Lần đầu tiên quay chậm được cảnh tia sét đánh xuống một tòa nhà (video)

Lần đầu tiên trong lịch sử, các nhà khoa học đã ghi hình tốc độ cao được cảnh tia sét đánh xuống cột thu lôi của một tòa nhà, đoạn video ngắn nhưng rất ấn tượng và hữu ích.

Video được nhà vật lý học Marcelo Saba và nhóm của ông ở Viện nghiên cứu không gian Brazil thực hiện. Cảnh quay đã cho thấy những tia sét di chuyển xuống chớp nhoáng từ bầu trời, nhưng chỉ vài mili-giây trước khi nó chạm tới tòa nhà, các tia điện từ dưới cũng phóng lên để hoàn thành sự kết nối. Kết quả là một ánh chớp chói lòa, nhưng không gây ra thiệt hại gì cho tòa nhà.

Tuy việc quay phim chậm được cảnh sét đánh là không xa lạ gì, nhưng đây là lần đầu tiên các nhà khoa học ghi hình tốc độ cao được cảnh sét tương tác với cột thu lôi, từ đó các chuyên gia có thể nghiên cứu và giúp các cột này hoạt động tốt hơn, nâng cao tiêu chuẩn bảo vệ sét lên nữa.

Dễ thấy, việc bắt được đúng khoảnh khắc sét đánh vào cột thu lôi là cực kỳ khó. Camera phải được đặt gần tòa nhà, và cần theo dõi thật lâu thì mới ghi lại được đúng thời điểm của hiện tượng.

Trong video, có thể thấy tia sét đánh xuống gặp tia điện đi lên từ đỉnh một tòa nhà cao 60m ở São Paulo, Brazil. Nhờ ghi hình ở tốc độ cực cao: 7000 khung hình/giây (fps), các nhà nghiên cứu có thể quan sát được từng chi tiết của hiện tượng, ghi lại được tốc độ đáng kinh ngạc: tia sét đi xuống khoảng 100 km/s, còn tia điện đi lên là 0,05km/s.

Tác dụng đáng nể của các cột thu lôi

Cột thu lôi của tòa nhà Empire State, New York

Khi đặt cột thu lôi trên một công trình, các kỹ sư thường dựa vào mô hình và lý thuyết – quan sát hiện tượng phóng điện khoảng cách xa trong phòng thí nghiệm, hoặc quan sát cột thu lôi ở những tòa nhà chọc trời. Nhưng cho đến nay, các nhà khoa học vẫn chưa biết rõ các cột này bảo vệ tòa nhà như thế nào, đặc biệt ở các công trình vừa và nhỏ.

Cột thu lôi có cấu tạo rất đơn giản – gồm một cột nhọn kim loại gắn trên đỉnh tòa nhà. Cột này đường kính khoảng 2cm, nối với dây đồng hoặc nhôm cũng có đường kính tương đương, dây này được nối với một lưới truyền điện chôn dưới đất.

Mục đích của việc lắp đặt cột thu lôi cũng hay bị hiểu nhầm. Nhiều người cho rằng chúng “thu hút” các tia sét. Nên nói lại cho chính xác hơn là: cột thu lôi là một con đường có điện trở thấp cho phép dòng điện cực lớn đi qua, tức tia sét. Khi sét đánh, hệ thống này cho phép truyền dòng điện gây hại ra khỏi tòa nhà, và đi xuống đất. Nếu sét đánh vào một vật liệu có điện trở cao, nhiệt sinh ra có thể làm nó bị nóng tới hàng nghìn độ. Cột thu lôi có điện trở rất thấp và vì thế cho phép dòng điện đi qua mà không gây hại gì.

Theo Gizmodo, howstuffworks.com,
Phong Trần tổng hợp

Xem thêm:

Published by

Recent Posts

Vụ án UFO lớn nhất Trung Quốc: 3 lần mất tích bí ẩn

Vào ngày 28/7, mẹ của Hoàng Diên Thu phát hiện con trai mất tích, cả…

9 phút ago

Ông Kim Jong Un cáo buộc Hoa Kỳ gây căng thẳng, cảnh báo về chiến tranh hạt nhân

Ông Kim Jong Un đã cáo buộc Hoa Kỳ gia tăng căng thẳng và khiêu…

14 phút ago

Thượng nghị sĩ Mike Rounds giới thiệu dự luật xóa bỏ Bộ Giáo dục Hoa Kỳ

Thượng nghị sĩ Đảng Cộng hòa Mike Rounds đại diện tiểu bang Nam Dakota đã…

48 phút ago

Bộ Tài chính Mỹ nhắm mục tiêu vào Gazprombank của Nga với các lệnh trừng phạt mới

Bộ Tài chính Mỹ cho biết họ đã áp đặt các lệnh trừng phạt mới…

1 giờ ago

Một trường tiểu học tồn hơn 185,5 triệu đồng tiền “nước uống” của học sinh

Với mức thu từ 18.000-20.000 đồng/tháng, số tiền thu hộ, chi hộ "nước uống của…

1 giờ ago

Tổng thống Zelensky thừa nhận Ukraine không thể giành lại Crimea bằng vũ lực

Tổng thống Ukraine Zelensky đã thừa nhận rằng Kiev không có khả năng thực hiện…

1 giờ ago