Ai bí mật “đục lỗ” dưới đáy Đại Tây Dương?

Cách đây vài ngày, các nhà khoa học thuộc Cục quản lý Khí quyển và Đại dương Quốc gia Hoa Kỳ (NOAA) đã phát hiện một dãy lỗ, dường như là nhân tạo, nằm dưới đáy biển Đại Tây Dương.

Các nhà khoa học tại Cục quản lý Khí quyển và Đại dương Quốc gia Hoa Kỳ (NOAA) phát hiện ra một dãy lỗ bí ẩn dưới đáy Đại Tây Dương, nghi là do nhân tạo. (Ảnh: NOAA)

Ngày 25/7, NOAA tweet rằng hôm 23/7 các nhà nghiên cứu của cơ quan này đang vận hành tàu nghiên cứu đáy biển “Okeanos Explorer” thì phát hiện một số lỗ được xếp thành một đường nét đứt dưới đáy biển Đại Tây Dương.

“Nguồn gốc của những chiếc lỗ này dường như đã khiến các nhà khoa học phải bối rối. Chúng có vẻ là do nhân tạo, nhưng những đống trầm tích nhỏ xung quanh cho thấy, chúng được đục bởi một thứ gì đó”, NOAA cho biết trong một tweet.

NOAA viết trên Twitter và Facebook rằng: “Điều gì đã tạo ra những dấu vết đó dưới đáy đại dương? Nguồn gốc của nó đang khiến các nhà khoa học bối rối”.

Tiến sĩ Vecchione, một chuyên gia của NOAA, thừa nhận: “Có điều gì đó đang diễn ra nhưng chúng tôi chưa thể giải mã. Còn có rất nhiều bí ẩn về hàng lỗ dưới đáy biển mà chúng tôi mới vừa phát hiện ra ở Azores”.

Còn các nhà khoa học tại Viện Nghiên cứu Biển ở Na Uy nhận định: “Chúng đều do sinh vật biển tạo nên trong quá trình đi hoặc bơi trên lớp trầm tích. Cũng có thể do sinh vật biển đào hang dưới lớp cát và đâm lên tạo thành lỗ”.

Cảm thấy khó hiểu về sự xuất hiện và nguồn gốc của dãy lỗ này, các nhà khoa học đã tìm kiếm lời giải thích khả thi từ công chúng.

(Nội dung tweet: “Trong buổi lặn #Okeanos vào thứ Bảy, chúng tôi đã nhìn thấy một số lỗ dưới đáy biển. Nguồn gốc của chúng đã khiến các nhà khoa học bối rối. Những chiếc lỗ trông có vẻ là nhân tạo, nhưng những đống trầm tích nhỏ xung quanh cho thấy chúng được đục … bởi một thứ gì đó. Giả thuyết của BẠN là gì?”)

Ngày 23/7, những bức ảnh do NOAA chia sẻ được chụp bởi thiết bị điều khiển từ xa (ROV) của Okeanos Explorer. ROV đã khám phá Sống núi giữa Đại Tây Dương (Mid-Atlantic Ridge) và Cao nguyên Azores ở phía bắc Azores.

Nhiệm vụ này là một phần của “Voyage to the Ridge 2022” (Hành trình Sống núi năm 2022), NOAA cho biết trên trang web của mình. NOAA đã thực hiện nhiệm vụ này lần thứ 2 từ ngày 9 – 30/7, lần đầu tiên từ ngày 14/5 – 7/6.

Mục đích chính của “Voyage to the Ridge 2022” là khám phá và khảo sát các khu vực biển sâu ít được biết đến như Sống núi giữa Đại Tây Dương và Cao nguyên Azores.

Sống núi giữa Đại Tây Dương, trải dài 10.000 dặm (16.000 km) từ bắc xuống nam, là dãy núi dài nhất thế giới và là một trong những đối tượng địa lý nổi bật nhất trên Trái đất.

Cơ quan này cho biết phần lớn Sống núi giữa Đại Tây Dương nằm trong đại dương, vì vậy hầu hết nó vẫn chưa được khám phá. Động đất thường xuyên xảy ra trên Mid-Atlantic Ridge do quá trình mở rộng kiến ​​tạo vỏ trái đất khá tích cực.

Bình Minh

Bình Minh

Published by
Bình Minh

Recent Posts

Đàm luận về màu sắc và văn hóa tu luyện (P2)

Trong các cuốn sách kinh điển về vật liệu học mỹ thuật và lịch sử…

3 phút ago

Truyền thông Mỹ: Tham vọng thực sự của ĐCSTQ không phải ở Đài Loan mà là Siberia

Một báo cáo chỉ ra rằng mục tiêu thực sự của Trung Quốc để mở…

7 phút ago

Tổng thống Trump ký dự luật trị giá 3,3 nghìn tỷ USD, củng cố cắt giảm thuế

Tổng thống Trump hôm thứ Sáu (4/) đã ký "Dự luật Lớn Tuyệt đẹp" thành…

13 phút ago

Vì sao ĐCSTQ hoang mang lo sợ khi Mỹ-Việt đạt được thỏa thuận thương mại?

Mỹ và Việt Nam đã đạt được một thỏa thuận thuế quan, khiến Việt Nam…

23 phút ago

Cựu phó Chủ tịch Phú Thọ đánh bạc 7 triệu USD tại khách sạn Pullman

VKSND Tối cao truy tố 141 bị can trong vụ đánh bạc hơn 2.576 tỷ…

2 giờ ago

Hà Nội phê duyệt quy hoạch khu công viên 60,4 ha tại Mê Linh

UBND TP. Hà Nội vừa phê duyệt quy hoạch chi tiết Khu công viên -…

2 giờ ago