Nghiên cứu: Bắp ngô thường và biến đổi gen ‘cơ bản là không tương đồng’

Các nhà nghiên cứu gần đây đã phát hiện rằng một loại bắp ngô biến đổi gen nhằm chịu được thuốc diệt cỏ glyphosate (được cho là có nguy cơ gây ung thư cao) có sự khác biệt đáng kể về phân tử so với loại bắp ngô truyền thống.

(ảnh: Shutterstock)

Phương pháp đánh giá ‘Tương đồng Cơ bản’

Năm 1993, Tổ chức OECD đưa ra một báo cáo có tên “Đánh giá an toàn của thực phẩm có nguồn gốc công nghệ sinh học hiện đại”, trong đó thuật ngữ ‘Tương đồng Cơ bản’ lần đầu được sử dụng để đánh giá thực phẩm biến đổi gen.

Thực chất, thuật ngữ này đã được mượn từ định nghĩa của Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) trong việc đánh giá mức độ Tương đồng của các thiết bị y tế mới trước khi đưa chúng ra thị trường – các thiết bị y tế mới, nếu tương đồng một cách cơ bản với các thiết bị đã có sẵn trên thị trường thì có thể được chấp thuận và lưu hành mà không cần đánh giá gì thêm.

Các công ty thực phẩm biến đổi gen sử dụng phương pháp Tương đồng Cơ bản để đánh giá mức độ an toàn của thực phẩm. Phương pháp này được sử dụng trong các giai đoạn khác nhau của chuỗi sản xuất, từ thu hoạch thô cho đến nguyên liệu hoặc sản phẩm cuối cùng, tùy thuộc vào nguồn gốc và mục đích sử dụng của sản phẩm.

Với mỗi giống thực phẩm biến đổi gen, quá trình đánh giá có thể chia làm 4 bước:

  1. Phân tích Tương đồng cơ bản: Xem xét các gen được đưa ra, các protein mới xuất hiện và các chất chuyển hóa thứ cấp mới (các chất chuyển hóa là các chất trung gian, sản phẩm của quá trình chuyển hóa chỉ giới hạn trong khuôn khổ phân tử)
  1. Phân tích các khác biệt biệt về độc tính và dinh dưỡng: Phân tích sự chuyển đổi gen, khả năng gây dị ứng, đặc điểm suy thoái, mức khả dụng sinh học, độc tính, và mức hấp thụ ước tính.
  1. Đánh giá độc tính và dinh dưỡng: Nếu cần thiết, một quá trình kiểm tra độc tính bổ sung có thể được thực hiện thêm với toàn bộ thực phẩm (quay lại bước 2)
  1. Đánh giá mức độ an toàn cuối cùng của giống thực phẩm biến đổi gen
Thực phẩm biến đổi gen có an toàn hay không vẫn là câu hỏi lớn với thế giới (ảnh: Shutterstock)

Nói tóm lại, phương pháp đánh giá Tương đồng Cơ bản chỉ xem xét giống thực phẩm biến đổi gen mới có tương đồng với giống truyền thống về các chỉ tiêu hóa học hay không, mà hoàn toàn không có bước đánh giá và thử nghiệm tác động trên con người trước khi công bố nó an toàn và đưa ra thị trường.

Nghiên cứu ở cấp độ phân tử mang lại kết quả trái ngược với công bố của hãng ngô biến đổi gen

Các nhà nghiên cứu gần đây đã phát hiện rằng một loại bắp ngô biến đổi gen nhằm chịu được thuốc diệt cỏ glyphosate (được cho là có nguy cơ gây ung thư cao) có sự khác biệt đáng kể về phân tử so với loại bắp ngô truyền thống. Các phát hiện của nhóm nghiên cứu do Tiến sĩ Michael Antoniou tại Đại học Hoàng gia Luân Đôn, Anh đã được công bố trên tạp chí khoa học nổi tiếng Nature.

Nghiên cứu đánh giá bắp ngô biến đổi gen mang số hiệu NK603 có tương đồng với bắp ngô truyền thống ở mức phân tử hay không. Nghiên cứu đã phát hiện ra “có tổng số 117 protein và 91 chất chuyển hóa đã bị thay đổi trong ngô bởi quá trình biến đổi di truyền. Các nhà nghiên cứu kết luận rằng ngô biến đổi gen mang số hiệu NK603 “Không Tương đồng Cơ bản với ngô thông thường”. Nói cách khác, ngô biến đổi gen là không giống với ngô thông thường ở cấp độ phân tử.

Có tổng số 117 protein và 91 chất chuyển hóa đã bị thay đổi trong bắp ngô bởi quá trình biến đổi di truyền

“Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy quá trình biến đổi gen đã tạo ra những khác biệt sâu sắc về thành phần trong NK603, chứng minh rằng loại ngô biến đổi gen này về cơ bản không tương đồng với bắp ngô tự nhiên”, Tiến sĩ Antoniou nói. “Kết quả của chúng tôi kêu gọi cần có một đánh giá toàn diện hơn về sự an toàn của của việc tiêu thụ ngô NK603 trong lâu dài.”

Trong khi đó, Monsato, công ty tạo ra các giống bắp ngô biến đổi gen và thuốc diệt cỏ glyphosate, cho rằng ngô biến đổi gen là tương đồng với ngô tự nhiên. Công ty này tuyên bố trong một bản tóm tắt an toàn của ngô NK603, nói rằng loại ngô này là “có thể so sánh với ngô truyền thống trên góc độ thực phẩm, thức ăn chăn nuôi và an toàn môi trường”.  Monsanto nói trên website của hãng rằng ngô biến đổi gen “đã được kiểm tra nhiều hơn bất cứ loại ngô nào khác – và không có bất cứ bằng chứng đáng tin cậy nào về việc ảnh hưởng đến con người hoặc vật nuôi.”

