Dự án tham vọng dùng máy bay drone trồng mới 1 tỷ cây xanh

Một nhóm sinh viên tốt nghiệp ngành khoa học và kỹ thuật người Canada đang thực hiện giấc mơ trồng 1 tỷ cây xanh vào năm 2028 bằng máy bay drone.

Xuất phát từ ý tưởng tái trồng rừng bằng máy bay drone vào năm 2016 của công ty Droneseed, nhóm sinh viên người Canada đã tiến hành dự án có tên Flash Forest, trong đó kết hợp việc sử dụng máy bay drone với phần vỏ được thiết kế đặc biệt cùng quy trình giúp hạt giống nảy mầm nhanh chóng. Theo đại diện phía Flash Forest, công nghệ này có thể trồng cây nhanh hơn gấp 10 lần một người làm và có chi phí rẻ hơn 80% so với các phương pháp trồng cây truyền thống.

“Chúng tôi là một công ty đến từ Canada, chuyên tái trồng rừng bằng drone, trong đó điều chỉnh thiết bị này để giúp hạt giống nảy mầm nhanh chóng trên đất trồng,” đại diện Flash Forest cho biết. “Chúng tôi kết hợp công nghệ, phần mềm và khoa học sinh thái vượt trội so với các phương pháp trồng cây truyền thống, qua đó đẩy nhanh việc tái trồng rừng trên toàn cầu. Chúng tôi hướng đến mục tiêu đầy tham vọng là trồng 1 tỷ cây xanh vào năm 2028.”

Flash Forest kết hợp việc sử dụng máy bay drone với phần vỏ được thiết kế đặc biệt cùng quy trình giúp hạt giống nảy mầm nhanh chóng. (Ảnh: Flash Forest)

Flash Forest sử dụng máy bay drone hạng nặng được trang bị thiết bị bắn bằng khí nén, cho phép đưa vỏ cây vào đất với độ sâu lý tưởng. Mỗi vỏ được làm theo yêu cầu chứa tối thiểu 3 hạt nguyên phôi, nấm rễ cộng sinh mycorrhiza, phân bón và các thành phần thích hợp cho việc trồng cây (mà nhóm đang giữ bí mật).

>> Kén tơ tằm nuôi vi khuẩn giúp hạt giống nảy mầm trong đất nhiễm mặn

Các hạt giống đã nảy mầm trước khi chúng được đưa xuống đất, hứa hẹn một mô hình tăng trưởng thành công và hệ thống rễ mạnh mẽ. Sau khi trồng, nhóm sẽ tiếp tục dùng một máy bay drone phun nitơ và các chất dinh dưỡng khác cho các cây giống con. Thêm vào đó, các máy bay drone được trang bị hệ thống bản đồ, sẽ ghi lại vị trí để theo dõi quá trình tăng trưởng của cây.

Nhóm hy vọng sẽ trồng 8 loài cây khác nhau để tạo ra các hệ sinh thái lành mạnh, đồng thời trồng đủ cây để bù đắp lượng khí thải ở Bắc Mỹ.

Cách thức hoạt động của hệ thống Flash Forest: 1. Bọc hạt giống bằng chất dinh dưỡng; 2.Bắn phần vỏ này vào đất trồng  với vận tốc 1 lần/giây; 3. “Thành phần bí mật” trong đất trồng sẽ giúp hạt nảy mầm nhanh; 4. Theo dõi để bảo đảm rừng cây phát triển tốt (Ảnh: Flash Forest)

“Chúng tôi bắt đầu dự án Flash Forest với mục tiêu bù đắp lượng khí thải các-bon đủ để gây ra tác động đáng kể đối với sự biến đổi khí hậu trong thập kỷ tới,” đại diện Flash Forest nói. “Chúng tôi đã thảo luận kỹ lưỡng với các nhà thực vật học, chuyên gia lâm nghiệp và sử dụng công nghệ UAV với hệ thống bản đồ đa phổ (multi-spectral mapping) để lựa chọn ra những địa điểm trồng cây lý tưởng và cung cấp dữ liệu có giá trị về sức khỏe hệ sinh thái.”

