Khoa Học - Công Nghệ

Loại cây dài chưa đến 1 mm có thể làm thực phẩm vũ trụ

Các chuyên gia tiến hành thí nghiệm trọng lực với bèo phấn, loại cây có hoa nhỏ nhất hành tinh và có tiềm năng phát triển ngoài vũ trụ, theo tờ Science Alert.

Bèo phấn trên ngón tay người, mỗi đốm nhỏ hơn 1 mm là một cây riêng lẻ. (Ảnh: ESA – Cơ quan Vũ trụ châu Âu)

Các phi hành gia cần ăn và thở, nghĩa là trong những nhiệm vụ dài hạn, họ sẽ cần mang theo thực vật. Tuy nhiên, không phải mọi loại cây đều có thể tồn tại trong điều kiện khắc nghiệt ngoài không gian. Một trong những “ứng cử viên” có thể phù hợp với chuyến du hành vũ trụ dài ngày là loại cây có hoa nhỏ nhất hành tinh: bèo phấn.

Với kích thước chưa đến 1 mm, bèo phấn là nhóm thực vật thủy sinh trôi nổi trên các vùng nước ở châu Á, bao gồm cả Thái Lan, nơi nhóm chuyên gia từ Đại học Mahidol tiến hành nghiên cứu. Mục tiêu của họ là kiểm tra tính bền bỉ của bèo phấn trong những điều kiện khắc nghiệt, đặc biệt là liên quan đến trọng lực.

“Bèo phấn không có rễ, thân hay lá, nên về cơ bản, chúng là khối cầu trôi nổi trên mặt nước. Điều này đồng nghĩa, chúng tôi có thể tập trung trực tiếp vào những tác động mà sự thay đổi trọng lực sẽ gây ra cho sự sinh trưởng và phát triển của chúng”, Tatpong Tulyananda, trưởng nhóm nghiên cứu, cho biết.

Nếu chịu được các điều kiện khắc nghiệt, bèo phấn có thể mang ý nghĩa lớn với các phi hành gia tương lai. Chúng tạo ra lượng lớn oxy thông qua quang hợp, đồng thời có giá trị dinh dưỡng cao: Chúng giàu protein và thường xuyên góp mặt trong những món súp và salad.

Để tiến hành các thí nghiệm không trọng lực, nhóm nghiên cứu sử dụng máy hồi chuyển – thiết bị tận dụng chuyển động quay để triệt tiêu trọng lực, giúp mô phỏng môi trường vi trọng lực. Kết quả sơ bộ rất khả quan khi cho thấy bèo phấn dường như vẫn phát triển tốt trong môi trường vi trọng lực, tương đương như ở mức trọng lực 1 g (mức trọng lực bình thường, gần bề mặt Trái Đất).

Tuy nhiên, nhóm chuyên gia cũng muốn xem loại thực vật này phát triển như thế nào trong môi trường trọng lực lớn. Do đó, họ mang các mẫu vật đến Máy ly tâm Đường kính Lớn (LDC) của Cơ quan Vũ trụ châu Âu (ESA) ở Hà Lan. LDC có thể quay với tốc độ 67 vòng mỗi phút và có 6 ngăn, mỗi ngăn chứa được 80 kg. Bèo phấn được đặt vào trong các hộp trang bị đèn LED mô phỏng ánh sáng Mặt Trời. Sau đó, những chiếc hộp này được đưa vào máy ly tâm và để bèo phấn phát triển trong khi quay ở mức 20 g (gấp 20 lần trọng lực bình thường).

Bèo phấn trải qua toàn bộ vòng đời chỉ trong 5 – 10 ngày nên vài tuần thí nghiệm cũng mang lại cho nhóm nghiên cứu dữ liệu về nhiều thế hệ cây. “Tiếp theo, chúng tôi sẽ kiểm tra trực tiếp bèo phấn, sau đó chuyển mẫu thu được thành dạng viên rắn và mang về nghiên cứu. Khi đó, chúng tôi có thể phân tích hóa học chi tiết các mẫu này để hiểu thêm về phản ứng của bèo phấn với siêu trọng lực”, Tatpong nói.

Phan Anh

Video: Lời nói của cha mẹ với con có thể là nắng ấm mùa hạ, có thể là gió lạnh mùa đông

Phan Anh

Published by
Phan Anh

Recent Posts

TikToker Hằng Du Mục, Quang Linh Vlogs bị bắt; Hoa hậu Thùy Tiên bị phạt 25 triệu đồng

Quang Linh Vlogs và TikToker Hằng Du Mục bị khởi tố, bắt tạm giam vì…

8 giờ ago

Trung Quốc đe dọa trả đũa Mỹ nếu ông Trump không huỷ thuế quan mới

Bộ Thương mại Trung Quốc hôm thứ Năm (3/4) đã yêu cầu Tổng thống Donald…

10 giờ ago

Cần khoảng 70 triệu m3 cát san lấp, Cần Thơ xin thí điểm dùng cát biển

Nhu cầu cát san lấp tại TP. Cần Thơ được xác định lên tới khoảng…

12 giờ ago

Ông Trump nói ông Putin và ông Zelensky sẵn sàng hướng đến thoả thuận hoà bình

Các nhà lãnh đạo của Nga và Ukraine đã sẵn sàng đạt thỏa thuận hòa…

12 giờ ago

Niệm đọc ‘một câu’ khi mất ngủ giúp bạn chìm vào giấc ngủ tự nhiên

Có lý do khiến bạn không ngủ được vào ban đêm. Bạn đã từng khổ…

12 giờ ago

Ngoại trưởng Marco Rubio tuyên bố Hoa Kỳ sẽ không rời khỏi NATO

Ngoại trưởng Hoa Kỳ Marco Rubio đã trấn an các quốc gia thành viên NATO…

13 giờ ago