Hôm 25/2 vừa qua, Ấn Độ đã công bố các quy tắc mới để điều chỉnh những công ty truyền thông xã hội lớn, chẳng hạn như Facebook và Twitter. Động thái này nằm trong nỗ lực mới nhất của chính phủ, đứng đầu là Thủ tướng Narendra Modi, nhằm thắt chặt kiểm soát đối với các Big Tech (hãng công nghệ lớn).
Các quy tắc được đưa ra sau khi Twitter phớt lờ lệnh hủy bỏ nội dung về các cuộc biểu tình của nông dân, diễn ra từ năm 2018, nhằm kiểm soát những gì mà hãng coi là thông tin sai lệch hoặc bất hợp pháp.
Các biện pháp mới sẽ yêu cầu các công ty truyền thông xã hội lớn thiết lập cơ chế giải quyết khiếu nại và chỉ định các giám đốc điều hành phối hợp với cơ quan thực thi pháp luật, chính phủ cho biết trong một thông báo.
Chính phủ cho hay rằng các hướng dẫn trong bộ quy tắc đạo đức truyền thông kỹ thuật số của họ là cần thiết để buộc các phương tiện truyền thông xã hội và các công ty khác phải chịu trách nhiệm về việc hành vi lạm dụng.
Các công ty truyền thông xã hội nên “có trách nhiệm hơn,” Bộ trưởng Công nghệ thông tin Ravi Shankar Prasad nói với các phóng viên khi phác thảo các quy tắc.
Chính phủ cho biết một phiên bản chi tiết của hướng dẫn sẽ được công bố sau đó và có hiệu lực sau 3 tháng, nhưng không ghi rõ ngày.
Facebook cho hay họ hoan nghênh các quy tắc quy định cách giải quyết những thách thức trên trang web. “Các chi tiết của các quy tắc như thế này rất quan trọng và chúng tôi sẽ nghiên cứu kỹ những quy tắc mới,” hãng này cho biết trong một tuyên bố.
Twitter từ chối bình luận về sự việc này.
Hôm 24/2 vừa qua, hãng Reuters đã báo cáo dự thảo của các quy tắc, trong đó cho phép các công ty có tối đa 36 giờ để xóa nội dung sau khi họ nhận được lệnh của chính phủ hoặc lệnh pháp lý .
Ông Prasad cũng nói với các phóng viên rằng các quy tắc sẽ buộc các công ty phải tiết lộ người khởi tạo một tin nhắn hoặc bài đăng khi được yêu cầu làm như vậy thông qua một lệnh pháp lý.
Các công ty công nghệ đang bị giám sát chặt chẽ hơn trên toàn thế giới. Facebook đã phải đối mặt với phản ứng dữ dội trên toàn cầu vào tuần trước từ các nhà xuất bản và chính trị gia sau khi họ chặn nguồn cấp tin tức ở Úc trong một cuộc tranh chấp với chính phủ về việc chia sẻ doanh thu.
Điều đó đã thúc đẩy những nỗ lực thay đổi cuối cùng của Úc trong luật được thông qua hôm 25/2 nhằm đảm bảo công ty Alphabet (chủ sở hữu Google) và Facebook trả tiền về nội dung cho các công ty truyền thông, một bước đi mà các quốc gia như Anh và Canada muốn làm theo.
Các quy tắc của Ấn Độ cũng sẽ yêu cầu các nền tảng video phát trực tuyến như Netflix và Amazon Prime phải phân loại nội dung thành 5 loại dựa trên độ tuổi của người dùng, chính phủ cho hay.
Chính phủ cho biết thêm, phương tiện truyền thông tin tức trực tuyến cũng sẽ được điều chỉnh như một phần nội dung của các quy tắc mới, với việc Bộ thông tin và phát thanh truyền hình tạo ra một hệ thống giám sát.
Apar Gupta, giám đốc điều hành Quỹ Tự do Internet, cho biết các quy tắc mới đối với các cổng truyền thông tin tức kỹ thuật số và các nền tảng phát video trực tuyến sẽ gây ra rủi ro cho quyền tự do ngôn luận.
Ông nói: “Để khắc phục những vấn đề trong những lĩnh vực này, chính phủ đã áp dụng một cách tiếp cận mang lại rủi ro về kiểm soát và kiểm duyệt chính trị.”
Theo The Epoch Times,
Phan Anh
Xem thêm:
Theo ĐBQH Dương Minh Ánh, biện pháp tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với vàng…
Do có các sai phạm, khuyết điểm trong quá trình thực hiện chức trách, nhiệm…
Hôm Thứ Năm, ICC tuyên bố bắt các quan chức cao cấp của Israel quy…
Nước giải khát có hàm lượng đường trên 5g/100ml dự kiến phải chịu thuế tiêu…
Trong vòng một tuần, huyện Nông Sơn (tỉnh Quảng Nam) đã phát hiện 5 con…
Tại Trung Quốc vào tháng trước chứng kiến hiện tượng hiếm thấy khi nước biển…