Hàn Quốc phát triển bàn tay robot linh hoạt như tay con người

Các nhà khoa học Hàn Quốc đã phát triển bàn tay robot đủ mạnh để có thể nghiền nát một cái lon, nhưng cũng đủ khéo léo để có thể sử dụng một chiếc nhíp với kích cỡ nhỏ.

(Ảnh minh họa: sdecoret/Shutterstock)

Theo các kỹ sư tại Đại học Ajou ở Suwon, Hàn Quốc, bàn tay robot có tên gọi là ILDA, được tích hợp tất cả các thiết bị cần thiết để có thể chuyển động linh hoạt như tay con người.

ILDA được gắn trên một cánh tay robot thương mại, có thể thực hiện nhiều nhiệm vụ khác nhau, từ cầm một quả trứng, bóp nát lon, cho đến dùng kéo. Nó có kích thước 21,5 cm, nặng khoảng 1 kg. Nhà khoa học Uikyum Kim và các đồng nghiệp cho biết họ đã phát triển ILDA với 20 khớp nối. Các khớp này cho phép robot chuyển động tự do 15 độ và liên kết với các đầu ngón tay để có thể tạo ra lực 34 Newton. Ngoài ra, bàn tay robot này cũng có khả năng cắt giấy bằng kéo.

Trong nhiều thí nghiệm, các tác giả đã chứng minh rằng bàn tay có thể nhặt các đồ vật với nhiều hình dạng khác nhau, cũng có thể cầm một quả trứng một cách nhẹ nhàng.

“Khả năng cầm nắm của ILDA đã được chứng minh khi bàn tay robot này có thể bóp nát lon nhôm và cầm quả trứng một cách khéo léo. Bên cạnh đó, bàn tay có thể thực hiện các kiểu cầm nắm khác nhau tùy theo hình dạng của các đồ vật khác nhau”, các tác giả cho biết.

Từ việc phân tích các bàn tay robot hiện có, các đặc điểm tích cực cũng như tiêu cực của chúng, nhóm nghiên cứu đã xác định được các tiêu chí cốt lõi cho bàn tay robot mới của mình.

“Chúng tôi kết luận rằng điều quan trọng là phải có các tính năng ưu việt như sự khéo léo, lực đầu ngón tay, khả năng điều khiển, độ bền, chi phí thấp, dễ bảo trì và nhỏ gọn”, các tác giả cho hay.

Những bàn tay robot trước đây không có độ bền cao cũng như không có lực đủ mạnh, nhưng bàn tay robot mới ILDA do các nhà nghiên cứu Hàn Quốc phát triển đã có thể đáp ứng cả 2 yêu cầu nêu trên.

Thêm vào đó, những bàn tay robot được phát triển trước đây đều yêu cầu tích hợp với một cánh tay chuyên dụng, nhưng ILDA có thể dễ dàng tích hợp vào các cánh tay thương mại có sẵn.

“Việc giải thích hoạt động cực kỳ phức tạp của bàn tay con người vẫn là một thách thức chưa được lý giải trong lĩnh vực chế tạo robot. Đặc biệt, chuyển động của bàn tay con người đòi hỏi mức độ khéo léo cao, phù hợp để thực hiện nhiều thao tác khác nhau, với lực bóp mạnh, từ cầm nắm vật thể đa dạng, đến thao tác dụng cụ nhanh nhẹn”, các tác giả của nghiên cứu cho biết.

Trong số 206 chiếc xương trên cơ thể con người, có tới 54 chiếc xương nằm ở bàn tay và cấu trúc cơ tạo ra chúng vô cùng phức tạp. Đầu ngón tay cũng có “tiểu thể xúc giác (tactile corpuscles)”, cho phép cảm nhận xúc giác khi nhặt đồ hoặc thực hiện nhiều nhiệm vụ khác nhau.

Để thực hiện các chức năng này bằng cách sử dụng robot, nhiều bàn tay robot khéo léo tương tự như con người đã được phát triển, nhưng mỗi sản phẩm đều có những hạn chế nhất định, ví như, khó tích hợp với các cánh tay có sẵn hoặc thiếu khả năng chuyển động tự do.

Nghiên cứu trên được công bố trên tạp chí Nature Communications hôm 14/12 vừa qua.

Theo Daily Mail,

Thư Di

Xem thêm:

Thư Di

Published by
Thư Di

Recent Posts

Người của đặc vụ Ukraine bị Nga bắt ở Crimea

Hôm Thứ Ba, cơ quan an ninh Nga, FSB, công bố hình ảnh bắt giữ…

5 phút ago

Hezbollah loại trừ khả năng đàm phán trong khi giao tranh tiếp diễn với Israel

Hôm thứ Ba (22/10), Hezbollah tại Liban tuyên bố sẽ không có cuộc đàm phán…

10 phút ago

Đức phát hiện trường hợp đầu tiên nhiễm biến thể mới của virus đậu mùa khỉ

Ca đầu tiên nhiễm biến thể mới clade 1b của virus đậu mùa khỉ (mpox)…

5 giờ ago

Ngoại trưởng Mỹ tới Trung Đông thúc đẩy đàm phán ngừng bắn

Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken có mặt tại Israel ngày 22/10, điểm dừng chân đầu…

5 giờ ago

TP.HCM dự kiến xây 42 công viên dọc bờ sông Sài Gòn

TP.HCM dự kiến xây dựng 42 công viên dọc hành lang sông Sài Gòn để…

9 giờ ago

Bờ biển ở Thừa Thiên – Huế sạt lở bất thường hàng trăm mét

Đoạn bờ biển dài khoảng 300m ở xã Phú Thuận bị sạt lở nghiêm trọng,…

9 giờ ago