>> Ngôi làng ở Ấn Độ trồng 111 cây mỗi khi có bé gái ra đời

Phần vỏ do Flash Forest chế tạo sử dụng ít nước hơn các phương pháp trồng cây truyền thống nhưng lại có thể được cho ra số lượng lớn chỉ trong 30 ngày. Điều này cho phép nhóm nghiên cứu trồng cây nhanh hơn nhiều và tiết kiệm đáng kể chi phí so với việc sử dụng cây giống con – thường cần từ 12 đến 24 tháng trong vườn ươm trước khi có thể trồng thành công.

Flash Forest cho biết công nghệ ‘máy bay drone trồng cây’ của họ có thể giúp trồng nhanh hơn 10 lần so với một người làm và với chi phí rẻ hơn 80% so với các phương pháp trồng cây truyền thống. (Ảnh: Flash Forest)

“Năm nay chúng tôi đã trồng được 8 loài cây rụng lá (deciduous) và cây lá kim ở khu vực miền Nam Ontario,” phía đại diện Flash Forest cho biết. “Chúng ta có thể dễ dàng lấp đầy phần vỏ bằng hạt của hầu như bất kỳ loài cây nào (ngoại trừ hạt sồi và một vài loại khác). Nếu quan tâm, chúng tôi cũng có thể trồng bất kỳ hệ thực vật nào phù hợp với hệ sinh thái trong thời kỳ kế tiếp của nó.”

Flash Forest hy vọng có thể kêu gọi khoảng 10.000 USD thông qua nền tảng gọi vốn Kickstarter. Nhóm cần thêm khoản tài trợ để mua thiết bị có thể tạo ra được “hàng triệu vỏ hạt giống.”

“Flash Forest là một dự án tái trồng rừng giúp mang lại sắc thái mới, và chúng tôi cần gấp nguồn tài trợ để có thể đưa công nghệ này ra trường quốc tế,” đại diện Flash Forest cho hay. “Bằng việc tài trợ cho công ty của chúng tôi, bạn đã giúp chúng tôi đưa công nghệ của mình đến Rừng Thái Bình Dương tại Canada, Rừng mưa Amazon ở Brazil và cuối cùng là lan rộng ra toàn cầu. “

Những người quan tâm đến dự án Flash Forest có thể thực hiện việc hỗ trợ về mặt tài chính thông qua nền tảng Kickstarter với hạn chót là ngày 19/01/2020.

>> Nhiếp ảnh gia dùng drone tìm kiếm thành công cậu bé mất tích

Theo New Atlas, Flash Forest,
Phan Anh tổng hợp

Published by

Recent Posts

BBC: Chuyên gia cảnh báo chiến tuyến Ukraine có thể sụp đổ

Trước bước tiến vững chắc của quân Nga, BBC chỉ ra trong một bài phân…

7 phút ago

Hà Nội: 150 bộ hài cốt được phát hiện khi cải tạo hệ thống thoát nước

Gần 150 bộ hài cốt được phát hiện khi công nhân thi công cải tạo…

33 phút ago

Nghiên cứu: Kẽm giúp chống lại tình trạng kháng kháng sinh ở vi khuẩn

Các nhà nghiên cứu từ Đại học Tiểu bang Iowa đã phát hiện ra rằng,…

58 phút ago

Tổng thống Putin cảnh báo sẽ trả đũa các quốc gia cung cấp vũ khí tấn công Nga

Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm thứ Năm (21/11) tuyên bố Moskva có quyền tấn…

1 giờ ago

Ông Trump chọn bà Pam Bondi là ứng cử viên mới cho chức tổng chưởng lý Hoa Kỳ

Tổng thống đắc cử Donald Trump vào tối thứ Năm (21/11) đã công bố rằng…

2 giờ ago

Gia Lai: Hiệu trưởng nhiều ngày không đến trường, giáo viên huyện biên giới bị chậm lương

Việc hiệu trưởng trường THCS Lê Văn Tám (xã Ia Piơr, huyện Chư Prông, tỉnh…

2 giờ ago