Giám đốc điều hành của Pfizer tái dương tính với COVID-19

Giám đốc điều hành của hãng dược phẩm Pfizer Albert Bourla cho biết hôm 24/9 vừa qua rằng ông đã có kết quả xét nghiệm dương tính với COVID-19, theo hãng tin Reuters. Trước đó, ông Bourla từng tiêm 4 mũi vắc-xin COVID-19 do Pfizer và đối tác BioNTech của Đức phát triển.

Giám đốc điều hành Pfizer Albert Bourla. (Ảnh chụp màn hình video)

Ông Bourla, 60 tuổi, đã dương tính với COVID-19 hồi tháng 8 và bắt đầu tiến hành một liệu trình điều trị bằng thuốc kháng virus theo đường uống của Pfizer có tên là Paxlovid.

Paxlovid được biết đến là một loại thuốc kháng virus điều trị những người có nguy cơ cao chẳng hạn như bệnh nhân lớn tuổi.

Ở một diễn biến khác, gần đây, thông tin về việc nhiều người xuất hiện “nốt mờ phổi” sau khi tiêm vắc-xin COVID-19 của Sinovac được lan truyền ở Trung Quốc Đại Lục. Hiện tại, chính quyền đã chặn toàn diện thông tin liên quan.

Ngày 22/9, trên mạng rộ lên thông tin một số người Trung Quốc dùng tên thật tố cáo Công ty Chế phẩm sinh học Khoa Hưng Bắc Kinh (Sinovac). Trong thư tố cáo nói rằng: “Các cổ đông và tầng quản lý của Sinovac đã che giấu sự thật rằng ‘vắc-xin Sinovac’ chỉ là ‘vắc-xin thử nghiệm’, và lừa dối người dân cả nước ký tên đồng ý hoặc mặc nhận tiêm ‘vắc-xin Sinovac’. Để mặc người được tiêm bị bệnh hoặc tử vong, che giấu dữ liệu về bệnh tật và tử vong, và chiếm dụng bất hợp pháp quỹ bảo hiểm y tế để thực hiện mục đích kiếm tiền trong thời gian ngắn và phát đại tài dựa vào quốc nạn, cấu thành tội lừa đảo có tổ chức”.

Theo Điều 19 của Luật Quản lý Vắc-xin của Trung Quốc: “Vắc-xin được bán trên thị trường Trung Quốc phải được Cục Quản lý Dược phẩm Nhà nước phê duyệt và có giấy chứng nhận đăng ký thuốc”. Tuy nhiên, thông tin công khai trên mạng cho thấy vắc-xin Sinovac đang được tiêm cho người Trung Quốc là loại “sử dụng khẩn cấp hoặc đưa ra thị trường có điều kiện”. Nhiều loại vắc-xin mới chỉ trải qua thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 3 ở nước ngoài và chưa trải qua thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 3 ở Trung Quốc, bao gồm cả vắc-xin của Sinovac.

Theo số liệu năm 2021 của WHO, giai đoạn 3 nghiên cứu lâm sàng của Sinovac được thực hiện tại Brazil cho thấy tỷ lệ bảo vệ của vắc-xin này chỉ là 50,7%, đủ đạt đến ngưỡng do Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) quy định. Vậy nên, một số quốc gia đã từ chối sử dụng vắc-xin của Trung Quốc vào thời điểm đó, ví dụ như vào tháng 6/2021, Costa Rica đã từ chối tiếp nhận vắc-xin Sinovac vì cho rằng hiệu quả của nó quá thấp. Tháng 7/2021, Bộ Y tế Singapore cũng tuyên bố rằng vắc-xin Sinovac của Trung Quốc không nằm trong kế hoạch tiêm chủng quốc gia của Singapore.

Tương tự vắc-xin Sinovac, vắc-xin Pfizer đã bị buộc phải công bố thông tin trước tòa án Mỹ về phản ứng phụ dài tới 92 trang và tỷ lệ tạo kháng thể hiệu quả chỉ đạt khoảng 12%.

Phan Anh

Công trình vĩ đại nhất thế giới của Hà Lan: Hàng rào chắn sóng Maeslantkering

Phan Anh

Published by
Phan Anh

Recent Posts

Mỹ – Iran xác nhận tiến hành đàm phán hạt nhân

Ngoại trưởng Iran Abbas Araqchi xác nhận rằng quốc này sẽ tham gia đàm phán…

30 phút ago

Hàn Quốc cáo buộc 10 lính Triều Tiên vượt biên giới, phía Seoul nổ súng cảnh cáo

Phía Hàn Quốc lên tiếng cáo buộc nhóm binh sĩ Triều Tiên vượt ranh giới…

43 phút ago

[VIDEO] Tranh luận (Debate) nên như thế nào?

Nếu được nói thẳng thì thật buồn khi phải nói rằng người Việt đa số…

6 giờ ago

Sân bay Nội Bài được quy hoạch giảm công suất còn 85 triệu khách đến năm 2050

Sân bay quốc tế Nội Bài được quy hoạch có công suất khoảng 85 triệu…

8 giờ ago

Ngày 8/4: VN Index rơi gần 78 điểm, vốn hóa thị trường bốc hơi 12,5 tỷ USD

Kết phiên giao dịch ngày 8/4, VN Index giảm 77,88 điểm về mức 1.132,79 điểm,…

8 giờ ago

Làm sao để dạy trẻ biết phép lịch sự

Chuyên gia lễ nghi Bethany Friske chia sẻ 5 nguyên tắc để bồi dưỡng lòng…

8 giờ ago