Cái kết của kính thiên văn không gian Kepler đã cận kề

Sau hơn 9 năm, Kính thiên văn Không gian Kepler có thể sẽ kết thúc nhiệm vụ trong thời gian tới. Lý do: hết nhiên liệu.

Kính quan sát không gian Kepler (ảnh: NASA)

Các kỹ sư của NASA đã xác định được rằng chiếc máy thăm dò không gian tầm xa này chỉ còn đủ nhiên liệu đẩy trong hệ thống kiểm soát độ cao để giúp cho nó định hướng chính xác trong vài tháng tiếp theo. Khi chỗ nhiên liệu này hết, thì nó sẽ không thể thu thập dữ liệu và gửi về Trái Đất nữa.

Kính thiên văn không gian Kepler được phóng vào ngày 7/3/2009 và thời gian thực hiện nhiệm vụ của nó đã vượt qua thời gian dự kiến nhiều lần. Ban đầu người ta ước tính nó chỉ hoạt động được trong 3 năm rưỡi, nhưng thời hạn này liên tục được kéo dài và nó vẫn tiếp tục tìm ra những hành tinh ngoài Hệ Mặt trời. Quỹ đạo bay của nó cũng quay quanh Mặt Trời, đi theo vết của quỹ đạo Trái Đất và cách Trái Đất 150 triệu km.

>> Sau 20 năm, NASA cuối cùng đã lắp ráp xong kính thiên văn không gian James Webb (video)

Năm 2013, thiếu chút nữa thì nhiệm vụ của nó đã phải kết thúc khi chiếc bánh lái giữ cân bằng không hoạt động được, nhưng NASA đã tìm ra cách khắc phục: cho Kepler dùng gió Mặt trời để cân bằng lại độ cao, giống như một chiếc thuyền điều chỉnh cánh buồm để cân bằng. Mặc dù hiện nay kính thiên văn này chỉ có thể hướng theo một phương và nó không còn ổn định như trước đây, nhưng nhiệm vụ K2 mới này đã cho phép Kepler tiếp tục thực hiện thêm 17 chiến dịch, mỗi cái kéo dài 3 tháng.

Theo NASA, Kepler đang đứng trước khả năng rất rõ ràng phải chấm dứt nhiệm vụ vì nó hết nhiên liệu đẩy, vốn dùng để duy trì phương hướng và liên lạc với đội điều khiển dưới Trái Đất. Mặc dù không có cách đo lường trực tiếp nhiên liệu đẩy còn bao nhiêu, các kỹ sư vẫn đang theo dõi động tĩnh của chiếc tàu vũ trụ, ví dụ khi áp suất trong bình hạ xuống thấp, đó là dấu hiệu cho thấy cái kết đã cận kề.

Kính quan sát không gian Kepler (ảnh: NASA)

Hiện nay người ta ước lượng Kepler chỉ còn hoạt động được vài tháng nữa, nhưng NASA nhấn mạnh rằng nó đã từng sống sót và làm việc với thời gian dài hơn ước tính ban đầu rất nhiều, và điều đó có thể xảy ra thêm một lần nữa. Vì vậy, nhóm phụ trách vẫn sẽ tiếp tục thu thập dữ liệu về các hành tinh ngoài hệ Mặt Trời trong khi có thể. Đồng thời họ cũng sẵn sàng chuỗi lệnh kết thúc để con tàu thực hiện các thao tác đo đạc và lấy mẫu ở giai đoạn cuối cùng.

NASA vẫn chưa đưa ra kết luận cuối cùng về vận mệnh của Kepler. Bởi vì nó là một thiết bị ở sâu trong không gian và không gần bất kỳ một hành tinh nào, nên nó không gây ra bất kỳ nguy hiểm vật lý nào trong tương lai gần. Nhưng thông thường những thiết bị nghiên cứu không gian sâu trong vũ trụ như thế này cần phải được tắt nguồn hoàn toàn để tránh việc sóng radio của nó vô tình làm nhiễu hệ thống theo dõi không gian sâu trong vũ trụ.

Theo NewAtlas
Nguyên Khánh

nguyên khánh

Published by
nguyên khánh

Recent Posts

Financial Times: Bồ Đào Nha gây sức ép với Pháp về vấn đề nguồn cung điện

Bồ Đào Nha dự định sẽ yêu cầu Ủy ban châu Âu gây sức ép…

3 phút ago

Benjamin Netanyahu: Có thể đạt được thỏa thuận chấm dứt chiến tranh với Hamas, giải thoát con tin

Phái đoàn đàm phán của Israel tại Doha, Qatar hiện đang xem xét các đề…

18 phút ago

Hoa Kỳ nới lỏng lệnh trừng phạt đối với lĩnh vực quốc phòng của Thổ Nhĩ Kỳ

Tổng thống Recep Tayyip Erdogan công bố Hoa Kỳ đang nới lỏng lệnh trừng phạt…

36 phút ago

Hồng Lâu Mộng: Hỏi thế gian tình là gì khiến người ta ‘thề non hẹn biển’?

Ngay từ đầu tác phẩm Hồng Lâu Mộng, Tào Thuyết Cần đã mượn lời Không…

51 phút ago

Bộ Y tế đề xuất bổ sung hơn 4.000 tỷ đồng quyết toán hàng viện trợ phòng COVID-19

Bộ Y tế kiến nghị trình Quốc hội xem xét bổ sung dự toán 4.080…

1 giờ ago

VOA: Việt Nam và các nước ASEAN nâng cấp quan hệ đối tác chiến lược giúp kiềm chế “mối thách thức Trung Quốc”

Giới quan sát phân tích chiến lược "ngoại giao cây tre" của Việt Nam giúp…

2 giờ ago