NASA vừa công bố hơn 1000 bức ảnh mới chụp bề mặt sao Hoả

Từ khi bắt đầu năm 2005, dự án Vệ tinh Thăm dò Sao Hoả (Mars Reconnaissance Orbiter – MRO) đã bay nhiều vòng quanh hành tinh đỏ và chụp lại những bức ảnh đáng giá.

Theo trang Popular Science, MRO gửi ảnh sao Hoả về mỗi tháng, nhưng 1035 bức ảnh gửi về trong tháng này thì quả thật là độc nhất. Dư dả như vậy là vì, cứ mỗi 26 tháng, vị trí của Trái Đất và sao Hoả lại trở nên tối ưu cho việc gửi thông tin, theo giám đốc của Đài quan sát nghiên cứu Hình ảnh Hành tinh, Alred McEwen chia sẻ với trang Popular Science. Ngày 22/5 năm nay, sao Hoả và Mặt Trời ở 2 phía khác nhau của Trái Đất, do đó chúng ta có thể gửi thông tin qua lại không bị cản trở giữa Trái Đất và sao Hoả trong một vài tuần.

Lần này, đường thẳng giữa sao Hoả và Trái Đất trùng với điểm phân của sao Hoả – khi Mặt Trời chiếu thẳng góc với xích đạo, toả ánh sáng từ cực bắc tới cực nam và giúp MRO có được cái nhìn toàn cảnh về hành tinh đỏ. Vào những thời điểm khác trong năm, một trong 2 cực sẽ chìm trong bóng tối hoàn toàn.

Trầm tích và những vân ngang của 1 nhánh sông ở Nirgal Vallis (Ảnh: NASA/JPL/ĐH Arizona)

Các hình ảnh gửi về có thể giúp lên kế hoạch điểm hạ cánh tiếp theo trong tương lai, như mô-đun thử nghiệm ExoMars trong một vài tháng tới, bộ hạ cánh InSight trong 2 năm nữa, và tàu thăm dò ExoMars và NASA năm 2020.

Dưới đây là một số bức ảnh ấn tượng và quan trọng nhất của đợt ảnh lần này. Bạn có thể nhấn vào ảnh để phóng to, và xem toàn bộ ảnh ở đây.

Hố Gale: Tàu thăm dò Curiosity đang ở địa điểm này trong hố Gale, nơi các nhà khoa học đã tìm thấy các mạch khoáng chất của những cái hồ cổ đại đã bốc hơi hết. (ảnh: NASA/JPL/ĐH Arizona)
Oxia Palus: Đây là một ứng cử viên làm nơi hạ cánh cho tàu thăm dò ExoMars, dự án hợp tác giữa Cơ quan Không gian châu u (ESA) và Cơ quan Không gian Liên bang Nga (Roscosmos). (ảnh: NASA/JPL/ĐH Arizona)
Herperia Planum: Hố ở Hesperia Planum, một đồng bằng nham thạch ở cao nguyên phía Nam sao Hoả. (ảnh: NASA/JPL/ĐH Arizona)
Vùng Acidalia: Một bờ dốc gần Acidalia Planitia, nơi đã trở nên nổi tiếng trong bộ phim Người về từ sao Hoả. (ảnh: NASA/JPL/ĐH Arizona)
Olympica Fossae: Nham thạch chảy và tạo thành dòng gần Olympica Fossae, nơi núi lửa có thể từng hoạt động. (ảnh: NASA/JPL/ĐH Arizona)
Noctis Labyrinthus: Đá màu sáng ở Noctis Labyrinthus. “Những đường màu trắng thể hiện một lớp vật chất hiện ra ở chân đồi và vách đá,” theo ông McEwen. “Một ý kiến cho rằng điều này thể hiện một lớp tro núi lửa đã trùm lên khu vực này ở thời điểm nào đó trong quá khứ.” (ảnh: NASA/JPL/ĐH Arizona)

Phong Trần

Published by

Recent Posts

Chuyện danh y thời Tống tích âm đức cải biến mệnh

Trong cuốn sách "Dũng tràng tiểu phẩm" của tác giả Chu Quốc Trinh đời nhà…

6 phút ago

Cuộc sống vốn dĩ là một vòng xoay…

Đâu đó và ngay đây, vẫn có những người với người vẫn tin và thương…

11 phút ago

Bộ Tư pháp Mỹ: Google cần bán Chrome để chấm dứt độc quyền tìm kiếm trực tuyến

Đề xuất của Bộ Tư pháp Mỹ yêu cầu Google phải bán trình duyệt Chrome…

11 phút ago

Đội hình Phalanx huyền thoại chinh phục khắp thế giới

Đội hình Phalanx gắn liền với những cuộc chinh phục của Alexander Đại Đế.

21 phút ago

Maria Zakharova: ‘Cánh NATO cực đoan’ thúc đẩy chiến tranh với Nga

Phát biểu của bà Zakharova vào thứ Năm (21/11) mô tả Estonia và các quốc…

23 phút ago

5 kiểu phụ nữ dù không xinh đẹp xuất chúng vẫn khiến người khác dễ chịu

Xinh đẹp là một loại phúc báo, nhưng nhan sắc là yếu tố bên ngoài…

31 phút ago