Năm 2004, một cuộc khảo sát mức độ quốc gia tiến hành với 1.100 bác sĩ, được thực hiện bởi Công ty HCD Research, Viện Tôn giáo và Xã hội học Louis Finkelstein thuộc Chủng viện Thần học Do Thái (Jewish Theological Seminary) tại thành phố New York, Mỹ đã phát hiện 74% bác sĩ tin rằng phép lạ từng xảy ra trong quá khứ, 73% tin rằng những điều kỳ diệu đó vẫn diễn ra trong thời buổi hiện nay.
Cuộc thăm dò cũng chỉ ra rằng các bác sĩ Mỹ có niềm tin vào tín ngưỡng đáng kinh ngạc, với 72% cho thấy họ tin rằng tôn giáo mang đến một định hướng đáng tin cậy và cần thiết cho cuộc sống.
Những người được khảo sát có tín ngưỡng rất đa dạng: Cơ đốc giáo (Công giáo La Mã, Tin lành, Cơ đốc giáo chính thống…), Do Thái (Chính thống, Bảo thủ, Cải cách và thế tục) và các tôn giáo khác như Hồi giáo, Ấn Độ giáo và Phật giáo.
“Khảo sát cho thấy các bác sĩ, mặc dù có lẽ có trình độ học vấn trung bình cao hơn so với bệnh nhân, nhưng không nhất thiết phải khác biệt hơn hoặc hoàn toàn khác biệt so với bệnh nhân về quan điểm tôn giáo,” Tiến sĩ Alan Mittleman, Viện trưởng Viện Finkelstein cho biết.
“Công việc của chúng tôi là xác định nhu cầu và yêu cầu của bác sĩ phù hợp với môi trường chăm sóc sức khỏe; nghiên cứu này là cơ hội tuyệt vời để chúng tôi sử dụng phương pháp của mình để khám phá tâm linh và niềm tin cá nhân của bác sĩ”, Glenn Kessler, Đồng sáng lập và người quản lý các đối tác của HCD Research ở Flemington, NJ, Hoa Kỳ cho biết. Nghiên cứu đã khẳng định các cuộc thăm dò trước đó được thực hiện bởi HCD cho thấy mối tương quan giữa niềm tin tâm linh và sự bảo thủ chính trị của bác sĩ.
Các phát hiện cho thấy:
– 58% các bác sĩ được khảo sát tham dự các hoạt động tôn giáo ít nhất một lần mỗi tháng.
– 46% các bác sĩ tin rằng cầu nguyện là rất quan trọng trong cuộc sống của họ.
Có vẻ như niềm tin tôn giáo, đặc biệt là niềm tin vào phép lạ, giảm đi khi trình độ giáo dục tăng lên. Nhưng điều này dường như không đúng với các bác sĩ. Có lẽ vì liên quan thường xuyên đến các vấn đề của sự sống và cái chết, các bác sĩ cho thấy sự cởi mở đáng kể đối với tôn giáo.
– 37% bác sĩ tin rằng những câu chuyện thần kỳ của Kinh thánh là đúng theo nghĩa đen trong khi 50% tin rằng chúng là ẩn dụ. 12% cho biết họ không tin vào mô tả phép lạ của Kinh thánh
– 9% tin rằng Kinh thánh được viết bởi Thiên Chúa, 58% tin rằng Kinh thánh được Thiên Chúa truyền cảm hứng và 34% coi đó là văn học cổ đại của con người.
– 55% tin rằng thực hành y tế nên được hướng dẫn bởi giáo lý tôn giáo (44% không đồng ý)
Có lẽ kết quả đáng ngạc nhiên nhất của cuộc khảo sát là phần lớn các bác sĩ (55%) nói rằng họ đã từng chứng kiến điều kỳ diệu xảy đến với kết quả điều trị cho bệnh nhân. Có nhiều bác sĩ cầu nguyện cho nhóm các bệnh nhân của họ (51%). Thậm chí, 59% bác sĩ từng cầu nguyện cho từng bệnh nhân riêng lẻ.
