Chính phủ liên bang Hoa Kỳ đã công bố cam kết cung cấp khoản vay đầu tiên trị giá 1,45 tỷ USD cho một nhà máy điện mặt trời silicon tinh thể, hỗ trợ một công ty Hàn Quốc xây dựng một phần quan trọng của chuỗi cung ứng năng lượng mặt trời tại Hoa Kỳ.
Hôm thứ Ba (6/8), Mỹ vừa công bố rằng họ đã đồng ý cung cấp khoản tài trợ lên tới 450 triệu USD cho gã khổng lồ bán dẫn SK Hynix của Hàn Quốc, giúp hãng này xây dựng một nhà máy đóng gói vi mạch tại bang Indiana, Hoa Kỳ.
Hãng tin AP đưa tin, khoản vay do Bộ Năng lượng Hoa Kỳ công bố hôm thứ Năm (8/8) sẽ là nguồn tài trợ chính cho khu phức hợp trị giá 2,2 tỷ USD đang được xây dựng bởi Hanwha QCells, một công ty con của Tập đoàn Hanwha của Hàn Quốc.
Công ty này có kế hoạch sử dụng polysilicon (silicon đa tinh thể) được tinh chế ở bang Washington, để sản xuất thỏi silicon, tấm bán dẫn và pin mặt trời ở thành phố Cartersville, Georgia, phía tây bắc Atlanta.
Văn phòng Chương trình Cho vay của Bộ Năng lượng Hoa Kỳ (DOE) cho biết, nhà máy này sẽ là nhà máy sản xuất thỏi silicon và đĩa bán dẫn lớn nhất từng được xây dựng ở Hoa Kỳ, đồng thời sẽ xây dựng lại một phần quan trọng của chuỗi cung ứng năng lượng mặt trời trong nước, và củng cố vị thế của Hoa Kỳ như một nhà lãnh đạo năng lượng sạch toàn cầu.
Trong hơn một thập kỷ qua, nhà máy này cũng sẽ là cơ sở sản xuất năng lượng mặt trời dựa trên silicon tích hợp đầy đủ đầu tiên được xây dựng tại Hoa Kỳ, giúp giải quyết lỗ hổng trong chuỗi cung ứng sản xuất năng lượng mặt trời trong nước.
Ngoài việc cung cấp các khoản tín dụng thuế bổ sung cho thiết bị năng lượng mặt trời do Hoa Kỳ sản xuất, “Đạo luật Giảm lạm phát” của Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden sẽ cho phép các nhà sản xuất cũng được phép nhận ưu đãi cho mỗi đơn vị polysilicon mà họ tinh chế, cho mỗi tấm bán dẫn, pin mặt trời và mô-đun mà họ sản xuất.
Trong một cuộc phỏng vấn qua điện thoại ngày 7/8, ông Jigar Shah, Giám đốc chương trình cho vay của DOE, nói với AP rằng khoản vay này rất đặc biệt. Vì đây là một trong những nhà máy đầu tiên họ có không chỉ sản xuất mô-đun, mà còn cả pin và tấm bán dẫn. Họ sẽ đưa nhiều chuỗi cung ứng của mình vào Hoa Kỳ hơn.
Vào tháng 4, Qcells bắt đầu lắp ráp các mô-đun tại các khu vực của khu phức hợp, nơi có công suất tấm pin mặt trời hàng năm là 3,3 gigawatt. Cơ sở tại thành phố Cartersville hiện có khoảng 750 người, dự kiến sẽ có 2.000 nhân viên sau khi hoàn thành. Qcells cho biết, phần wafer (đĩa bán dẫn) và pin mặt trời của nhà máy dự kiến sẽ được hoàn thành vào tháng 12.
Các tài liệu của Văn phòng Chương trình Khoản vay của DOE nêu rõ, mặc dù cam kết có điều kiện này thể hiện ý định tài trợ cho dự án của DOE, nhưng DOE và công ty phải đáp ứng một số điều kiện kỹ thuật, pháp lý, môi trường và tài chính trước khi DOE có thể ký kết các tài liệu cấp vốn cuối cùng và cấp vốn cho khoản vay.
Người phát ngôn của công ty Marta Stoepker cho biết, họ tự tin sẽ đáp ứng được những yêu cầu này.
Thượng nghị sĩ Hoa Kỳ Jon Ossoff, đảng viên Đảng Dân chủ bang Georgia, là người ủng hộ chính cho việc chính quyền Biden hỗ trợ các dự án năng lượng sạch ở bang này. Ông cho biết, khoản vay này sẽ tiếp tục phát triển nền kinh tế và củng cố sự độc lập về năng lượng của Hoa Kỳ.
Ngày 25/4 năm nay, Bloomberg trích dẫn một hồ sơ gửi cơ quan quản lý cho biết, nhà sản xuất năng lượng mặt trời lớn nhất Hàn Quốc, Hanwha Qcells, công ty con của Hanwha Solutions, vào ngày 30/6, họ đã đóng cửa vĩnh viễn hoạt động của nhà máy ở thành phố Khởi Đông, tỉnh Giang Tô, Trung Quốc.
Hanwha Qcells cho biết, công ty sẽ tập trung phát triển tại Mỹ và cam kết đầu tư hàng tỷ USD, nhằm thiết lập chuỗi cung ứng tích hợp đầy đủ tại Mỹ.
Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm thứ Năm (21/11) tuyên bố Moskva có quyền tấn…
Tổng thống đắc cử Donald Trump vào tối thứ Năm (21/11) đã công bố rằng…
Việc hiệu trưởng trường THCS Lê Văn Tám (xã Ia Piơr, huyện Chư Prông, tỉnh…
Một tiệm vàng ở huyện Yên Thành (tỉnh Nghệ An) huy động tiền gửi tiết…
Ông Trần Quân (John Chen) bị kết án vì cùng đồng phạm hỗ trợ ĐCSTQ…
Các cuộc biểu tình tại Trung Quốc trong quý 3 năm nay đã tăng 27%…