Mối hiểm họa đe dọa Trái Đất đang ẩn mình dưới Bắc Băng Dương

Hàng trăm tỉ tấn các-bon hữu cơ và khí metan nằm ẩn sâu bên trong lớp băng vĩnh cữu tại Bắc Băng Dương đang có nguy cơ giải phóng ồ ạt ra ngoài, qua đó đe dọa nghiêm trọng đến khí hậu Trái Đất.

(Ảnh minh họa: Kevin Xu Photography/Shutterstock)

Theo Cơ quan Khảo sát Địa chất Mỹ (USGS), các-bon liên kết trong chất hữu cơ và metan hiện bị mắc kẹt trong lớp băng vĩnh cửu dưới đáy biển. Đây là trầm tích đóng băng được bao phủ bởi 120m nước biển vào cuối Kỷ Băng hà (khoảng 18.000 đến 14.000 năm trước).

Tiến sĩ Sayedeh Sara Sayedi tại Khoa Thực vật và Động vật hoang dã thuộc Đại học Brigham Young ở thành phố Salt Lake (Mỹ) cho biết hầu hết lớp băng vĩnh cửu dưới đáy biển nằm trên thềm lục địa dưới Bắc Băng Dương. Tuy nhiên, lớp trầm tích này nằm sâu dưới mặt nước biển – nơi con người khó có thể tiếp cận. Do vậy, chúng ta chỉ có một chút dữ liệu về lượng các-bon và khí metan bị chôn vùi ở đó cùng tốc độ mà các loại khí này giải phóng ra bầu khí quyển ở trên.

Một số nhà khoa học cho rằng lớp băng này là một “quả bom hẹn giờ”. Nó có thể bất ngờ thải CO2 vào bầu khí quyển và gây thảm họa khí hậu. Tuy nhiên, tiến sĩ Sayedi và các đồng nghiệp đã đưa ra một kịch bản khác: Thay vì giải phóng đột ngột, những chất khí này có thể rỉ ra từ lớp băng vĩnh cửu trong nhiều thế kỷ.

Trong nghiên cứu mới được công bố hôm 22/12 vừa trên tạp chí Environmental Research Letters, các nhà khoa học đã cố gắng thu thập thông tin hoàn chỉnh về lớp băng vĩnh cửu dưới biển bằng cách sử dụng tất cả các dữ liệu hiện có. Ước tính, lớp băng vĩnh cửu hiện chứa khoảng 544 tấn metan và 508 tấn các-bon hữu cơ.

Theo ước tính hàng năm, có khoảng 128 tấn CO2 và 4,8 tấn khí metan thoát ra từ lớp băng vĩnh cửu vào khí quyển. Con số này gần tương đương với lượng khí thải các-bon của Tây Ban Nha. Theo các tác giả, do quá ít dữ liệu nên những ước tính về lượng khí thải này có thể không hoàn toàn chính xác.

Các nhà nghiên cứu cho hay rằng phần lớn lượng phát thải này xuất hiện sau Cực đại Băng hà cuối cùng (Last Glacial Maximum). Các chuyên gia dự đoán, trong 300 năm tới, tỷ lệ phát thải từ lớp băng vĩnh cửu này sẽ tăng lên đáng kể, nếu con người vẫn tiếp tục thải ra lượng các-bon như hiện tại.

Nếu lượng khí thải tăng lên trong suốt thế kỷ 21, lớp băng vĩnh cửu sẽ thải ra lượng khí nhà kính nhiều gấp 4 lần so với năm 2020. Theo ước tính, lượng khí thải sẽ gia tăng trong vài thế kỷ tới, nhưng không đủ để tạo ra “bom metan”.

Tiến sĩ Sayedi cho biết các nhà khoa học có nguy cơ tính toán sai lượng khí nhà kính thải vào bầu khí quyển. Điều đó có thể ảnh hưởng tới mục tiêu giảm phát thải. Ngoài ra, tiến sĩ Sayedi cũng bày tỏ hy vọng rằng, 5 – 10 năm tới, nghiên cứu về lớp băng vĩnh cửu dưới đáy biển có thể cho biết một cách chuẩn xác về lượng các-bon thực sự ở dưới đó và lượng các-bon thải ra ngoài. Các yếu tố khác, như mức độ bao phủ của băng biển, cũng có thể ảnh hưởng đến lượng CO2 rò rỉ vào khí quyển.

Theo Live Science,

Phan Anh

Xem thêm:

Phan Anh

Published by
Phan Anh

Recent Posts

Nhật Bản phát lệnh bắt cậu bé 14 tuổi người Trung Quốc vẽ bậy tại Đền Yasukuni

Cảnh sát Nhật Bản cho biết đã nộp đơn xin lệnh bắt giữ một thiếu…

29 phút ago

ĐBQH: ‘Không nên áp thuế tiêu thụ đặc biệt với điều hòa’

Các đại biểu đồng thuận cho rằng máy điều hòa không phải mặt hàng xa…

36 phút ago

Chém người trong ký túc xá một trường đại học ở Hàng Châu

Tối 20/11 một vụ đâm chém người đã xảy ra tại ký túc xá của…

53 phút ago

Đề xuất tiếp tục giảm 2% thuế giá trị gia tăng trong 6 tháng đầu năm 2025

Bộ Tài chính đang đề nghị xây dựng dự án nghị quyết của Quốc hội…

1 giờ ago

BBC: Chuyên gia cảnh báo chiến tuyến Ukraine có thể sụp đổ

Trước bước tiến vững chắc của quân Nga, BBC chỉ ra trong một bài phân…

2 giờ ago

Hà Nội: 150 bộ hài cốt được phát hiện khi cải tạo hệ thống thoát nước

Gần 150 bộ hài cốt được phát hiện khi công nhân thi công cải tạo…

3 giờ ago