Rất nhiều người Việt đã từng sửng sốt trước sự vĩ đại của Angkor Wat (Ăng-co Vát) khi tham quan ngôi đền này ở Campuchia. Nhưng họ sẽ còn sửng sốt hơn nhiều nếu biết về nguồn gốc bí hiểm của công trình này.
Angkor Wat được UNESCO đánh giá là công trình tôn giáo lớn nhất thế giới. Biểu tượng của nó được in trên lá cờ của đất nước Campuchia xinh đẹp.
Cách đây vài tuần, Trí thức VN đã có bài viết, trong đó giả thiết rằng Angkor Wat không được xây dựng bởi người Campuchia vào thế kỷ XII mà được xây dựng bởi một nền văn minh tiền sử dựa trên các ghi chép và phát hiện của các nhà khảo cổ học. Nhận định này có thể khiến nhiều người không đồng tình.
Tuy nhiên, những phát hiện gần đây của ông Praveen Mohan, một Vlogger và nhà khảo cổ học nghiệp dư người Ấn Độ, người đã mang đến những bằng chứng không thể chối cãi rằng Angkor Wat thực sự không được xây dựng bởi người Campuchia 900 năm trước.
Ông Praveen Mohan tính toán rằng để xây dựng Angkor Wat có diện tích 1,6 triệu m2, các nhà xây dựng đã sử dụng ít nhất 10 triệu m3 đá.
Giả thiết vua Khmer Suryavarman II là người đã xây dựng Angkor Wat trong 37 năm. Giả sử những người công nhân liên tục làm việc từ sáng đến tối trong 12 đồng hồ, thì tổng thời gian xây dựng trong 37 năm = 37*365*12*60= 9.723.600 phút.
Vậy khối lượng đá để những người thợ xây cần để khai thác, vận chuyển, xây dựng xong trong 1 phút = 10 triệu/9.723.600 phút ≈ 1 tấn/phút.
Mỏ đá tại Phnom Kulen cách Angkor Wat 80km được coi là nơi cung cấp đá chính cho công trình.
Có thể dễ dàng nhận ra rằng việc khai thác, vận chuyển đá qua quãng đường 80km, gia công, gọt, đẽo, lắp ghép 1 tấn đá trong vòng 1 phút để xây lên Angkor Wat là điều không thể làm được với các kỹ thuật thô sơ của Campuchia 900 năm trước, kể cả với công nghệ hiện nay.
Giả sử vua Suryavarman II có huy động được 1.000 nhóm thợ để có thể làm việc tại công trường và khu mỏ đá đồng thời. Khi đó thời gian để làm tất cả các công việc được tạm tính là sẽ tăng lên từ 1 phút thành 1.000 phút, tương đương 17 giờ, thì khả năng hoàn thành tất cả các công việc gồm khai thác, vận chuyển, gia công, gọt, đẽo, lắp ghép 1 tấn đá trong vòng 17 giờ cũng không khả thi với trình độ công nghệ thô sơ của Campuchia 900 năm trước.
Trong quần thể Angkor Wat, có nhiều bức tượng Phật được hậu duệ của vua Suryavarman II đưa vào thay thế cho các bức tượng Thần trong đạo Hindu của chính ông. Khoảng cách giữa thời gian của vua Suryavarman II và hậu duệ của ông chỉ là vài chục năm. Nhưng có sự tương phản rất lớn giữa các bức tượng này. Cụ thể, ảnh dưới bên phải mô tả hình tượng 1 vị Thần được tạc trên các cột đá. Hình tạc được nối bởi hai khối đã độc lập, nhưng nó được tạc rất đẹp, nhẵn nhụi và khớp nối giữa hai khối đá được làm rất khéo và khó phát hiện ra. Bên trái là hình của một bức tượng Phật được tạc bởi hậu duệ của vua Suryavarman II, có thể thấy các khớp nối giữa các khối đá vô cùng gồ ghề và xộc xệch. Vì sao công nghệ chế tác giữa 2 thế hệ cách nhau chỉ vài chục năm lại khác nhau một trời một vực như vậy?
