Các hóa thạch của thuyết tiến hóa: Sự thật hay bị làm giả?

Trong nhiều năm, các nhà khoa học đã tuyên bố rằng họ có bằng chứng hóa thạch cho thuyết tiến hóa, nhưng nhà sinh vật học kiêm nhà sản xuất truyền hình ở thành phố Missouri, Tiến sĩ Carl Werner, đã dám đặt câu hỏi cho những hóa thạch này.

Cùng với lễ kỷ niệm lần thứ 150 cuốn sách của Charles Darwin “Nguồn gốc các loài” (On the Origin of Species – ngày 24 Tháng 11 năm 1859), Tiến sĩ Werner đã phát hành 2 tập sách đầu và một bộ phim tài liệu từ một chuỗi chương trình truyền hình thách thức Darwin: “Thuyết tiến hóa: Thử nghiệm vĩ đại”.

Đây là bài viết thứ 2 trong chuyên đề Cuộc khủng hoảng mang tên thuyết tiến hóa

Công trình nghiên cứu 3 thập niên

TS. Carl Werner

Nhiều năm tìm kiếm sự thật về thuyết tiến hóa bắt đầu bằng một vụ đánh cuộc ở trường cao đẳng.

“Lúc đó tôi đang học đại học y khoa, và một người bạn đã thách thức tôi về thuyết tiến hóa. Tôi lúc đó vẫn tin vào thuyết tiến hóa”, Tiến sĩ Werner nói.

“Anh ấy nói rằng những quy luật hóa học sẽ ngăn cản sự sống tự hình thành, và anh ấy đã thách thức tôi về cơ bản: ‘Làm sao điều này có thể xảy ra nếu quá trình tiến hóa vi phạm các nguyên tắc khoa học thông thường của chúng ta’. Và tôi thực sự đã phải suy nghĩ rất kỹ về điều đó, và tôi nhận ra rằng anh ấy đã chính xác về các quy luật hóa học”.

Kể từ đó, Werner đã tiếp tục điều mà ông gọi là “một chuyến phiêu lưu suốt đời”. Ông đọc và nghiên cứu tất cả các chủ đề ông có thể tìm thấy về sự tiến hóa, bao gồm địa chất, sinh học, cổ sinh vật học, sinh hóa, và vũ trụ học. Sau 18 năm nghiên cứu, ông tin rằng mình và vợ đã sẵn sàng để bắt đầu một loạt các thử nghiệm để kiểm tra học thuyết đã được chấp nhận rộng rãi của Darwin.

Trong 10 năm tiếp theo, từ 1997 tới 2007, họ đã đến các viện bảo tàng lớn nhất và các địa điểm khai quật trên toàn cầu, đã phỏng vấn các nhà khoa học hàng đầu thế giới, và chụp ảnh hàng chục nghìn hóa thạch gốc và các địa tầng hóa thạch nơi chúng được tìm thấy.

“Lúc đầu, tôi đã rất bối rối về chủ đề này. Điều gì đã là thật? Liệu thuyết tiến hóa có đúng hay không? Nhưng cuối cùng, giờ đây tôi đã rất hài lòng khi hiểu được những vấn đề trong thuyết tiến hóa là gì và chúng đã được phát triển ra sao”, Werner nói.

Thay vì trả lời liệu sự tiến hóa là đúng hay sai trong bộ phim tài liệu của mình, Werner trình bày các vấn đề và cho phép khán giả quyết định. Dưới đây là 1 trường hợp điển hình trong seri video nhiều tập của TS. Werner.

Trường hợp điển hình: “cá voi đi bộ”

Cá voi có 4 chân, đi bộ trên mặt đất, hiện đang được xem là một trong những bằng chứng hóa thạch mạnh mẽ nhất của thuyết tiến hóa. Nhưng sau khi phỏng vấn 2 nhà khoa học – người đã tìm ra 3 bộ xương cá voi đi bộ nổi tiếng Rodhocetus, Ambulocetus và Pakicetus, TS. Werner kết luận rằng họ đã tạo ra mô hình sai rồi bán cho viện bảo tàng. Dưới đây là tóm tắt 1 số ý chính trong bài viết của ông.

