Trong một bước đi nhằm giảm số lượng phương tiện giao thông và góp phần bảo vệ môi trường, quốc gia tí hon ở châu Âu Luxembourg mới đây đã trở thành tâm điểm của truyền thông quốc tế.
Thứ Tư ngày 5/12, thủ tướng đất nước này, ông Xavier Bettel, đã tuyên thệ nhậm chức nhiệm kỳ thứ hai của mình. Cùng thời điểm ấy, liên minh cầm quyền của ông đã thông báo kế hoạch biến Luxembourg thành nơi có một không hai trên thế giới: từ năm 2020, toàn bộ phương tiện giao thông công cộng của nước này sẽ được cung cấp hoàn toàn miễn phí.
Luxembourg là một đất nước rất nhỏ; với diện tích 2.586 km2, nơi này còn ít đất hơn đáng kể so với thủ đô Hà Nội của Việt Nam (3.329 km2). Và so về dân số thì lại càng chênh lệch. Năm 2016, Luxembourg chỉ có gần 580 nghìn dân, so với 7,5 triệu người của vùng nội đô Hà Nội. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là quốc gia tí hon này không phải khổ sở vì giao thông.
Luxembourg là thành phố có tỷ lệ sở hữu xe hơi trên đầu người cao nhất Liên minh châu Âu, với 662 xe /1.000 dân (Mỹ là quốc gia có tỷ lệ cao nhất thế giới, với 800 xe/1.000 dân).
Mặc dù có dân số không lớn, nhưng Luxembourg phải đón tiếp gần 200.000 người đến làm việc từ các quốc gia láng giềng như Pháp, Bỉ và Đức. Hàng ngày, số dân của thủ đô nước này tăng gấp 5 lần do những vị khách từ phương xa đến.
Olivier Klein, một nhà nghiên cứu tại Viện Nghiên cứu Kinh tế Xã hội Luxembourg đã nói: “Nơi đây giống như một thành phố với vùng ngoại ô nằm ở nước ngoài.”
Các nhà lãnh đạo Luxembourg kỳ vọng việc loại bỏ vé tàu, xe điện và xe buýt công cộng sẽ khuyến khích người dân sử dụng các dịch vụ này hơn. Điều đó sẽ không chỉ làm giảm lượng phương tiện cá nhân, mà còn tốt hơn cho môi trường.
Luxembourg quá nhỏ nên sáng kiến này hẳn là không đủ để giải quyết vấn đề khí thải toàn cầu. Tuy nhiên, nếu những người tham gia giao thông quyết định hưởng ứng lời đề nghị của chính phủ nước này, thì các quốc gia khác có thể sẽ nhìn thấy lợi ích và tiếp bước, biến giao thông công cộng miễn phí trở thành công cụ hữu ích để giải quyết các vấn nạn giao thông và ô nhiễm môi trường.
Trên thực tế, một số thành phố ở châu Âu cũng đã cung cấp dịch vụ giao thông công cộng miễn phí vào những thời điểm nhất định và cho những đối tượng như người nghỉ hưu hay thất nghiệp. Số khác đang xem xét mở rộng diện được miễn phí ra cho tất cả mọi người.
>> Vụ tai nạn giao thông lịch sử ở Mỹ: “Tôi chưa từng hối hận”
Năm nay, Luxembourg dự kiến chi ra khoảng 900 triệu Euro cho hệ thống giao thông đại chúng nhưng chỉ thu lại được khoảng 30 triệu Euro tiền bán vé. Khi kế hoạch miễn phí được thực hiện, thì tiền tiết kiệm được từ công tác bán và kiểm soát vé sẽ được dùng để chi trả một phần chi phí cho hệ thống giao thông miễn phí.
Kế hoạch sẽ triển khai vào đầu năm 2020 theo Dany Frank, người phát ngôn của Bộ Giao thông Luxembourg.
HĐGSNN vừa công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư năm…
Ông Vương Đình Huệ có sai phạm trong phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; vi…
Ông Musk và ông Ramaswamy đã cùng chấp bút một bài xã luận đăng trên…
Quân đội Ukraine thông báo trong sáng Thứ Năm Nga đã tiến hành không kích…
Hai nước Việt Nam-Malaysia vừa nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược toàn diện,…
UBND TP.HCM vừa đề xuất dùng ngân sách địa phương để xử lý nợ quá…