Ông Praveen Mohan còn phát hiện trong quần thể Angkor Wat có một tòa tháp nhỏ bằng đá được xây dựng rất xấu. Công trình này đã xuống cấp nghiêm trọng và tương phản hoàn toàn về kích thước, công nghệ, kỹ thuật chế tác, độ bền và mức độ thẩm mỹ với các công trình khác ở Angkor Wat.
Ông Praveen Mohan cho rằng những công trình xấu xí và kém bền vững này mới chính là sản phẩm mà người Campuchia 900 năm trước tạo ra.
Tại một công trình có chạm khắc cuộc chiến giữa Thần Vishnu và Thần Indra ở Angkor Wat, ông Praveen Mohan phát hiện ra một chi tiết mô tả một người phía Thần Indra sử dụng một vật kỳ lạ để quan sát Thần Vishnu.
Vật thể đó được ông Praveen xác định là một ống kính viễn vọng với 1 đầu hướng về phía vật thể được quan sát và một đầu đặt gần mắt của người quan sát. Đây hoàn toàn không phải là một người đang chơi thứ nhạc cụ nào đó.
Lịch sử khoa học hiện đại ghi nhận rằng kính viễn vọng được Hans Lippershey phát hiện ra vào năm 1608, cách đây 400 năm. Vậy làm sao người Campuchia có thể sử dụng chiếc kính này 900 năm trước?
Một điều kỳ lạ tương tự, ông Praveen Mohan cũng phát hiện tại ngôi đền Hoysaleswara ở Ấn Độ cũng được cho là xây dựng từ thế kỷ thứ XII có hình chạm khắc một trận chiến giữa 2 vị Thần, trong đó có một người đang sử dụng kính viễn vọng để quan sát. Điều đặc biệt hơn, ở công trình này còn có hình chạm khắc của những thứ như tên lửa chiến đấu.
Hai ngôi đền đều bằng đá vĩ đại, có kiến trúc cực kỳ phức tạp ở 2 đất nước khác nhau, được cho là xây dựng trong cùng một thế kỷ và cùng mô tả một vật thể được coi là phi hiện thực tại thời điểm xây dựng. Điều này mang lại câu hỏi lớn cho giới khoa học hiện nay.
Nhưng đây chưa phải là điều kỳ lạ nhất…
Trên bức tường đá tại Angkor Wat, ông Praveen Mohan đã phát hiện ra một hình chạm khắc một con voi 4 sừng. Đây là loài thú có thật trong lịch sử và đã bị tuyệt chủng 2 triệu năm trước. Một bộ xương hóa thạch của loài thú này được tìm thấy ở Sulawesi, Indonesia và đang được trưng bày tại Bảo tàng Quốc gia nước này.
Ở một trụ đá tròn, ông Praveen phát hiện ra hình chạm khắc của một con thú khác với cái đuôi lúc nào cũng nằm ngang và có cái đầu kỳ dị, gọi “linh cẩu răng”, tên tiếng Anh là Hyaenodon. Theo các nhà khoa học, thì những con linh cẩu này đã tuyệt chủng 26 triệu năm.
Làm thế nào mà những người thợ điêu khắc có thể nghĩ ra được những con thú đã tuyệt chủng này?
Hàng năm, cứ vào 2 ngày điểm phân (Equinox), tức khoảng ngày 20/3 và 20/9, các du khách có thể chiêm ngưỡng hiện tượng kỳ thú duy nhất trong năm: cảnh mặt trời lên (lúc sáng 20/3) hoặc xuống (lúc chiều 20/9) vào đúng vị trí đỉnh tháp cao nhất của Angkor Wat khi nhìn từ phía cổng vào của ngôi đền. Chỉ vào 2 ngày này mặt trời mới có thể đi vào đúng vị trí đó.
Làm sao mà những người Campuchia 900 năm trước có thể xác định được hiện tượng điểm phân và xây dựng Angkor Wat chính xác đến mức độ như thế? Điều này không thể giải thích được.
