Tượng Nhân Sư ban đầu mang hình tượng người hay thú?

Tượng nhân sư ở Giza là một trong những bức tượng thu hút sự chú ý nhất của Ai Cập cổ đại. Một bức tượng bằng đá vôi nguyên khối, sừng sững, tượng trưng cho một sinh vật huyền thoại với đầu người và thân sư tử. Theo truyền thuyết, Nhân sư này bảo vệ lăng mộ của các pha-ra-ông vĩ đại và nó được tạo ra vào khoảng 2500 năm TCN. Tuy nhiên, thời gian gần đây, nhiều cuộc tranh luận đã xảy ra xoay quanh nguồn gốc và hình dạng ban đầu của bức tượng này.

Nhân sư trong truyền thuyết

Oedipus và nhân sư thành Thebes (ảnh: (Marcus Cyron/ CC BY SA 2.0 )

Nhân sư là một sinh vật trong thần thoại Hy Lạp và Ai Cập. Nó thường được khắc họa với đầu người, mình sư tử và đôi cánh đại bàng. Nhân sư có thể là nam hoặc nữ, nhưng luôn rất khôn ngoan và không tha thứ.

Thường thì, nhân sư sẽ ra các câu đố, và nếu một người trả lời sai, anh ta sẽ bị ăn thịt. Đôi khi, nhân sư cũng quấy phá cả ngôi làng. VD, nhân sư của xứ Thebes “nổi tiếng nhất trong truyền thuyết, được cho là đã quấy phá người ta, bắt họ phải trả lời câu đố mà nó đã được các nữ thần Muse dạy cho: Cái gì chỉ có một giọng nói nhưng lại đi bằng 4 chân, 2 chân và 3 chân? Mỗi lần người ta trả lời không đúng, nó sẽ ăn thịt một người. Cuối cùng, Oedipus đã trả lời đúng: con người, bò 4 chân khi còn nhỏ, đi 2 chân khi lớn lên và chống thêm cây gậy khi già đi. Nhân sư nghe xong đã tự sát.” (trích The Editors of the Encyclopedia Britannica, 2016)

Tượng nhân sư được xây dựng khi nào?

Tượng nhân sư xứ Giza (ảnh: Public Domain)

Người ta thường cho rằng tượng nhân sư ở Giza được xây dựng vào triều đại pha-ra-ông Khafre đệ tứ (2558 – 2532 TCN) của Ai Cập, cùng thời với đại kim tự tháp Giza. Một số người nói rằng tượng nhân sư được xây dựng theo phong cách Pharaoh Khufu, cha của Khafre, và do đó nó được xây dựng vào khoảng thời gian ông trị vì (2589 – 2566 TCN).

Tuy nhiên, Tiến sỹ Robert M. Schoch thuộc Đại học Boston là người đầu tiên tuyên bố tượng nhân sư có thể tồn tại từ 5000 – 7000 năm TCN, tức là từ trước khi nền văn minh của vương triều Ai Cập cổ đại xuất hiện.

Tiến sỹ Schoch cho biết, ông phát hiện rằng có một vài công trình lận cận có niên đại từ thời kỳ Vương quốc cổ (Old Kingdom) trong giai đoạn lịch sử Ai Cập cổ đại mà ông có thể dùng để đối chiếu niên đại với bức tượng nhân sư. Những công trình này có các vết tích rõ ràng của tình trạng xói mòn gió và cát, trong khi đó tượng nhân sư lại bị xói mòn bởi nước mưa và các dòng chảy.

>> Những vết tích cho thấy kim tự tháp Ai Cập từng bị chìm dưới mực nước biển

“Tôi phát hiện thấy các vết tích xói mòn rõ rệt chỉ có thể được tạo ra bởi nước mưa và dòng chảy”, Tiến sỹ Schoch tiếp tục. “Nhưng vấn đề là, tượng nhân sư nằm ở bên rìa sa mạc Sahara và khu vực này đã trở nên khá khô cằn trong vòng 5000 năm trở lại đây”.