67% bác sĩ khuyến khích bệnh nhân của họ cầu nguyện. Trong số các bác sĩ đó, 5% tin rằng Chúa sẽ đáp ứng lời thỉnh cầu của họ, 32% thấy có lợi ích tâm lý và 63% tin vào cả hai lý do trên. 33% bác sĩ không khuyến khích bệnh nhân của họ cầu nguyện.
>> Nghiên cứu: Vì sao những người thường xuyên cầu nguyện có sức khỏe tốt hơn?
Các bác sĩ có nhận thức khác nhau về ảnh hưởng đối với kết quả điều trị bệnh bởi các phương pháp y học so với sự tác động của các hiện tượng siêu nhiên hoặc hành vi của Thiên Chúa.
35% người Công giáo tin rằng toàn bộ hoặc rất nhiều kết quả điều trị là do những những tác động phi y học này, 46% người Tin lành đồng tình trong khi chỉ có 20% người Do Thái cho rằng kết quả có ảnh hưởng bởi sự tác động phi y học.
Một nghiên cứu khác năm 2005 của Đại học Chicago, Hoa Kỳ cho thấy có đến 76% các bác sĩ tin vào Chúa, trong khi đó chỉ có 39% các nhà khoa học và khoảng 70% dân chúng tin vào Chúa.
Báo cáo cũng chỉ ra rằng những người có thu nhập cao thường có ít niềm tin vào tín ngưỡng. Tuy nhiên, sự tương quan này không đúng với các bác sĩ, những người có thu nhập nằm trong top 5% của xã hội.
Báo cáo cho thấy các tỷ lệ các bác sĩ tin vào Chúa nhiều hơn các nhóm khác có cùng mức thu nhập. Có lẽ do thường xuyên đối diện với những tử vong và cái chết không thể đoán trước, các bác sĩ luôn nhớ rằng một bệnh nhân không thể dùng tiền mua lối thoát khỏi những bệnh nan y, và an ninh về tài chính cũng không nhất định giúp được họ thoát khỏi những nguy cơ đó.
Báo cáo của Đại học Chicago có một điểm thú vị rằng môi trường làm việc khiến các bác sĩ luôn phải chứng kiến những sự kiện kinh khủng mà hầu hết người khác đều cho rằng không công bằng, như người tốt bụng luôn đau yếu, những đứa trẻ mất cha mẹ, hay những đứa trẻ ngây thơ phải chịu bệnh tật… Nhiều người đặt câu hỏi rằng chứng kiến những hoàn cảnh như vậy có thể khiến các bác sĩ mất đi niềm tin vào Chúa. Nhưng, nghiên cứu đã chứng minh rằng hầu hết họ vẫn tin vào Chúa.
Điều này rất khó giải thích, nhưng có lẽ là do sự yên bình và thanh thản đến bất ngờ mà các bệnh nhân khi tử vong thể hiện ra hoặc do quan sát nhiều sự kiện tưởng là “xấu” lại không nhất định đơn giản như những điều “tốt hay xấu” theo cái lý thông thường, khiến các bác sĩ vẫn đặt niềm tin lớn hơn vào các sức mạnh của Thượng đế cho dù bất kể lý do bất hạnh của con người là gì.
Theo businesswire.com và mdmag.com
Thiện Tâm biên dịch
Trong vòng một tuần, huyện Nông Sơn (tỉnh Quảng Nam) đã phát hiện 5 con…
Tại Trung Quốc vào tháng trước chứng kiến hiện tượng hiếm thấy khi nước biển…
Viện trưởng Viện Y Dược học dân tộc TP.HCM - ông Huỳnh Nguyễn Lộc bị…
Vào ngày 28/7, mẹ của Hoàng Diên Thu phát hiện con trai mất tích, cả…
Ông Kim Jong Un đã cáo buộc Hoa Kỳ gia tăng căng thẳng và khiêu…
Thượng nghị sĩ Đảng Cộng hòa Mike Rounds đại diện tiểu bang Nam Dakota đã…