Cây cầu Ram Setu nối liền khoảng cách hơn 30km giữa Ấn Độ và Sri Lanka liệu có phải là một công trình nhân tạo? Kết quả nghiên cứu mới có thể chấm dứt những tranh cãi bấy lâu nay.
Ram Setu được xây dựng bởi một vị vua trong truyền thuyết và quân đội của ông để giải cứu người vợ bị kẻ thù giam cầm? Hay là cây cầu được bắc đến mảnh đất nơi Adam phải chịu tội? Tuy cả 2 giả thuyết này đều rất khiên cưỡng, một nghiên cứu mới gợi ý rằng cây cầu Ram Setu nối giữa Ấn Độ và Sri Lanka không phải là một công trình tự nhiên, mà là cây cầu nhân tạo có tuổi thọ hàng nghìn năm.
Dải đất dài 50km nằm giữa đảo Pamban gần Ramershwaram Ấn Độ và đảo Mannar của Sri Lanka thường được gọi là ‘Ram Setu’, nhưng cũng được biết đến qua cái tên ‘Cầu của Adam’. Cho đến nay, phần lớn người ta vẫn tin rằng cây cầu được tạo ra theo cách tự nhiên khi mảnh đất Sri-Lanka tách rời khỏi lục địa Ấn Dộ khoảng 125.000 năm trước.
Ý kiến cho rằng cây cầu được tạo ra bởi con người hầu như bị bỏ qua vì người ta cho rằng các truyền thuyết trong Ấn Độ giáo là không có thật, tuy nhiên một chương trình truyền hình được sản xuất bởi Discovery TV – một kênh truyền hình khoa học của Mỹ – đã khẳng định rằng truyền thuyết này phù hợp với thực tế.
Chương truyền hình đã nêu ra quan điểm và nghiên cứu của các nhà khoa học và địa chất học từ trường Đại học Tây bắc Indiana, Đại học Colorado Boulder và Đại học nam Oregon, Mỹ về cây cầu Ram Setu. Hình ảnh vệ tinh mô tả có các kiến tạo trong khu vực và các nhà khoa học hiện nay nói rằng các bãi đá vôi ngầm được đặt ở đó một cách có chủ đích bởi con người – chứ không phải nhân tạo. Đặc biệt, theo tờ báo Hidustan Times, các nhà nghiên cứu đã phát hiện rằng các viên đá được sử dụng có tuổi thọ 7.000 năm trong khi các doi cát chỉ có tuổi thọ 4.000 năm.
“Các tảng đá nằm bên trên cát xuất hiện sớm hơn so với cát, vì vậy câu chuyện này trở nên thú vị hơn”, Chelsea Rose, trợ giảng, thành viên khoa lịch sử khảo cổ Đại học Nam Oregon cho biết.
Một trích dẫn từ chương trình cho biết bản thân việc tạo nên cây cầu là một bí ẩn.
“Các tảng đá được mang đến từ nơi xa và đặt trên các doi cát trong chuỗi các hòn đảo. Các tảng đá này được chuyển đến đây bằng cách nào vẫn là một bí ẩn. Những điều này gợi ý rằng công trình được chụp trong ảnh vệ tinh không phải tự nhiên, mà là được tạo ra bởi con người. Một số học giả tin vào văn bản cổ đại chỉ ra thời gian 5.000 năm trước. Tại thời điểm này trong quá khứ, xây dựng cây cầu dài đến mức độ này là một kỳ công phi thường của con người.”
>> Ngôi đền Jupiter ở Li Băng: Kích cỡ đồ sộ đến mức vượt quá công nghệ hiện nay
Truyền thuyết của Ấn Độ giáo về việc xây dựng cây cầu nói rằng công trình này được tạo ra bởi Rama, người anh hùng trong sử thi Ramayana để đưa quân của ông từ Ấn Độ sang Ceylon (Sri Lanka) nhằm cứu người vợ (hoàng hậu Sita) đang bị giam cầm. Vua khỉ Hanuman, người bạn của Rama, cùng đoàn quân khỉ đã đảm nhận công việc xây dựng.