Ông kết luận rằng, tượng nhân sư phải xuất hiện từ một niên đại xa xưa hơn. Và theo ông, hẳn bức tượng này phải có niên đại đâu đó trong giai đoạn từ năm 5000 đến năm 9000 TCN, khi vùng đất này có lượng nước mưa thường niên đáng kể.

Tượng nhân sư từng có hình dạng sư tử khổng lồ?

Mặc dù khuôn mặt của bức tượng nhân sư là tạc theo pha-ra-ông, nhưng người ta không thể bỏ qua chi tiết là đầu bức tượng khá nhỏ so với phần thân khổng lồ. “Nếu hiểu biết về người Ai Cập cổ đại và các bức tượng của họ, chúng ta sẽ biết rằng các bức tượng luôn có tỷ lệ cân đối. Thực tế là, chúng ta có thể nói rằng họ bị ám ảnh bởi tỷ lệ chính xác trong mọi thứ. Vậy tại sao họ lại tạc một bức tượng vẫn được cho là lớn nhất thế giới với tỷ lệ sai được.” (Temp, 2009).

Tượng nhân sư đồ sộ trên cao nguyên Giza – lưu ý tỷ lệ phân đầu và thân (ảnh: Daniel Mayer/ CC BY-SA 3.0)

Thêm nữa, mặt của nhân sư không giống với những tác phẩm khác miêu tả Khafre. “Những nét phác họa về Khafre trên các bức tượng khác và nhân sư đã cho thấy nhiều điểm khác biệt..” (Coppens, 2016).


Bên trái: Đầu tượng Pharaoh Khafre (Einsamer Schütze / CC BY SA 3.0), bên phải: đầu tượng Pharaohn Khufu bằng ngà voi được tìm thấy ở bảo tàng Altes (Marcus Cyron/ CC BY SA 3.0 ). Bạn có thấy sự giống nhau giữa một trong hai pha-ra-ông với nhân sư?

Tuy vậy, sau khi khám nghiệm chi tiết hơn, Tiến sỹ Schoch tin rằng pha-ra-ông Khafre đã cho tân trang lại tượng nhân sư khi nó nằm trong quần thể lăng mộ của ông và đã được sửa chữa thêm nhiều lần nữa trong suốt giai đoạn vương triều của Ai Cập cổ đại.

“Một điểm khá rõ ràng đối với tôi là phần đầu bức tượng hiện tại không phải là nguyên gốc. Phần đầu nguyên gốc có thể đã bị biến dạng, xói mòn nghiêm trọng và trong quá trình tái chạm khắc trong suốt các vương triều, nó đã dần trở nên nhỏ hơn”, Tiến sỹ Schoch nói. Ông cho rằng nếu trong hình dạng nguyên gốc, Tượng Nhân sư có thể không phải hình dáng nhân sư, mà là sử tử.

Cũng tương tự, nhà kiến trúc lịch sử, Tiến sỹ Jonathan Foyle đã nói “phần đầu và cơ thể của bức tượng hoàn toàn không cân xứng… và nguyên nhân cho điều này có thể là ban đầu đầu của tượng nhân sư hoàn toàn có hình dáng khác – đầu của một sư tử. Với những người Ai Cập cổ đại, sư tử là biểu tượng mạnh mẽ hơn khuôn mặt con người” (Daily Mail Reporter, 2008).

Vào thời điểm đó trong lịch sử, sư tử vẫn còn ở Giza và các khu vực xung quanh. Cho dù là sự xói mòn của đá vôi mềm hay lý do chính trị, những người ủng hộ giả thuyết đầu sư tử cho rằng tượng nhân sư đã được sửa lại để có khuôn mặt của một người đàn ông, có thể là một trong số các pha-ra-ông, điều này làm giảm kích thước phần đầu của bức tượng một cách đáng kể.

Liệu nguyên gốc của Tượng Nhân sư là tượng một con sư tử, sau quá trình mài mòn do mưa gió và được chạm khắc lại mà trở thành hình dáng như hiện nay? (ảnh: urban75.net)

Vị thần cõi âm của người Ai Cập

Một lý thuyết khác, ít được ủng hộ rộng rãi nhưng thú vị hơn, cho rằng đầu của nhân sư ban đầu cũng là một con vật, nhưng không phải sư tử, mà là một con chó rừng – biểu hiện vị thần cai quản người đã chết – Anubis.

