳ

Tổng thống đắc cử Donald Trump vào tối thứ Năm (21/11) đã công bố rằng…

1 giờ ago

Gia Lai: Hiệu trưởng nhiều ngày không đến trường, giáo viên huyện biên giới bị chậm lương

Việc hiệu trưởng trường THCS Lê Văn Tám (xã Ia Piơr, huyện Chư Prông, tỉnh…

2 giờ ago

Tiệm vàng tại Nghệ An mở sổ tiết kiệm như ngân hàng

Một tiệm vàng ở huyện Yên Thành (tỉnh Nghệ An) huy động tiền gửi tiết…

2 giờ ago

Bị phạt 20 tháng tù vì hỗ trợ ĐCSTQ đàn áp Pháp Luân Công tại Mỹ

Ông Trần Quân (John Chen) bị kết án vì cùng đồng phạm hỗ trợ ĐCSTQ…

3 giờ ago