Tuy vậy, nghiên cứu của Tiến sĩ Antoniou và cộng sự không phải là nghiên cứu đầu tiên lưu ý rằng thực phẩm biến đổi gen là không Tương đồng Cơ bản với các giống cây tự nhiên. Thêm nữa, cũng đã có báo cáo chỉ ra rằng giống ngô NK603 đã tạo ra hiệu ứng ngộ độc cho chuột trong phòng thí nghiệm, đặc biệt là gây tổn thương gan và thận.

>> Cựu chuyên gia từng ủng hộ thực phẩm biến đổi gen: GMO nguy hiểm như thế nào?

Vẫn có nhiều người lo lắng về tính an toàn của các giống bắp ngô biến đổi gen (ảnh qua livebip.com)

Chính sách của các nước và sự phổ biến đáng kinh ngạc của thực phẩm biến đổi gen

Trong khi người tiêu dùng còn rất nghi ngại với thực phẩm biến đổi gen thì chính sách khác nhau tại các nước đã khiến cho chúng trở nên phổ biến đáng kinh ngạc.

Cơ quan quản lý nhà nước sử dụng thông tin từ các công ty như Monsanto để đánh giá mức độ an toàn của bắp ngô biến đổi gen.

>> Tiền tài trợ có bóp méo kết quả của nghiên cứu khoa học?

Cơ quan Quản lý An toàn Thực phẩm châu Âu (European Food Safety Authority  – EFSA) đã kết luận rằng bắp ngô NK603 là “Tương đồng về thành phần với ngô thông thường, ngoại trừ sự xuất hiện của các protein CP4 EP SPS.” Đây là các protein khiến cho ngô biến đổi gen có thể chịu được thuốc diệt cỏ glyphosate.

Hầu hết các giống ngô tại Bắc Mỹ là loại biến đổi gen. Diện tích canh tác của bắp ngô biến đổi gen ở Mỹ trong năm 2016 lên đến 89%, so với 10% vào năm 1997, theo Bộ Nông nghiệp Mỹ. Mặc dù chính phủ Canada không giám sát sản lượng ngô biến đổi gen ở Canada, nhưng tổ chức có tên Mạng lưới Hành động về Công nghệ sinh học Canada (Canadian Biotechnology Action Network – CBAN) ước tính rằng có 80% diện tích trồng ngô ở Canada trong năm 2015 là ngô biến đổi gen. Cả Mỹ và Canada đều không yêu cầu các thực phẩm biến đổi gen phải được công bố trên bao bì sản phẩm.

Ở Việt Nam, khái niệm thực phẩm biến đổi gen vẫn rất xa lạ với đại đa số người tiêu dùng. Nhưng trên thực tế, các loại thực phẩm biến đổi gen này được đưa vào thử nghiệm ở Việt Nam từ năm 2010 với nhiều loại như bông, ngô, đu đủ và một vài loại cây lâm nghiệp.

Bên cạnh đó có rất nhiều thực phẩm cho người và thức ăn gia súc có nguồn gốc biến đổi gen đã được nhập khẩu khá thoải mái vào Việt Nam từ nhiều năm nay.  Tuy nhiên các sản phẩm này trên bao bì đều không công bố rõ chúng là sản phẩm biến đổi gen, dẫn đến việc người tiêu dùng mua chúng về tiêu thụ mà hoàn toàn không hay biết.

Khó có thể biết rằng hộp bắp ngô được nhập từ Mỹ này có phải là sản phẩm biến đổi gen hay không (ảnh: internet)

Thiết nghĩ, Việt Nam hiện nay cần có một chính sách rõ ràng về thiết lập tiêu chuẩn an toàn, định hướng phát triển các giống cây trồng biến đổi gen trong nước, yêu cầu minh bạch nguồn gốc các sản phẩm biến đổi gen khi nhập khẩu và tiêu thụ đồng thời có hướng dẫn người dân trong tiêu dùng các sản phẩm thực phẩm này.

Theo ET, Naturally Savvy
Thiện Tâm tổng hợp

Xem thêm:

Published by

Recent Posts

Có cách nào cải thiện tình trạng quần áo bị xù lông?

Các sợi lông lỏng lẻo trên bề mặt vải có thể dễ dàng được loại…

3 phút ago

Ý định của ông Trump trong việc muốn giải thể Bộ Giáo dục Mỹ

Tổng thống đắc cử Donald Trump trong quá trình tranh cử đã nhiều lần chỉ…

6 phút ago

Cựu Dân biểu Matt Gaetz rút lui khỏi vị trí ứng cử viên tổng chưởng lý

Ông Matt Gaetz hôm thứ Năm (21/11) đã tuyên bố rằng ông sẽ rút lui…

13 phút ago

Ông Trump bán cây đàn guitar có chữ ký với giá hơn 10.000 USD

Có hơn 1.000 cây guitar acoustic và guitar điện không có chữ ký của ông…

32 phút ago

Bệnh tiểu đường gây tổn thương võng mạc như thế nào?

Bệnh tiểu đường có thể gây ra rất nhiều tác hại đối với cơ thể,…

50 phút ago

Hungary sẽ triển khai hệ thống phòng không gần biên giới của Ukraine

Trước tình hình căng thẳng, Hungary đang lên kế hoạch triển khai hệ thống phòng…

2 giờ ago