Giáo sư Robert Temple, tác giả của cuốn sách Egyptian Dawn (Bình minh Ai Cập) nhận định “thân của nhân sư không có hình dáng của họ nhà mèo, trong khi sư tử có lưng cong, và bờm của sư tử cũng không thấy xuất hiện”, thân của nhân sư có dáng của một con chó rừng đang thu mình lấy đà (Coppens, 2016). Có rất nhiều bằng chứng cụ thể hỗ trợ cho lý thuyết này: thứ nhất, Anubis là vị thần của những người đã chết và được cho rằng có vai trò bảo vệ người và ngăn những người không xứng đáng vượt sông Nile đến thế giới bên kia, giống như vai trò bảo vệ của con chó 3 đầu Cerberus trong thần thoại Hy Lạp.

Ngoài ra, “theo Cuốn sách của người đã chết, một bức tượng Anubis được sử dụng trong nghi lễ ướp xác người đã chết, cụ thể là việc rửa sạch nội tạng của cơ thể để cho vào 4 bình Canopic… [và] điều này cũng giải thích tại sao phần đất xung quanh tượng nhân sư có thể là một cái hào chứa nước cho nghi lễ tắm rửa thân thể của các pha-ra-ông. Tương tự, khi coi Anubis là vị thần của ướp xác, người ta có thể tranh luận liệu việc ướp xác của một hoặc một vài pha-ra-ông đã xảy ra trong cái gọi là Đền của nhân sư.” (Coppens, 2016)

Tượng nhân sư ban đầu có thể được thiết kế là bức tượng của thần Anubis (ảnh: public domain)

Cuối cùng, “hình ảnh nổi tiếng nhất của Anubis là bức tượng Anubis được tìm thấy bên trong ngôi mộ của vua Tutankamen, thể hiện vị thần này trong hình dáng một con chó rừng đang thu mình lấy đà.” (Temple, 2009). Nếu như phần đầu của bức tượng ban đầu là một con chó tai nhọn, như Anubis thường được mô tả, thì nó hỗ trợ quan điểm cho rằng sự xói mòn rốt cuộc đã làm hỏng tai và mõm của nó. Các pha-ra-ông sau đó tìm cách khôi phục bức tượng và sửa nó thành đầu của một người đàn ông, biến nó thành biểu tượng của một bí ẩn nổi tiếng.

Biểu tượng của Anubis trong ngôi mộ của Tutankhamen (ảnh: CC BY SA 2.5 )

Theo Ancient-Origins.net, ET
Thiện Tâm tổng hợp

Xem thêm:

Published by

Recent Posts

Hungary sẽ triển khai hệ thống phòng không gần biên giới của Ukraine

Trước tình hình căng thẳng, Hungary đang lên kế hoạch triển khai hệ thống phòng…

23 phút ago

Quân đội Mỹ sẵn sàng sử dụng vũ khí hạt nhân nếu cần

Chuẩn Đô đốc Thomas Buchanan tuyên bố rằng Mỹ sẵn sàng sử dụng vũ khí…

31 phút ago

Nga bắn tên lửa tầm trung, không phải ICBM — Tổng thống Putin

Putin: Nếu Mỹ muốn chiến thì Nga cũng phải theo, và tên lửa bắn vào…

2 giờ ago

Một ứng viên xin rút công nhận chức danh phó giáo sư năm 2024

HĐGSNN vừa công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư năm…

8 giờ ago

Ông Vương Đình Huệ bị kỷ luật cảnh cáo

Ông Vương Đình Huệ có sai phạm trong phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; vi…

9 giờ ago

Ông Musk và ông Ramaswamy viết bài xã luận trên WSJ vạch ra tầm nhìn về DOGE

Ông Musk và ông Ramaswamy đã cùng chấp bút một bài xã luận đăng trên…

9 giờ ago