Hóa thạch “cá voi đi bộ” số 1: Rodhocetus

Các nhà khoa học đã từng xem một hóa thạch của Rodhocetus, một động vật bốn chân với cái đuôi của một con cá voi, như là bằng chứng tốt nhất của thuyết tiến hóa.

Tuy nhiên, khi Werner đến xem hóa thạch này, ông đã không thấy bất kỳ hóa thạch nào của cái đuôi con Rodhocetus. Nhà khoa học đã thêm cái đuôi cho con Rodhocetus trong các biểu đồ của bảo tàng, khi được hỏi, đã thừa nhận rằng Rodhocetus không có đuôi hoặc chân chèo của cá voi.

Hóa thạch tìm thấy không hề bao gồm phần đuôi hay chi của con Rodhocetus mà các nhà nghiên cứu vẽ ra

Video TS. Gingerich thừa nhận về con Rodhocetus:

Hóa thạch “cá voi đi bộ” thứ 2: Ambulocetus

Tương tự, TS. Werner cũng cho thấy các mô hình của “cá voi đi bộ” Pakicetus và Ambulocetus đã được thêm vào lỗ phun nước – vốn là một chi tiết cực kì quan trọng, mặc dù mẩu xương hóa thạch của chúng không hề cho thấy điều này.

Hóa thạch Ambulocetus không cho thấy có lỗ phun nước (Ảnh chụp/Youtube)

Video: TS. Hans Thewissen thừa nhận:

“Hai nhà khoa học tìm ra hóa thạch cá voi đi bộ đã tạo ra bằng chứng tuyệt vời nhất cho thuyết tiến hóa bằng cách sử dụng mô hình thạch cao và tranh vẽ, sau đó bán cho viện bảo tàng và tạp chí khoa học. Trong mỗi trường hợp, họ bắt đầu với hóa thạch không hoàn thiện của động vật trên cạn. Mỗi khi thiếu phần nào đó trên bộ xương, họ lại thay bằng bộ phận của cá voi (lỗ phun nước, vây, chân chèo). Khi sau này, chính họ tìm thấy các hóa thạch phủ định ý tưởng ban đầu, họ cũng không thu hồi lại các mẫu thạch cao và tranh vẽ. Giờ thì các bảo tàng đều chất đầy các bộ xương và hộp sọ ‘cá voi đi bộ’ bị sai lệch.” TS. Werner cho biết.

Hóa thạch “cá voi đi bộ” thứ 3: Pakicetus

Vào thập niên 1980, TS. Gingerich tìm mấy một vài mảnh hộp sọ và xây dựng nó thành con Pakicetus – mắt xích chuyển tiếp giữa động vật trên cạn và cá voi.

Ông đã cung cấp tranh vẽ của Pakicetus có chân chèo, tai và cổ của cá voi. Ông cũng tạo một hộp sọ hoàn chỉnh có lỗ phun nước rồi gửi đến các bảo tàng.

Xương sọ của con Pakicetus, phần màu tối là các mẩu xương thật, còn lại đều dựa vào xương cá voi cổ đại
Hộp sọ con Pakicetus được tái dựng lại, có lỗ phun nước
Ấn bản Science năm 1983 với hình vẽ con Pakicetus

Sau này, trớ trêu thay, bộ xương hoàn chỉnh của loài động vật này đã được tìm thấy năm 2001. Và đó là một động vật trên cạn hoàn toàn bình thường, thở bằng mũi (không có lỗ phun nước), có móng guốc và cổ dài như các loài trên cạn khác. Tuy nhiên, các bảo tàng vẫn tiếp tục dùng mô hình sọ có lỗ phun nước.

