Ảnh chụp máy tính xách tay và Geoffrey Hinton “Cha đẻ của AI/Bố già AI”. (Ảnh: Shutterstock)
Vào ngày 29/4/2025, ‘Bố già AI’ Geoffrey Hinton cùng các cựu nhân viên OpenAI và nhiều nhà khoa học đã viết thư phản đối việc OpenAI chuyển từ mô hình phi lợi nhuận sang vì lợi nhuận.
Trong phần mở đầu của bức thư phản đối có nội dung như sau:
“Chúng tôi viết thư phản đối đề xuất tái cấu trúc của OpenAI, theo đó sẽ chuyển giao quyền kiểm soát việc phát triển và triển khai trí tuệ nhân tạo tổng quát (AGI) từ một tổ chức phi lợi nhuận sang một doanh nghiệp vì lợi nhuận. Trọng tâm của vấn đề này là liệu đề xuất tái cấu trúc có thúc đẩy hay đe dọa mục đích ban đầu của OpenAI hay không. OpenAI đang cố gắng xây dựng AGI, nhưng xây dựng AGI không phải là sứ mệnh của công ty. Như đã nêu trong Điều lệ công ty, mục đích của OpenAI là ‘đảm bảo rằng trí tuệ nhân tạo tổng quát mang lại lợi ích cho toàn thể nhân loại’ thay vì thúc đẩy ‘lợi ích riêng tư của bất kỳ cá nhân nào’.”
‘Bố già AI’ Geoffrey Hinton viết trên trang cá nhân trên X của mình như sau (tạm dịch):
“Tôi thích sứ mệnh của OpenAI là “đảm bảo rằng trí tuệ nhân tạo tổng quát (Artificial general intelligence – AGI) mang lại lợi ích cho toàn thể nhân loại”, và tôi muốn ngăn họ phá hủy hoàn toàn sứ mệnh này.
Tôi đã ký vào một lá thư mới gửi đến @AGRobBonta và @DE_DOJ yêu cầu họ dừng việc tái cấu trúc. (1/2)
“AGI là công nghệ quan trọng nhất và có khả năng là công nghệ nguy hiểm nhất trong thời đại của chúng ta. OpenAI đã đúng khi cho rằng công nghệ này cần có cấu trúc và động lực mạnh mẽ để đảm bảo nó được phát triển một cách an toàn, và giờ đây họ đã sai khi cố gắng thay đổi các cấu trúc và động lực này.
Chúng tôi đang thúc giục các AGs bảo vệ công chúng và ngăn chặn điều này. (2/2)”
OpenAI được thành lập vào năm 2015 bởi 7 thành viên chính: Sam Altman, Ilya Sutskever, Greg Brockman, Wojciech Zaremba, Elon Musk, John Schulman, Andrej Karpathy, với tư cách là một tổ chức phi lợi nhuận.
Theo điều lệ của OpenAI, sứ mệnh sáng lập của tổ chức này là “đảm bảo rằng trí tuệ nhân tạo tổng quát (AGI)—ý chúng tôi là các hệ thống có tính tự chủ cao, vượt trội hơn con người ở hầu hết các công việc có giá trị kinh tế—mang lại lợi ích cho toàn thể nhân loại”.
Vào năm 2019, OpenAI đã chuyển từ tổ chức phi lợi nhuận sang tổ chức vì lợi nhuận ‘có giới hạn’, với lợi nhuận được giới hạn ở mức 100 lần bất kỳ khoản đầu tư nào. Theo OpenAI, mô hình lợi nhuận có giới hạn cho phép OpenAI Global, LLC hợp pháp thu hút đầu tư từ các quỹ đầu tư mạo hiểm và ngoài ra, cấp cho nhân viên cổ phần trong công ty.
Tổ chức phi lợi nhuận, OpenAI, Inc., là cổ đông kiểm soát duy nhất của OpenAI Global, LLC, mặc dù là một công ty vì lợi nhuận, nhưng vẫn giữ trách nhiệm ủy thác chính thức đối với điều lệ phi lợi nhuận của OpenAI, Inc.
Tuy nhiên, ngày 27/12/2024, OpenAI thông báo đang chuyển dần sang mô hình vì lợi nhuận trong năm 2025. Công ty sẽ thành lập một công ty công ích (PBC) phát hành ‘cổ phiếu phổ thông’. Mô hình PBC sẽ điều hành các hoạt động thương mại và nới lỏng một số ràng buộc của tổ chức phi lợi nhuận.
Thanh Vân (t/h)
Nguồn tham khảo:
Ngày nay, trẻ em đối mặt với nhiều áp lực từ học tập, kỳ vọng…
Nghị quyết 68 của Bộ Chính trị, do Tổng Bí thư Tô Lâm ký, xác…
Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết Việt Nam nằm trong số 6 nước được…
TP.HCM ưu tiên chuyển đổi các trụ sở công dôi dư sau sáp nhập thành…
Động thái mua trước chuẩn bị của giới doanh nghiệp là dấu hiệu lạc quan…
Tỷ phú Warren Buffett đã lên tiếng chỉ trích chính sách thương mại của Tổng…