Tại một công trình khác có khắc bức tranh, trong đó Thần Mặt Trời của đạo Hindu ngồi ở giữa và 9 người đang ngồi dưới chắp tay nhìn lên ông. Điều này mô tả hệ Mặt Trời gồm Mặt Trời và 9 hành tinh lớn đang xoay quanh. Nhưng cần lưu ý rằng sao Hải vương được phát hiện bởi nhà thiên văn học Galileo gần 400 năm trước, còn sao Diêm vương thậm chí mới được phát hiện vào năm 1930. Cả 2 ngôi sao này không thể được nhìn thấy bằng mắt thường nếu không có kính viễn vọng.
Vậy, vì sao mà những người thợ điêu khắc 900 năm trước ở Campuchia lại có thể có được những kiến thức thiên văn và kính viễn vọng để quan sát được 2 hành tinh mới trong hệ Mặt Trời này?
Nếu quả thực Angkor Wat được xây dựng vào thế kỷ XII, thì các hoa văn mô tả những con thú đã tuyệt chủng là hình ảnh của quá khứ, còn hình chạm khắc chiếc kính viễn vọng và hệ Mặt Trời lại là hình ảnh của tương lai. Làm sao mà những người thợ điêu khắc ngôi đền này lại có thể biết chuyện cách họ hàng triệu năm trước và cả chuyện của hàng trăm năm sau. Liệu họ có thể là những nhà du hành vũ trụ có chiếc tàu du hành thời gian để đến tương lai và quay về quá khứ để chứng kiến tận mắt những thứ đó và thể hiện chúng trên những công trình ở đây? Và mục đích của điều đó là gì?
Rõ ràng, câu hỏi về những hình chạm khắc cùng với những điểm nghi ngờ về khoảng thời gian và công nghệ, kỹ thuật cần có để xây dựng Angkor Wat khiến chúng ta, bằng lý trí của mình, có thể khẳng định rằng Angkor Wat chắc chắn không thể được xây dựng vào 900 năm trước. Nó đã được xây dựng bởi một nền văn minh tiền sử cách đây hàng triệu năm với có trình độ công nghệ rất cao.
Nhưng những người tin theo thuyết tiến hóa lại khẳng định rằng con người tinh khôn mới chỉ tiến hóa thành cách đây vài trăm ngàn năm, và nền văn minh duy nhất này mới có cách đây không quá 1 vạn năm, và điều này vẫn đang được dạy trong sách giáo khoa ở nhà trường.
Có người phản biện rằng đạo Hindu (Ấn Độ giáo) mới xuất hiện từ 2000 năm TCN. Vì ngôi đền này xây dựng để thờ phụng các vị Thần Ấn Độ giáo nên nó chỉ có thể xây dựng trong nền văn minh 5000 năm lần này. Nhưng chúng ta cần lưu ý rằng, trên thế giới đã từng xuất hiện các tín ngưỡng và tôn giáo lặp lại nhiều lần ở nhiều nền văn minh. Ví dụ, biểu tượng chữ Vạn của nhà Phật đã từng xuất hiện ở rất nhiều lần ở các nền văn minh tiền sử. Vì vậy, rất có thể loại tín ngưỡng như Hindu giáo đã từng xuất hiện ở ít nhất một nền văn minh tiền sử, những người đã xây dựng lên Angkor Wat.
Còn bạn, quan điểm của bạn thế nào về nguồn gốc của Angkor Wat?
Các video về Angkor Wat của ông Praveen Mohan:
Thiện Tâm (tổng hợp)
Xem thêm:
Cảnh sát Nhật Bản cho biết đã nộp đơn xin lệnh bắt giữ một thiếu…
Các đại biểu đồng thuận cho rằng máy điều hòa không phải mặt hàng xa…
Tối 20/11 một vụ đâm chém người đã xảy ra tại ký túc xá của…
Bộ Tài chính đang đề nghị xây dựng dự án nghị quyết của Quốc hội…
Trước bước tiến vững chắc của quân Nga, BBC chỉ ra trong một bài phân…
Gần 150 bộ hài cốt được phát hiện khi công nhân thi công cải tạo…