Và đây, bộ xương hoàn chỉnh của con Pakicetus được tìm thấy năm 2001. Một loài động vật trên cạn không có bộ phận nào phục vụ cho việc bơi dưới nước.

Các trường hợp khác

Các vấn đề khác mà Werner chỉ ra bao gồm việc nhà khoa học gắn đuôi của khủng long cho một con chim, và các viện bảo tàng gắn lông vũ cho một con khủng long, gắn thêm các vảy trên đầu của một con chim, và gắn những bàn tay và bàn chân con người cho Lucy – hóa thạch được khắp nơi tin rằng là của một con vượn người.

Mô hình của chim thủy tổ này có vảy trên đầu, mặc dù các nhà khoa học chưa bao giờ tìm thấy vảy trong hóa thạch của loài này. (Ảnh do Tiến sĩ Carl Werner cung cấp)

Bộ xương Lucy là do tiến sĩ Donald Johanson công bố. Khi được hỏi rằng đã tìm thấy xương đầu gối ở vị trí nào, ông trả lời rằng nằm ở 61m bên dưới và cách 2-3km so với các phần xương khác(!) Ông lấy lý do rằng chúng có “sự tương đồng về giải phẫu học.”

Bộ xương của Lucy: bên trái: những mẩu xương tìm được, bên phải: bộ xương được tái tạo. Nhưng làm sao các nhà khoa học biết bàn tay và bàn chân của Lucy trông như vậy?

Tóm lại, ông nói rằng mặc dù biểu đồ tại các viện bảo tàng cho rằng sự tiến hóa là sự thật, nhưng các biểu đồ này không có bằng chứng chứng minh.

“Về cơ bản những gì tôi đọc trong sách giáo khoa đại học mâu thuẫn với những gì tôi đã khám phá ở chính nơi chúng tôi thực hiện các cuộc phỏng vấn với các nhà khoa học đó. Như vậy, có sự khác biệt rất lớn giữa những gì đã được viết so với thực tế”, Werner nói.

“Có một sự thiếu trung thực về chủ đề này ở các trường đại học. Đây là loại chủ đề bị đóng kín. Các nhà khoa học không muốn thảo luận về nó một cách công khai vì sợ hậu quả”.

Để tìm hiểu thêm các cuốn sách và video của Tiến sĩ Werner, vui lòng truy cập: www.TheGrandExperiment.com

Seri video TS. Werner trình bày 1 số dẫn chứng hóa thạch khác như dơi, cá đều không có hóa thạch chuyển tiếp:

Phong Trần (T/H)

Published by

Recent Posts

Việt Nam và Malaysia nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược toàn diện

Hai nước Việt Nam-Malaysia vừa nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược toàn diện,…

46 phút ago

TP.HCM đề xuất xóa nợ quá hạn, khó thu hồi cho người nghèo

UBND TP.HCM vừa đề xuất dùng ngân sách địa phương để xử lý nợ quá…

2 giờ ago

Ông Trump chọn tỷ phú Howard Lutnick làm Bộ trưởng Thương mại

Tổng thống đắc cử Donald Trump đã chọn ông Howard Lutnick, giám đốc điều hành…

3 giờ ago

Các nhóm nhân quyền phương Tây chỉ trích ông Biden về mìn sát thương ở Ukraine

Các tổ chức nhân quyền phương Tây đã lên án Tổng thống Hoa Kỳ Joe…

4 giờ ago

Tổng thống Nicaragua Ortega tìm cách mở rộng quyền lực của tổng thống

Tổng thống Nicaragua Daniel Ortega đã đề xuất cải cách hiến pháp nhằm mở rộng…

4 giờ ago

Xây dựng nền tảng từ khi còn trẻ để có tuổi già viên mãn

Lão hóa là một phần không thể tránh khỏi trong quy luật tự nhiên, nhưng…

4 giờ ago