Ảnh: Hồ nước ngọt lớn nhất Trung Quốc đang biến thành đồng cỏ

Hồ Bà Dương tọa lạc ở tỉnh Giang Tây là hồ nước ngọt lớn nhất Trung Quốc. Hồ có diện tích lớn gấp 3 lần diện tích Luân Đôn của Anh và là địa điểm du lịch nổi tiếng, tuy nhiên hạn hán đang dần giết chết hồ nước này.

Hồ nước ngọt có diện tích lớn nhất Trung Quốc

Hồ Bà Dương (còn có tên là Phàn Dương, Phiền Dương, Phồn Dương) có chiều dài 173km, chiều rộng tối đa 74km và chu vi bờ lên tới 1.200km. Vào mùa mưa, diện tích mặt hồ lớn gấp 3 lần diện tích thủ đô Luân Đôn, Anh.

Hòn đảo Luixingdun trên hồ Bá Dương khi chưa bị hạn hán (ảnh: ImageChina/Rex)

Hồ có thể được chia ra thành 2 phần bắc và nam. Phần phía bắc hẹp, dài và sâu với chiều dài đạt 40 km, chiều rộng tối đa đạt 2,8 km, là đường dẫn nước từ khu hồ chính phía nam ra sông Dương Tử. Phần phía nam là phần hồ chính, rộng và nông.

Lượng nước từ hồ đổ vào sông Dương Tử mỗi năm đạt 146 km³, vượt qua lưu lượng thoát nước của ba con sông bao gồm Hoàng Hà, Hoài Hà và Hải Hà cộng lại.

Mực nước trong hồ Bà Dương thay đổi theo mùa, dao động chủ yếu trong khoảng 10-15 m. Mực nước trong giai đoạn xuân-hạ lên cao còn về mùa đông thì xuống thấp, để lộ ra các bãi cù lao trong hồ.

Hệ sinh thái thay đổi theo mùa của Bà Dương mang đến môi trường sống độc đáo và quan trọng cho nhiều loài chim nước, trong đó có rất nhiều loài đang bị đe dọa tuyệt chủng. Khoảng 98% lượng sếu trắng Siberia trên thế giới trú đông tại hồ, theo Tổ chức Sếu đầu đỏ quốc tế. Ngoài ra, hồ cũng là nơi sinh sống của hơn 120 loài cá và 300 loài chim.

Hồ Bá Dương là nơi trú đông của sếu trắng Siberi (ảnh: tổ chức sếu đầu đỏ)
Con đường cao tốc nằm giữa hồ Bá Dương có thể bị ngập vào mùa mưa (ảnh: Photo/IC)

Ảnh chụp vệ tinh hồ Bà Dương trước kia…

(ảnh: Wiki)

… và sau này

(ảnh: Wiki)
Phía Bắc của Hồ Bà Dương năm 2013, những bờ cát nham nhở là do hậu quả của khai thác cát (Ảnh: NASA)

Hồ nước có nguy cơ biến mất

Là nơi cung cấp nước ngọt sinh hoạt và canh tác nông nghiệp cho một vùng đất rộng lớn, hồ Bà Dương đang có nguy cơ biến mất hoàn toàn do hạn hán, Mỗi năm hồ lại bị thu nhỏ hơn và tình trạng hạn hán trở nên nghiêm trọng hơn.

Trong năm 2016, hồ gần như bị khô cạn hoàn toàn với diện tích đất ngập nước là 200km2 trong tháng 10 (khi chưa có tình trạng hạn hán, vào mùa mưa, diện tích mặt hồ lên đến 4.500km2, vào mùa khô diện tích xuống dưới 1.000km2).

Nguyên nhân chính của tình trạng hạn hán ở hồ Bá Dương là do đập Tam Hiệp – đập thủy điện lớn nhất Trung Quốc nằm trên sông Dương Tử, nơi hồ đổ nước vào – cần phải trữ nước vào hồ chứa của nó để sử dụng trong mùa đông. Ngoài ra, tình trạng hạn hán tự nhiên do mưa ít cũng được cho là nguyên nhân khiến hồ Bà Dương trở nên ngày càng khô kiệt.