Ngoài ra, Bách khoa toàn thư Encyclopædia Britannica đề cập đến truyền thuyết trong đạo Hồi, mà ở đó Adam đã “vượt qua dãy núi Adam Peak, Ceylon, đứng bằng một chân để sám hối trong 1.000 năm”. Các văn bản ghi trong các ngôi chùa cổ nói rằng Ram Setu đã nổi trên mặt nước cho đến khi bị phá hủy bởi một cơn lốc xoáy năm 1480.
Trong một nghiên cứu khác, Tiến sĩ Badrinarayanan, cựu giám đốc của Ủy ban Khảo sát Địa chất Ấn Độ và là cựu điều phối viên trong Ủy ban Giám sát của Viện Quốc gia về Công nghệ Đại Dương ở Chennai, đã nghiên cứu các mẫu vật chính thu thập từ cây cầu Ram Setu.
Ông kể với tạp chí Rediff về các mẫu vật ở độ sâu 10 mét, rằng:
“Chúng tôi khám phá ra cát biển ở bên trên và bên dưới, ngoài ra còn vô số san hô, đá cát bị vôi hóa và các chất liệu tương tự như đá. Điều đáng ngạc nhiên là bên dưới đó đến 4–5 m, chúng tôi lại phát hiện được cát lỏng và sau đó là các lớp kết cấu cứng ở đó”.
Suy xét về sự hiện diện của các loại đá bên trên một lớp cát biển, người ta cho rằng đá này đã được đem đến đổ và lấp ở đây.
Niên đại do các tổ chức khoa học Ấn Độ, bao gồm Trung tâm viễn thám của Đại học Bharathidasan, đã xác định sự hình thành cây cầu vào khoảng 3.500 – 5.000 năm thuộc kỷ nguyên chúng ta.
Tiến sĩ Badrinarayanan ước tính thời gian hình thành cây cầu theo các mẫu cấu trúc của nó là khoảng 5.800-4.000 năm TCN.
Sử thi Ramayana gồm 24.000 câu thơ đôi, tức 48.000 dòng thơ là một trong 2 bộ sử thi vĩ đại của Ấn Độ. Ramayana được cho rằng đã xuất hiện vào thế kỷ 3 hoặc 4 TCN. Ramayana kể về những chiến tích vĩ đại của nhà vua Rama và chuyện tình với nàng Sita.
Nhiều người cho rằng thời đại của Rama các đây khoảng 1,7 triệu năm, tuy nhiên theo một nghiên cứu về Ramayana, người ta cho rằng Rama sinh ra ở thiên niên kỷ thứ 6, tức khoảng năm 5114 TCN.
Như vậy, nếu Rama thực sự tồn tại thì thời điểm ông xuất hiện 7.000 năm trước đây cũng chính bằng tuổi thọ của cây cầu Rama Setu. Như vậy truyền thuyết về Rama và cây cầu Rama Setu là phù hợp với nhau.
Vẫn còn nhiều điều cần kiểm chứng và nghiên cứu thêm về Rama và cây cầu Rama Setu, nhưng những phát hiện gần đây đã cho thấy các câu chuyện được cho là truyền thuyết không hẳn là không tồn tại trong thực tế. Có lẽ những câu chuyện thật được truyền lại qua hàng nghìn năm, do thời gian quá dài, tư tưởng con người cũng rất khác xưa, nên con người hiện đại khi tiếp nhận chúng thì không muốn thừa nhận mà thôi.
Thiện Tâm tổng hợp
HĐGSNN vừa công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư năm…
Ông Vương Đình Huệ có sai phạm trong phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; vi…
Ông Musk và ông Ramaswamy đã cùng chấp bút một bài xã luận đăng trên…
Quân đội Ukraine thông báo trong sáng Thứ Năm Nga đã tiến hành không kích…
Hai nước Việt Nam-Malaysia vừa nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược toàn diện,…
UBND TP.HCM vừa đề xuất dùng ngân sách địa phương để xử lý nợ quá…