>> Đập thủy điện Tam Hiệp: Lớn nhất và cũng gây hại nhiều nhất

Chính quyền tỉnh Giang Tây đã đề xuất xây dựng một con đập có chiều dài 2,8km có các cửa cống điều tiết nước tại tại phần hẹp nhất của dòng kênh kết nối hồ với sông Dương tử để duy trì mực nước trong hồ. Các nhà khoa học cũng như các nhóm bảo vệ môi trường, Quỹ bảo vệ Động vật Hoang dã Thế giới đã chỉ trích đề xuất này vì cho rằng mực nước nhân tạo trong hồ sẽ ảnh hưởng xấu đến sự đa dạng của động vật hoang dã nơi đây.

Sau đây là một số hình ảnh về tình trạng hạn hán nghiêm trọng tại hồ nước ngọt lớn nhất Trung Quốc này:

Một con tàu lớn đã bị mắc kẹt trên đáy hồ vào 2/11/2016  (ảnh: Xinhua)
Hòn đảo Luixingdun, từng được sử dụng như một điểm mốc và ngọn hải đăng, giờ bao quanh bởi cỏ và gia súc chăn thả (ảnh: Xinhua)
Du khách giờ có thể đi bộ hoặc đi xe máy để đến thăm ngôi chùa nằm trên hòn đảo Luixingdun ở giữa hồ Bà Dương (ảnh: Xinhua)
Du khách chụp ảnh dưới chân ngôi chùa giờ nằm trơ trên đất khô do hạn hán. (ảnh: internet)
Giờ đây khách du lịch có thể đi bộ trên nền đất khô, vốn là lòng hồ có sâu từ 9 đến 27 mét (ảnh: Xinhua)

Trang China Topix đã dự báo rằng hồ Bà Dương “có thể sắp chịu chung số phận của biển Aral,” – hồ nước mặn lớn thứ 4 thế giới một thời, nay đã mất 60% diện tích. Bắt đầu từ những năm 1960, hồ nước rộng lớn với diện tích khoảng 26.000 dặm vuông nằm ở biên giới giữa Uzbekistan và Kazakhstan đã bắt đầu biến thành sa mạc khi hai con sông cấp nước cho hồ đã bị chuyển hướng đi nơi khác để phục vụ cho mục đích trồng bông dưới thời Liên Xô cũ.

Đây từng là vùng hồ lớn thứ tư trên thế giới. Hình ảnh vệ tinh của Biển Aral từ năm 1964 đến năm 2014. (Ảnh: Chụp vệ tinh)
Vùng biển từng bao phủ khoảng 26.000 dặm vuông, đã bắt đầu khô cạn từ những năm 1960. (Ảnh: Sebastian Kluger/Wikimedia Commons)

Cổ nhân từng dạy: “Người thuận theo đất, đất thuận theo trời, trời thuận theo Đạo, Đạo thuận theo tự nhiên,” (Lão Tử). Hy sinh môi trường để phát triển kinh tế không bao giờ là một lựa chọn khôn ngoan.

Thiện Tâm tổng hợp

thiện tâm

Published by
thiện tâm

Recent Posts

Bị phạt 20 tháng tù vì hỗ trợ ĐCSTQ đàn áp Pháp Luân Công tại Mỹ

Ông Trần Quân (John Chen) bị kết án vì cùng đồng phạm hỗ trợ ĐCSTQ…

29 phút ago

Biểu tình bảo vệ quyền lợi ở Trung Quốc tăng mạnh – Báo cáo của Freedom House

Các cuộc biểu tình tại Trung Quốc trong quý 3 năm nay đã tăng 27%…

47 phút ago

Ngoại trưởng Ukraine Andrey Sibiga bác bỏ khả năng nhượng bộ lãnh thổ

Ngoại trưởng Andrey Sibiga cho biết Ukraine sẽ không chấp thuận nhượng bất kỳ lãnh…

53 phút ago

Chuyện danh y thời Tống tích âm đức cải biến mệnh

Trong cuốn sách "Dũng tràng tiểu phẩm" của tác giả Chu Quốc Trinh đời nhà…

1 giờ ago

Cuộc sống vốn dĩ là một vòng xoay…

Đâu đó và ngay đây, vẫn có những người với người vẫn tin và thương…

1 giờ ago

Bộ Tư pháp Mỹ: Google cần bán Chrome để chấm dứt độc quyền tìm kiếm trực tuyến

Đề xuất của Bộ Tư pháp Mỹ yêu cầu Google phải bán trình duyệt Chrome…

1 giờ ago